Tăng cường các kênh thông tin phục vụ công tác thẩm định

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 66)

Tăng cường khai thác và sử dụng các thơng tin sẵn có của Trung tâm Thơng tin Tín dụng NHNN (CIC), Cục thuế, Nhà đất, Trung tâm thông tin thương mại Vinanet, thơng tin báo chí…Kết quả tra cứu thơng tin qua các phương tiện này phải được nêu ra trong báo cáo thẩm định. Các kênh thơng tin chính như sau:

- Thơng tin từ Trung tâm Thơng tin Tín dụng (CIC) của NHNN

Hiện nay, các loại thông tin mà CIC hỗ trợ cung cấp gồm: thơng tin tổng hợp về khách hàng có dư nợ lớn (vượt 5% vốn tự có của TCTD), thông tin tổng hợp dư nợ từng ngân hàng, thơng tin tài chính khách hàng vay, hồ sơ kinh tế khách hàng vay, tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng, thơng tin về phân tích xếp loại tín dụng doanh nghiệp, thông tin cảnh báo sớm, bản tin CIC.

Tại SHB, những thơng tin mà CIC cung cấp chỉ mang tính tham khảo chứ khơng phải là yếu tố quyết định. Bởi ngồi thơng tin tín dụng cịn có những thơng tin bổ trợ khác.

- Khối công nghệ thông tin của SHB

Việc đưa vào sử dụng hệ thống công nghệ thông tin nội bộ cho phép truy vấn thơng tin đối với những khách hàng đã có quan hệ vay vốn như: lịch sử vay, trả nợ vay, tính đúng hạn, giá trị khoản vay. Tuy nhiên, những thơng tin nội bộ này vẫn cịn nhiều hạn chế do chủ yếu là cung cấp các thông tin trong quá khứ, không phản ánh được các xu hướng trong hiện tại và tương lai về ngành nghề của khách hàng, giá cả thay đổi, về xu hướng cung cầu của thị trường trong nước và quốc tế… . Chủ yếu là các chuyên viên khách hàng phải tự ghi nhận lại những nhận xét về khách hàng cho những lần vay kế tiếp.

Từ tình hình thực tế trên, để tăng cường thêm thông tin phục vụ công tác thẩm định hồ sơ khách hàng, đề nghị sử dụng thêm nhiều kênh thông tin khác từ báo chí và các website của các Bộ, Hiệp hội ngành nghề, các Trung tâm thông tin khác như: Trung tâm thông tin thương mại, Hiệp hội tiêu, điều, cà phê, cao su…để có được

những thơng tin mang tính định hướng, phản ánh xu hướng thị trường trong tương lai.

- Sử dụng kênh thơng tin trên báo chí, các website của bộ ngành trong quá trình thẩm định khách hàng vay vốn.

Báo chí kinh tế đã quán triệt được tư tương đổi mới, phản ánh nhanh và kịp thời các vấn đề kinh tế đặt ra trong sự phong phú và đa dạng của đời sống kinh tế - xã hội, truyền thông điện tử với những tính năng ưu việt như: tính thời sự cập nhật, sự tương tác đa chiều, dung lượng thông tin gần như không hạn chế đã kịp thời phản ánh những sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, báo chí kinh tế cịn có những bài chứa đựng nhiều thơng tin có tính chất dự báo, phân tích và đánh giá sâu sắc. Khơng chỉ phản ánh sự kiện, vấn đề, nhiều tác phẩm báo chí cịn thể hiện được chiều sâu sự kiện, cung cấp những cách nhìn đa chiều về những vấn đề, về những đối tượng vay vốn. Qua đối chiếu giữa thơng tin tín dụng và thực tế khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng, cịn nhiều trường hợp khách hàng có quan hệ với nhiều TCTD hoặc đã có nợ tại một TCTD nào đó nhưng hệ thống thơng tin tín dụng chưa phản ánh đầy đủ. Điều này còn xảy ra quá nhiều tại các TCTD, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Nhưng ở đây, lỗi khơng hồn tồn thuộc về Trung tâm thơng tin tín dụng mà các TCTD cũng có một phần là chưa báo cáo đầy đủ về khách hàng, còn xảy ra tình trạng che giấu bới thơng tin.

