Mức độ tập trung tín dụng

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 38 - 43)

2.2 Thực trạng về rủi ro cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt

2.2.3 Mức độ tập trung tín dụng

Để đánh giá thực trạng cho vay của một ngân hàng, ta khơng chỉ dựa vào tình hình nợ q hạn mà chúng ta còn dựa vào cả mức độ tập trung tín dụng. Nếu ngân hàng quá tập trung vào một vùng, một lĩnh vực thì sẽ có rủi ro cho vay rất cao. Vì vậy các ngân hàng ln cố gắng phân bổ nguồn vốn của mình một cách hợp lý. Có rất nhiều cách để phân tích mức độ tập trung tín dụng. Trước hết chúng ta cùng xét đến mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh.

SV: Hoàng Thu Thảo 32 Lớp: CQ56/15.07

Bảng 2.6: Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh

Đơn vị: tỷ đồng

TT Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%)

Thương mại 129.42 14.76 133.89 14.9 145.11 12.56

Nông lâm nghiệp 65.6 7.48 78.32 8.71 86.52 7.49

Sản xuất và gia công chế

biến 125.79 14.35 113.46 12.62 164.71 14.26

Xây dựng 76.84 8.76 99.2 11.04 152.59 13.21

Dịch vụ cá nhân và cộng

đồng 213.41 24.34 167.83 18.67 178.73 15.47

Kho bãi GTVT và thông

tin LL 44.51 5.08 67.82 7.54 80.9

7

Giáo dục và đào tạo

12.3 1.4 18.4 2.05 20.22 1.75

Tư vấn và kinh doanh

BĐS 98,64 11.25 139.4 15.51 158.93 13.76 Nhà hàng và khách sạn 50.93 5.81 40.65 4.52 78.9 6.83 Dịch vụ tài chính 0 9.2 1.02 11.7 1.01 Các ngành nghề khác 59.4 6.77 30.7 3.42 76.8 6.65 Tổng 876.84 100% 898.87 100% 1155.11 100%

(Nguồn báo cáo kết quả rủi ro tín dụng)

Nhìn chung trong giai đoạn 2019-2021, theo ngành nghề kinh doanh thì Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam chi nhánh Hồng Mai chủ yếu cho vay thương mại, sản xuất và dịch vụ. Năm 2019, dư nợ cho vay của dịch vụ cá nhân và cộng đồng chiếm gần 1/5 tổng dư nợ. Tuy nhiên đến năm 2020 con số này giảm chỉ còn 18.67% và đến năm 2021 là 15.47%. Điều này có thể là do dịch bệnh Covid-19 kéo dài liên tục, giãn cách xã hội khiến cho các doanh nghiệp không thể mở rộng việc kinh doanh thậm chí là phải thu hẹp quy mơ.

Các ngành như xây dựng và kinh doanh bất động sản biến động nhẹ từ 3-5%. Năm 2020-2021 cũng là một năm sáng của bất động sản khi lãi suất ngân hàng xuống thấp, người dân có xu hướng chuyển sang mua nhà đất thay vì gửi tiết kiệm.

Bên cạnh đó, thương mại và sản xuất gia cơng chế biến cũng khơng có nhiều biến động lớn qua các năm bởi ngân hàng xác định đây là ngành thiết yếu, quan trọng nên cần phân bổ một tỷ trọng nhất định

Năm 2020, một số ngành như nhà hàng khách sạn có giảm lượng vay, chủ yếu là do dịch bệnh, giãn cách xã hội nên hoạt động kinh doanh bị đình trệ, không thể mở rộng quy mô. Đến năm 2021, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, du lịch được mở trở lại nên các ngành bắt đầu có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô nhưng chiếm phần lớn vẫn là ngành thương mại, dịch vụ và sản xuất.

Tóm lại, dù phân bổ vốn của ngân hàng vẫn chưa được đồng đều, vẫn tập trung lớn vào các ngành thương mại, dịch vụ. Tuy nhiên, việc phân bổ như trên là khá hợp lý. Ngành thương mại là một ngành có biến động chu kì kinh doanh thấp, khơng phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, khả năng thu hồi vốn cao nên lượng vay của ngành này lớn hơn một số ngành như: nông lâm nghiệp, xây dựng…

Bên cạnh việc xem xét mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh, việc xét mức độ tập trung tín dụng theo thành phần kinh tế cũng rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng.

