Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện thái thụy (Trang 59 - 60)

3.2. Đề xuất các giải pháp

3.2.4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Quản lý nợ thuế TNDN là công tác quan trọng để CQT xác định được tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy, qua đây sẽ thúc đẩy NNT thực hiện nghĩa vụ thuế chống thất thu thuế TNDN. Công tác cưỡng chế thuế là công tác cuối cùng nhưng rất quan trọng, nó thể hiện tính chất bắt buộc phải tuân thủ pháp Luật thuế bởi quyền lực của Nhà nước. Để quản lý nợ thuế TNDN trên địa bàn một cách hiệu quả, chi cục thuế huyện Thái Thụy cần thực hiện đồng thời các giải pháp:

Thứ nhất, tuyên truyền sâu rộng Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, giải thích để người nộp thuế hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nộp thuế vào NSNN đúng theo quy định, tổ chức đối thoại thường xuyên đối với NNT theo quy chế đã ban hành, tuyên dương kịp thời thành tích của các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế.

Thứ hai, tham mưu UBND huyện chỉ đạo chính quyền, cấp ủy các cấp, các ban ngành phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế, chống thất thu ngân sách, đôn đốc thu nợ thuế và đặc biệt là đôn đốc thu thuế. Tăng cường phối hợp giữa CCT huyện Thái Thụy với các phịng chức năng thuộc Cơng an huyện, Cơng an tỉnh…nhằm đấu tranh chống các hành vi tiêu cực không nộp đủ tiền thuế, tiền phạt đối với các DN còn nợ thuế để thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước. Hay phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc cấp mới giấy phép Đăng ký kinh doanh đối với các thành viên trong danh sách sáng lập viên và các cá nhân còn nợ thuế. Đồng thời, kết hợp với các Ngân hàng thương mại; tổ chức tín dụng để cơng tác quản lý đạt hiệu quả cao hơn…

SV: Giang Thị Huế 53 Lớp: CQ56/02.04

Thứ ba, hàng tháng, quý phải tập trung nhân lực đơn đốc, kiểm tra, kiểm sốt tình hình kê khai thuế, đảm bảo nắm chắc số DN đã nộp tờ khai, số DN chưa nộp tờ khai, số thuế DN đã kê khai để đôn đốc thu nộp (nhằm nắm chắc nguồn thu trong tháng, quý), phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, không kịp thời số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý (xử lý 100% các trường hợp vi phạm).

Thứ tư, nâng cao chất lượng cơng tác đánh giá, dự báo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT để có các biện pháp cơng tác phù hợp với từng thời kỳ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế; thực hiện thu ngân sách kịp thời, đầy đủ số phát sinh, hạn chế thấp nhất nợ đọng thuế, đảm bảo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách.

Thứ năm, chú trọng công tác quản lý nợ thuế theo Luật định, làm đủ các quy trình: phân loại nợ, phân tích, đánh giá rõ thực chất tình hình nợ; điều chỉnh ngay số nợ sai sót do nhầm mục, tiểu mục; Triển khai đồng bộ các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ đọng thuế; Tăng cường cưỡng chế nợ thuế, phối hợp với các cơ quan chức năng cưỡng chế nợ thuế theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật phối hợp với các cơ quan báo đài đưa tin lên các phương tiện thông tin đại chúng những tổ chức, cá nhân cố tình dây dưa nợ thuế, nợ thuế lớn, thời gian nợ thuế kéo dài.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện thái thụy (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)