Qua thu thập từ việc đi thực tế tại cơ sở của CBTD thì việc thu thập, hệ thống hóa và sử dụng những thơng tin trên báo chí một cách hiệu quả là hết sức có ích đối với cơng tác thẩm định. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc thu thập và sử dụng thơng tin trên báo chí phục vụ công tác thẩm định khách hàng vay vốn:

- Quán triệt đến tất cả cán bộ để mọi người nhận thấy được vai trị, tác dụng của những thơng tin trên báo chí liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và khách hàng nói riêng.

- Việc thu nhập, xử lý nguồn thơng tin từ báo chí phải được thực hiện thường xuyên và có sự sàng lọc kỹ càng.

- Xây dựng hệ thống thơng tin thu nhập được trên báo chí đảm bảo tính đồng nhất về nội dung thơng tin; nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng thơng tin trên báo chí của CBTD; hồn thiện kỹ năng sử dụng thơng tin trên báo chí trong thẩm định khách hàng tại cơ sở.

- CBTD phải khơng ngừng hồn thiện kỹ năng sử dụng hệ thống thơng tin trên báo chí phục vụ tốt công tác, nhằm rút ngắn thời gian, hỗ trợ tốt trong thẩm định khách hàng.

- Thiết lập mối quan hệ với một số cơ quan thơng tấn báo chí nhằm nắm bắt thêm những thơng tin có liên quan đến cơng tác tín dụng.

- Ứng dụng khoa học cơng nghệ hiện đại trong cập nhật thơng tin từ nhiều ấn phẩm báo chí trong nước và báo chí nước ngồi.

- Ngồi ra hệ thống thơng tin quan trọng gồm các văn bản quy phạm pháp luật mới nhưng Ngành chưa có hướng dẫn trong khi các phương tiện thơng tin đại chúng và báo chí đã đăng tải, hay có những ý kiến xoay quanh nó, CBTD cần quan tâm, nghiên cứu trước. Đây là những cơ sở pháp lý để những người làm cơng tác tín dụng sử dụng phục vụ cho việc thẩm định khách hàng vay vốn.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 nêu lên định hướng hoạt động của SHB Chi nhánh Nghệ An trong những năm tới được cụ thể hóa bằng mục tiêu chiến lược và định hướng xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng. Tất cả các cán bộ trong ngân hàng nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, phấn đấu thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao. Quan trọng nhất, Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp giải quyết những hạn chế tồn tại ở Chi nhánh nhằm tăng cường cơng tác quản lý rủi ro tín dụng : hồn thiện chức năng phịng quản lý rủi ro; nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng; hồn thiện các cơng cụ, biện pháp kỹ thuật kiểm sốt rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, nhằm tăng cường hơn nữa chất lượng quản lý rủi ro tín dụng, SHB Nghệ An nên nâng cao việc nhận dạng và quản trị rủi ro trong các sản phẩm và hoạt động ngân hàng; tăng cường các kênh thông tin phục vụ cơng tác thẩm định.

Tóm lại, với những giải pháp ở Chương 3 đề cập, nếu SHB Nghệ An nhận biết và quyết tâm thực hiện sẽ đảm bảo sẽ nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

1.1. Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra

Trong thời gian thực tập tại SHB Nghệ An và qua nghiên cứu tài liệu, tơi đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp. Về cơ bản, bài khóa luận đã đạt được những kết quả sau:

- Hiểu được mơ hình quản lý rủi ro tín dụng, sơ đồ và quy trình quản lý rủi ro tín dụng: Sơ đồ quản lý rủi ro tín dụng tại Hội sở và tại chi nhánh; quy trình quản lý rủi ro tín dụng theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó, cũng đã nghiên cứu và làm rõ một số nội dung quan trọng trong quản lý rủi ro tại SHB Nghệ An: nhận dạng rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, biện pháp quản lý và kiểm sốt giảm thiểu rủi ro tín dụng.

