Mức độ tập trung tín dụng theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 43)

( Đơn vị tính : tỷ đồng )

Năm Nhóm

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Dư nợ N1 848.61 96.78% 865.702 96.31% 1116.876 96.69% Dư nợ N2 15.59 1.79% 15.728 1.75% 20.684 1.79% Dư nợ N3 3.52 0.4% 5.29 1.94% 5.995 1.52% Dư nợ N4 2.89 0.33% 3.02 0.59% 4.51 0.52% Dư nợ N5 6.13 0.7% 9.13 1.014% 4.51 0.636% Tổng dư nợ 876,84 100% 898,87 100% 1155,11 100%

(Nguồn báo cáo kết quả rủi ro tín dụng)

Theo bảng số liệu trên, có thể thấy tỷ lệ dư nợ nhóm 1 ln đạt cao nhất trong 3 năm. Năm 2019, tỷ lệ nợ nhóm 1 đạt 97.78% tuy nhiên sang năm 2020, tỷ lệ này lại giảm nhẹ 0,47% và tăng lại vào năm 2021. Tỷ lệ dư nợ nhóm 2,3 và 4 cũng biến động nhẹ trong 3 năm nhưng chú ý nhất là tỷ lệ dư nợ nhóm 5 bị tăng vọt vào năm 2020 lên đến mức 1.014%, tăng 44.86% so với năm 2019. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi trong năm 2020, có đến 98,5 nghìn doanh nghiệp bị phá sản, mất khả năng trả nợ nên ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơ cấu nhóm nợ và khả năng thu hồi của ngân hàng.

2. 3 Đánh giá chung về thực trạng rủi ro cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hồng Mai Cơng thương Việt Nam chi nhánh Hồng Mai

2.3.1 Kết quả đạt được trong việc kiểm soát rủi ro cho vay.

Với những số liệu đã phân tích ở trên có thể thấy được trong 3 năm qua, ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam chi nhánh Hồng Mai đã đạt được những kết quả rất tích cực:

Hoạt động cho vay của chi nhánh luôn được liên tục mở rộng qua các năm thể hiện ở dư nợ tín dụng và doanh số cho vay tăng lên trong 3 năm nghiên cứu dù cho đó là những năm gặp khá nhiều trở ngại do dịch bệnh covid kéo dài.

Tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm soát ở mức thấp (< 2%) so với giới hạn khuyến cáo của Ngân hàng nhà nước. Điều này có được là do Ngân hàng có những định hướng điều hành thống nhất, đưa ra các sản phẩm dịch vụ nổi trội và không ngừng nâng cao năng lực tài chính, trích lập dự phịng rủi ro theo hướng thận trọng nhằm chủ động ứng phó với các khó khăn có thể xảy ra trong tương lai.

Việc hạn chế rủi ro cho vay cũng đã được ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hồng Mai quan tâm đúng mực và có nhiều biện pháp tác động tích cực, hiệu quả.

Chi nhánh ln bám sát diễn biến thị trường, có những điều chỉnh phù hợp với xu thế chung.Một mặt áp dụng các công nghệ tiến tiến giúp các giao dịch được thực hiện nhanh chóng, độ an tồn cao một mặt rút gọn các thủ tục đi kèm để giao dịch diễn ra được thuận tiện cho khách hàng, mặt khác vẫn rất chặt chẽ trong các khâu kiểm định để hạn chế tối đa rủi ro cho vay.

Chi nhánh lựa chọn khách hàng theo sự chỉ đạo của Hội sở cũng như diễn biến thực tế trên thị trường để tăng trưởng theo định hướng và trong tầm kiểm soát. Tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng cũ và tìm kiếm các khách hàng mới tiềm năng.

SV: Hoàng Thu Thảo 38 Lớp: CQ56/15.07

phá sản hàng loạt do giãn cách xã hội kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp và làm cho cơng tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng trở nên khó khăn hơn, ngân hàng vẫn có những kết quả rất tích cực. Điều này là nhờ chi nhánh đã có những biện pháp phịng ngừa rủi ro cùng với sự linh hoạt, nỗ lực cố gắng của cán bộ ngân hàng từ khâu thẩm định cho đến giám sát quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi nợ.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân. 2.3.2.1 Một số hạn chế 2.3.2.1 Một số hạn chế

Tuy ngân hàng đã đạt được khá nhiều thành tích trong những năm qua, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Ngân hàng vẫn còn tập trung vào các khách hàng truyền thống là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước mà chưa quan tâm nhiều đến các doanh nghiệp nước ngồi. Tuy đã có đầu tư vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng tỉ lệ này vẫn dừng lại ở con số rất nhỏ và hạn chế. Trong thời buổi hội nhập kinh tế thế giới, xuất hiện rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh cần vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây chính là cơ hội mà ngân hàng cần nắm lấy để mở rộng đối tượng cho vay và từ đó mở rộng thị phần của mình.

