Quản lý căn cứ tính thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện thái thụy (Trang 28 - 32)

1.3. Đối tượng nộp thuế

1.3.5. Quản lý căn cứ tính thuế

Đây được coi là nội dung quan trọng nhất của công tác quản lý thu thuế TNDN. Việc quản lý tốt, xác định chính xác các căn cứ tính thuế như doanh thu, chi phí được trừ, thu nhập khác chịu thuế, các khoản thu nhập được miễn thuế, các trường hợp ưu đãi, miễn, giảm thuế và các mức thuế suất tương ứng có tính quyết định đến việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời của loại thuế này. Theo cơ chế quản lý thuế TNDN hiện nay, các căn cứ tính thuế do doanh nghiệp khai báo, tự xác định số thuế phải nộp. Cơ quan thuế thực hiện việc quản lý căn cứ tính thuế thơng qua việc nắm bắt thông tin về người nộp thuế, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế các hồ sơ khai thuc của các doanh nghiệp, kiểm tra và thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế. Chính vì vậy, cơng tác quản lý căn cứ tính thuế TNDN tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

Một là, nắm bắt thông tin về doanh nghiệp kịp thời, nhanh chóng và chính xác, đảm bảo thường xuyên và liên tục

SV: Giang Thị Huế 22 Lớp: CQ56/02.04

Hai là, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ.

Ba là, thường xuyên đôn dốc, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tốt Luật kế toán.

Bốn là, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp.

1.3.6. Quản lý các trường hợp ưu đãi thuế

Thuế TNDN là sắc thuế thuộc loại thuế trực thu chính vì vậy Luật thuế TNDN đặt ra rất nhiều trường hợp ưu đãi thuế (áp dụng thuế suất ưu đãi, miễn thuế, giảm thuế). Việc ưu đãi thuế TNDN nhằm đạt được một số mục tiêu của Nhà nước trong việc khuyên khích các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn cần khuyên khích đầu tư, các doanh nghiệp mới thành lặp, di chuyển địa điểm theo quy hoạch... Thực tế hiện nay cho thấy, ở các doanh nghiệp, việc xác định trường hợp được ưu đãi, mức độ và thòi hạn ưu đãi là chưa đầy đủ. Nhiều trường hợp doanh nghiệp chưa biết được là mình thuộc diện được ưu đãi thuế TNDN hoặc nếu biết thì cũng không rõ thủ tục đề nghị xét ưu đãi thuế, đồng thời khơng ít các doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi thuế của Luật thuế TNDN để gian lận, trơn tránh nghĩa vụ nộp thuế của mình. Chính vì điểu đó, cơng tác quản lý xét, xử lý các trường hợp ưu đãi thuế TNDN hiện nay cần phải được quan tâm thoả đáng để vừa đảm bảo số thu của NSNN, vừa đảm bảo thực hiện được các chính sách khuyên khích, ưu đài của Nhà nưóc và đảm bảo cơng bằng trong thực hiện nghía vụ nộp thuế của các doanh nghiệp.

Cơ quan thuế cần hướng dẫn rõ ràng, cụ thể các trường hợp được ưu đãi thuế TNDN cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn. Việc hướng dẫn này cần thực hiện ngay cùng vói việc đăng ký thuế của các doanh nghiệp, các buổi phổ biến vãn bản pháp luật thuế cho doanh nghiệp. Điêu này vừa giúp cho các doanh

SV: Giang Thị Huế 23 Lớp: CQ56/02.04

nghiệp nắm được các trường hợp được ưu đãi và các thủ tục, hồ sơ cần thiết đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp đồng thòi kịp thòi phát hiện, xử lý các trường hợp doanh nghiệp lợi dụng chính sách miễn giảm thuế đẽ hưởng lợi bất chính.

Bên cạnh đó, cơ quan thuế cần thực hiện tốt quy trình miễn, giảm thuế TNDN từ khâu tiếp nhận, kiểm tra thủ tục hồ sơ, xác định số thuế được miễn giảm, lập hồ sơ trình xét duyệt số thuế miễn giảm, duyệt số thuế được miền giảm đến xử lý miễn giảm thuế và lưu trừ hồ sơ miễn giảm thuế. Việc thực hiện quy trình này phải đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, đúng đổi tượng, đúng mức độ và thời hạn đồng thời phải nhanh chóng để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp.

1.3.7. Quản lý kê khai, nộp thuế

Công tác quản lý khai thuế, nộp thuế TNDN được đánh giá bằng việc các doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế đầy đủ, đúng hạn vào NSNN, khơng có nợ đọng thuế.

Để quản lý tốt khâu khai thuế, nộp thuế TNDN cùa các doanh nghiệp, cơ quan thuế phải thực hiện đầy đủ và đúng đắn các nội dung, các bước công việc của các quy trình xử lý kê khai và kê tốn thuế, quy trình quản lý nợ thuế và quy trình cương chê nợ thuế đơi vói thuế TNDN. Cụ thể các nội dung công việc như sau:

+ Đối với việc xử lý khai thuế: khi nhận tờ khai thuế TNDN, cơ quan thuế phải xem xét, phân loại tờ khai, yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa những sai sót hoặc u cầu giải trình thêm các chỉ tiêu, đồng thời có thể lựa chọn, xác dịnh các trường hợp nghi vấn để thực hiện đôn đốc, kiểm tra sâu sát thường xuyên hơn, hạn chế các gian lặn, thiếu sót có thể xảy ra trong quá trình khai thuế, nộp thuế. Đối với các trưịng hợp ấn định thuế do khơng nộp tị khai hoặc khơng bổ sung, giải trình, số thuế ấn định phải được xác định theo đúng các căn

SV: Giang Thị Huế 24 Lớp: CQ56/02.04

cứ theo quy định. Hồ sơ khai thuế, thông báo ấn định thuế phải được lưu trữ và được kiểm tra, đơi chiếu thường xun vối q trình nộp thuế, quyết tốn thuế của các doanh nghiệp. Đây là các căn cứ để xem xét các trường hợp nộp chậm, nộp thiếu, dây dưa tiền thuế và căn cứ để xử lý các trường hợp nói trên.

+ Đối với việc theo dõi, kế toán số thuế đã nộp của doanh nghiệp: cơ quan thuế cần phôi hợp với các cơ quan như Kho bạc nhà nước, Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để theo dõi quá trình nộp thuế của doanh nghiệp. Việc quản lý, xử lý chứng từ nộp thuế của cơ quan thuế cần phải thực hiện cụ thể, chi tiết, phát hiện các trưòng hợp nộp chậm, dây dưa tiền thuế để có biện pháp đơn đốc, xử lý thích hợp.

+ Đối với việc xử lý nợ đọng thuế: cơ quan thuế phải theo dõi và nắm bắt được tình trạng nợ đọng thuế của các doanh nghiệp. Các khoản nợ thuế của doanh nghiệp được phán loại theo các tiêu thức quy định và quá trình quản lý nợ phải thực hiện các biện pháp như đôn đốc, nhắc nhở qua điện thoại, qua thông báo, phạt nộp chậm nhằm đảm bảo số tiền thuế được nộp về NSNN kịp thời nhất. Đối với các trường hợp phải cưỡng chế nợ thuế, cơ quan thuế cần phân loại, xác định các biện pháp cưỡng chê đúng tuần tự đúng quy định

SV: Giang Thị Huế 25 Lớp: CQ56/02.04

2. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện thái thụy (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)