SV: Hồng Thu Thảo 34 Lớp: CQ56/15.07

Bảng 2.7: Mức độ tập trung tín dụng theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%)

Cho vay doanh nghiệp

nhà nước 189.76 21.64 224.75 25 287.8 24.92

Cho vay CTCP, CT TNHH, doanh nghiệp tư nhân

367.12 41.87 401.23 44.64 496.27 42.96

Cho vay công ty liên doanh

98.15 11.19 102.6 11.41 152.45 13.2 Cho vay công ty 100%

vốn nước ngoài

75.2 8.58 56.21 6.25 68.37 5.92 Cho vay hợp tác xã 22.11 2.52 19.76 2.2 15.42 1.33 Cho vay cá nhân và

khách hàng khác

124.5 14.2 94.32 10.49 134.8 11.67

Tổng 876.84 100 898.87 100 1155.11 100

(Nguồn báo cáo kết quả rủi ro tín dụng)

Với định hướng là tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bán lẻ, Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam chi nhánh Hồng Mai tập trung chủ yếu vào dư nợ cho vay là các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, các cá nhân và các thành phần khác. Đây là một dấu hiệu tốt, thể hiện ngân hàng quan tâm đến việc mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn một cách dễ dàng. Điều này cũng phù hợp với định hướng của NHNN.

Năm 2019, tỷ lệ cho vay các CTCP, CT TNHH, doanh nghiệp tư nhân chiếm đến 41.87% trong tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ này tăng lên 44.64% sau 1 năm và giảm về 42.96% vào năm 2021. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước trong cả ba năm cũng chiếm xấp xỉ ¼ tổng dư nợ cho vay.

Điều này chứng tỏ ngân hàng đã có những chính sách và duy trì rất tốt trong việc kiểm sốt cơ cấu cho vay.

Bảng 2.8: Mức độ tập trung tín dụng theo tài sản đảm bảo

( Đơn vị tính : tỷ đồng )

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) Nợ có TS bảo đảm 594.49 67.8 631 70.2 861.7 74.6 Nợ khơng có TS bảo đảm 282.35 32.2 267.87 29.8 293.41 25.4 Tỏng dư nợ 876.84 100 898.87 100 1155.11 100

(Nguồn báo cáo kết quả rủi ro tín dụng)

Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Vì vậy, tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo càng thấp thì rủi ro của Ngân hàng càng cao và ngược lại. Năm 2020, tỷ lệ nợ có tài sản bảo đảm của Ngân hàng là 70.2%, tăng 3.4% so với năm 2019. Sang đến năm 2021, tỷ lệ này tăng đến 1,063 lần so với năm 2020, đạt mức 74.6%. Điều này có thể do ngân hàng đang cố gắng thắt chặt quản lý trong khâu cho vay để ứng phó với tình hình nền kinh tế đang rơi vào suy thoái, đảm bảo rủi ro nằm ở trong mức có thể kiểm sốt.

SV: Hồng Thu Thảo 36 Lớp: CQ56/15.07

Bảng 2.9: Mức độ tập trung tín dụng theo nhóm nợ

( Đơn vị tính : tỷ đồng )

Năm Nhóm

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Dư nợ N1 848.61 96.78% 865.702 96.31% 1116.876 96.69% Dư nợ N2 15.59 1.79% 15.728 1.75% 20.684 1.79% Dư nợ N3 3.52 0.4% 5.29 1.94% 5.995 1.52% Dư nợ N4 2.89 0.33% 3.02 0.59% 4.51 0.52% Dư nợ N5 6.13 0.7% 9.13 1.014% 4.51 0.636% Tổng dư nợ 876,84 100% 898,87 100% 1155,11 100%

(Nguồn báo cáo kết quả rủi ro tín dụng)

Theo bảng số liệu trên, có thể thấy tỷ lệ dư nợ nhóm 1 ln đạt cao nhất trong 3 năm. Năm 2019, tỷ lệ nợ nhóm 1 đạt 97.78% tuy nhiên sang năm 2020, tỷ lệ này lại giảm nhẹ 0,47% và tăng lại vào năm 2021. Tỷ lệ dư nợ nhóm 2,3 và 4 cũng biến động nhẹ trong 3 năm nhưng chú ý nhất là tỷ lệ dư nợ nhóm 5 bị tăng vọt vào năm 2020 lên đến mức 1.014%, tăng 44.86% so với năm 2019. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi trong năm 2020, có đến 98,5 nghìn doanh nghiệp bị phá sản, mất khả năng trả nợ nên ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơ cấu nhóm nợ và khả năng thu hồi của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)