Tuy cán bộ tín dụng ln thực hiện đúng quy trình, tuy nhiên vẫn có những khoản vay bị cán bộ tín dụng lơ là, chủ quan chưa theo dõi kĩ lưỡng nên khơng kịp thời phát hiện được rủi ro để có những phương án giải quyết hợp lý.

Xét về quy mơ tín dụng, hoạt động huy động vốn của chi nhánh vẫn tăng trưởng rất tốt, hoạt động cho vay cũng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của hoạt động cho vay vẫn còn thấp so với mức tăng của hoạt động huy động vốn. Điều này cho thấy ngân hàng chưa sử dụng được tối ưu nguồn vốn huy động, có hiện tượng lãng phí vốn, thừa vốn.

vẫn cịn thấp, địi hỏi ngân hàng phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay, tích cực tìm kiếm khách hàng để tránh tình trạng lãng phí vốn

Dù tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của chi nhánh ở mức thấp so với khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước nhưng nếu so sánh với một số chi nhánh khác trong khu vực thì tỷ lệ này vẫn đang ở mức cao hơn.

2.3.2.2 Ngun nhân

Sở dĩ chi nhánh cịn có những tồn tại trên là do 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nhóm nguyên nhân thuộc về chi nhánh Hoàng Mai:

+ Ngân hàng tập trung chủ yếu vào các đối tượng là doanh nghiệp tư nhân, ít nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước nên khi gặp dịch bệnh khó khăn, các doanh nghiệp này rất khó có thể chống chọi trong một thời gian dài và dẫn đến phá sản. Từ đó, doanh nghiệp sẽ mất khả năng trả nợ và ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi vốn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng dần qua các năm.

+ Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng vẫn cịn hạn chế trong việc phân tích các thơng tin xã hội, đánh giá dự án cho vay còn chủ quan dẫn đến nhiều sai lầm trong các quyết định cho vay.

+ Việc theo dõi các dự án, theo dõi việc sử dụng vốn khi giải ngân của các cán bộ tín dụng vẫn cịn chưa được sát sao dẫn đến việc khơng nắm rõ được tình hình tài chính của công ty, không nắm bắt được kịp thời để đưa ra những biện pháp phòng ngừa rủi ro.

- Nhóm nguyên nhân khách quan

+ Từ cuối năm 2019 đến nay, do tình hình dịch bệnh covid kéo dài khiến cho nền kinh tế rơi vào suy thoái, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản khiến cho việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khắn.

+ Sự biến động của thị trường như thay đổi lãi suất, tỷ giá đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay của chi nhánh.

SV: Hoàng Thu Thảo 40 Lớp: CQ56/15.07

+ Chi nhánh được tự do kinh doanh nhưng vẫn phải theo sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Ví dụ như Ngân hàng nhà nước quy định rất rõ về lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên, áp dụng mức lãi suất trần và sàn để kiểm soát việc huy động vốn và cho vay của các NHTM

- Nhóm ngun nhân từ phía khách hàng

+ Tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp không minh bạch, các báo cáo tài chính khơng rõ ràng gây ra khó khăn trong việc thẩm định đánh giá doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp khi vay vốn gửi báo cáo tài chính cho ngân hàng đều có kết quả kinh doanh là lãi tuy nhiên thực chất lại là lỗ.

+ Rủi ro do đạo đức của khách hàng vẫn xảy ra một cách khó lường. Có những trường hợp do khơng thẩm định kỹ dẫn đến tình trạng con nợ đi mượn tài sản đảm bảo để thế chấp gây ra thất thốt khó thu hồi. Hay một số hộ gia đình vay một món tiền nhỏ. Mặc dù khơng có khả năng trả nợ nhưng họ đã tìm cách trả cho chi nhánh khoản tiền nhỏ đó để làm bàn đạp vay số tiền lớn hơn, như vậy là càng việc thu hồi nợ càng khó khăn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong 3 năm gần đây, với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể, vượt qua được khó khăn do dịch bệnh gây ra. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của Ngân hàng luôn nằm ở mức thấp hơn so với khuyến cáo của Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên ,bên cạnh những thành tựu đạt được thì chi nhánh vẫn cịn những vấn đề cần phải có biện pháp giải quyết như:

Một là: Hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng vẫn còn thấp, giao động

từ 50-60% nguồn vốn huy động được. Vì vậy ngân hàng cần phải mở rộng quy mơ tín dụng.

Hai là: vẫn cịn nhiều cán bộ tín dụng lơ là, chủ quan trong việc theo

dõi các khoản vay địi hỏi ngân hàng phải có những chính sách đào tạo và quản lý nhân sự hợp lý.

