Tình hình hoạt động tín dụng của SHB Nghệ An

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 27 - 29)

Đvt: Tỷ đồng

STT Tên PGD 2012 2013 2014

Chênh lệch 2013

so với 2012 Chênh lệch 2014so với 2013 Số tiền % Số tiền % 1 VP Chi nhánh 284 326 382 42 14,78 56 17,17 2 Thái Phiên 49 56 67 7 14,28 11 19,64 3 Hồ Tùng Mậu 18 26 54 8 44,44 18 69,23 4 Diễn Châu 98 121 153 23 23,46 32 26,44 5 Thái Hòa 44 55 78 11 25 23 41,81 6 Quán Bàu 47 61 83 14 29,78 22 36,06 7 Quỳnh Lưu 52 75 110 23 44,23 35 46,66 8 Đô Lương 53 61 84 8 15,09 23 37,7 9 Nghi Lộc 17 26 43 9 52,94 17 65,38 Toàn Chi nhánh 662 807 1097 145 21,90 290 35,94

Nguồn: : Báo cáo kết quả hoạt động của Chỉ nhảnh SHB Nghệ An

Hoạt động tín dụng qua 3 năm ta thấy: năm 2014 so với năm 2013 tăng 290 tỷ tương đương tăng 35,94% .Năm 2013 so với năm 2012 tăng 145 tỷ đồng tăng 21,90%.Tuy hoạt động tín dụng tăng qua 3 năm, nhưng hoạt động tín dụng năm 2014 chỉ đạt 76,2% kế hoạch năm 2014, (chỉ tiêu là 1439 tỷ đồng), chiếm 1% thị

phần trong địa bàn tỉnh. Kết quả trên phản ánh nhiều vấn đề mà SHB Nghệ An cần phải chú ý và khắc phục.

Lãi suất cho vay còn cao so với các ngân hàng cổ phần và NHTM Nhà nước trên địa bàn là nguyên nhân chủ yếu hạn chế số khách hàng vay, ngoài ra một số cán bộ tín dụng vẫn cịn đang q thụ động, chưa thực sự chủ động tìm kiếm khách hàng để thu hút và đầu tư cho vay. Việc điều chỉnh lãi suất cho vay có lúc chưa kịp thời, chưa triệt để thu phí trả nợ trước hạn của CBTD cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Cơ cấu khách hàng chưa thực sự ổn định và bền vững, chưa đi theo chính sách bán lẻ của Hội sở định hướng và chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của các đối tác, bạn hàng của SHB.

Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa được tuân thủ đầy đủ và thực hiện nghiêm túc nên phát sinh nhiều món vay là nợ quá hạn, nợ xấu. Đồng thời, chất lượng công tác thẩm định chưa cao, hồ sơ cho vay thể hiện qua công tác thanh tra của NHNN, Kiểm tra Kiểm soát nội bộ phản ánh chất lượng kém, thiếu nhiều giấy tờ theo quy định. Nợ quá hạn và đặc biệt nợ xấu xử lý thu hồi chậm, còn thiếu các biện pháp thu hồi. Bên cạnh đó, việc chỉnh sửa các sai sót sau thanh tra kiểm tra thực hiện cịn chậm, chưa triệt để và thiếu trách nhiệm của CBTD cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ q hạn có xu hướng tăng cao trong thời gian tới và khó đưa ra về tỷ lệ an tồn cho phép nếu thiếu các biện pháp xử lý hữu hiệu.

Nợ quá hạn và nợ xấu của các đơn vị kinh doanh làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả lợi nhuận của Chi nhánh do “cộng hưởng kép”: thứ nhất là dư nợ khơng thu được lãi, thứ hai là phải trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

Chi nhánh chưa chú trọng phát triển đa dạng các sản phẩm bán lẻ, hầu như vẫn chỉ tập trung vài một sản phẩm truyền thống, dư nợ lớn như cho vay mua nhà, cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, vẫn có những đơn vị kinh doanh có chất lượng tín dụng tốt là PGD Quỳnh Lưu, PGD Đô Lương, PGD Hồ Tùng Mậu, PGD Thái Hịa…

c. Phân tích tình hình dư nợ

Tổng dư nợ cho vay lũy kế đến tháng 12 năm 2014 đạt 1097 tỷ đồng, đạt 76,2% kế hoạch dư nợ cả năm 2014. Tính đến 31/12/2014, tồn Chi nhánh có 1764 khách hàng có quan hệ tín dụng trong đó 350 khách hàng tổ chức và 1414 khách hàng cá nhân.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 27 - 29)