SV: Hoàng Thu Thảo 42 Lớp: CQ56/15.07

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH

HOÀNG MAI

3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam chi nhánh Hồng Mai chi nhánh Hoàng Mai

3.1.1 Định hướng chung trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Với vị thế là một trong bốn ngân hàng lớn nhất Việt Nam, Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam nói chung và Vietinbank chi nhánh Hồng Mai nói riêng ln khơng ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng trưởng lợi nhuận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Trong ngắn hạn, Ngân hàng luôn cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và phát triển bền vững; tập trung nguồn lực phát triển hoạt đông kinh doanh theo chiều sâu; tăng trưởng bứt phá về hiệu quả thông qua quản trị tốt chất lượng tăng trưởng; tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh doanh và cơ cấu thu nhập; cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tăng thu dịch vụ và thu ngoài lãi, cải thiện cơ cấu thu nhập; quản trị tốt chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí; đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, nâng cao chất lượng tài sản; tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm tăng năng lực tài chính, tăng vốn tự có.

Trong trung và dài hạn, Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai tiếp tục tăng trưởng kinh doanh có chọn lọc, hiệu quả, bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu khách hàng, cơ cấu thu nhập, tiếp tục tự động hố với tiện ích cao, cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, chú trọng dịch vụ thanh tốn ứng dụng nền tảng cơng nghệ hiện đại; nâng cao năng lực tài chính, tăng cường hiệu quả hoạt

động cho ngân hàng và công ty con, công ty liên kết, cải thiện năng suất lao động và quản trị hiệu quả chi phí.

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay

Ngân hàng cần tập trung tạo uy tín, cải thiện chất lượng cho vay để làm sao tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững sau này. Vì thế chi nhánh cần dần điều chỉnh cơ cấu cho vay theo hướng mở rộng cho vay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngồi quốc doanh.

Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần mở rộng địa bàn kinh doanh, đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hoá khách hàng và các danh mục tài sản đảm bảo để giảm bớt rủi ro cho chi nhánh. Chủ động tìm kiếm khách hàng, bám sát các đơn vị có quan hệ tín dụng để chủ động nắm bắt nhu cầu vốn, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Đặc biệt, chi nhánh cần nỗ lực để giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, thường xuyên tổ chức kiểm tra các khoản cho vay đã giải ngân để kịp thời phát hiện xem doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng vốn đúng mục đích hay khơng, từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp.

Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cho vay theo hướng: Nâng cao tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, uy tín, đa dạng hố các gói cho vay.

Chi nhánh cũng nên thường xuyên thanh tra, tăng cường cơng tác kiểm sốt nội bộ, thường xuyên phát hiện ra những sai sót của cán bộ tín dụng để kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa sai sót và khắc phục hậu quả.

3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai

SV: Hồng Thu Thảo 44 Lớp: CQ56/15.07

3.2.1.1 Thực hiện tốt công tác tổ chức nhân lực trong cho vay

Trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam chi nhánh Hồng Mai rất nỗ lực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Nhân viên được tham gia các khố học, chương trình tập huấn, hội thảo do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và cả do chính Ngân hàng đào tạo. Đây là những dấu hiệu tích cực chứng tỏ chi nhánh rất quan tâm đến việc đào tạo nguồn nội lực góp phần nâng cao chất lượng cho vay.

Hiện nay, ở Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai, mỗi cán bộ đều được giao những mức chỉ tiêu riêng và ai cũng phải thực hiện được mọi khâu trong quy trình cấp tín dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần rất chú trọng từ khâu tuyển dụng để tìm ra được những ứng viên sáng giá có đủ năng lực chun mơn và phẩm chất đạo đức.

Trong quá trình làm việc, ban lãnh đạo Ngân hàng cũng rất cân nhắc khi bố trí nhân sự, tìm ra điểm mạnh điểm yếu của từng người để bố trí vị trí sao cho hợp lý. Từ đó, mỗi người đều có thể phát huy được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của bản thân mình. Ngồi ra, Ngân hàng cũng nên đưa ra nhiều các mức thưởng hấp dẫn nhằm khuyến khích tinh thần làm việc, trách nhiệm với nghề, kích thích sự cố gắng phấn đấu trong cơng việc.

3.2.1.2 Tăng cường thu thập thông tin, đánh giá khách hàng và rủi ro khoản vay

Việc thường xuyên thu thập thông tin là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng trong phòng ngừa rủi ro cho vay bởi nó giúp ngân hàng kịp thời phát hiện những sai sót và từ đó đưa ra được những hướng xử lý thích hợp. Ngân hàng cần thực hiện tốt các quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về cơng tác thơng tin tín dụng (CIC) trên cả hai góc độ.

+ Cung cấp đầy đủ kịp thời cho bộ phận CIC của Quốc gia các thơng tin tín dụng về khách hàng có quan hệ tín dụng. Bao gồm cả thông tin về hồ sơ khách hàng mới đặt quan hệ tín dụng, thơng tin trong q trình cấp tín dụng Ngân hàng, thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng theo định kỳ hay đột xuất.

+ Khai thác sử dụng một cách có hiệu quả, thường xuyên dùng nguồn thông tin từ CIC của NHNN để phục vụ cơng tác tín dụng đối với khách hàng

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)