- Đã cơ bản nêu ra được một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tín dụng. Đó là tỷ trọng các nhóm nợ, tỷ trọng nợ xấu và nợ quá hạn; tốc độ tăng trưởng tín dụng; dư nợ tín dụng/tổng tài sản; khả năng bù đắp rủi ro; tỷ trọng dư nợ phân theo thành phần kinh tế, ngành nghề kinh tế và dư nợ cho vay 20 khách hàng lớn nhất.

- Qua việc phân tích thực trạng, chỉ ra những vấn đề cơ bản của công tác quản lý rủi ro tín dụng tại SHB Nghệ An, trên cơ sở tổng hợp những kiến thức về mặt lý luận và những kiến thức thực tế trong thời gian thực tập, đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

1.2. Một số hạn chế của đề tài

Bên cạnh những kết quả đạt được, với vốn kiến thức lẫn kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian thực tập và nghiên cứu ngắn, bài khóa luận cũng khơng tránh khỏi một số hạn chế

- Quy trình quản lý rủi ro tín dụng rất phức tạp và rất nhiều giai đoạn. Với thời gian thực tập ngắn, trình độ cịn hạn chế nên chưa thể đi hết các vấn đề, chưa hiểu sâu tất cả vấn đề của quy trình quản lý. Bài khóa luận cịn một số điểm sơ sài.

- Nhiều đánh giá, nhận định trong bài dựa trên thực trạng tại Chi nhánh. Tuy nhiên, do thời gian tiếp xúc, sâu sát với thực tế chưa nhiều, kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên những đánh giá, nhận định đó cịn mang tính chủ quan và có thể chưa thực sự chính xác.

- SHB Chi nhánh Nghệ An mới thành lập, bên cạnh đó các PGD thuộc chi nhánh cũng mới đi vào hoạt động nên số liệu chưa nhiều, chưa phản ánh được nhiều về nội dung của quản lý rủi ro. Mặt khác, một số báo cáo mà Chi nhánh cung cấp có thể chưa thật chính xác, khách quan nên ảnh hưởng đến chất lượng phân tích của bài khóa luận.

- Do thời gian thực tập quá ngắn nên khơng có điều kiện để nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề liên quan của các ngân hàng khác nhằm đưa ra so sánh và có cái nhìn khách quan hơn. Mặt khác, do hạn chế của bản thân nên chưa đưa ra những mơ hình quản lý rủi ro mà các ngân hàng hiện đại trên thế giới áp dụng để từ đó điều chỉnh và kiến nghị áp dụng tại Chi nhánh.

1.3. Đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng hiện là vấn đề đang được bàn tán bởi lĩnh vực này đang rất cần cho các ngân hàng, tính thực tiễn rất cao. Những kết quả trong nghiên cứu có thể đưa ra những cái nhìn mới, hướng đi mới để giúp ngân hàng nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng. Nếu được tiếp tục thực hiện đề tài này với quy mô và phạm vi rộng hơn, tôi xin đề xuất một số hướng nghiên cứu sau:

- Đi sâu vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng, chẳng hạn: (i) Đánh giá khách hàng, khách hàng cá nhân với mơ hình CAMPARI, khách hàng doanh nghiệp với mơ hình PESTEL và mơ hình 5 lực lượng của Michael Porter; (ii) Biện pháp đảm bảo tín dụng với các chốt kiểm sốt rủi ro và cam kết ràng buộc; (iii) Quy trình lập dự phịng.

- Mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với cả hệ thống ngân hàng SHB, từ Hội sở đến chi nhánh, PGD. Từ đó để có cái nhìn tồn diện và khách quan, các nhận định và đánh giá cũng chính xác hơn so với chỉ tìm hiểu ở SHB Chi nhánh Nghệ An. Bên

cạnh đó, cũng mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với tất cả các NHTM khác trên địa bàn, nhằm có cơ sở đánh giá chất lượng và năng lực quản lý rủi ro tín dụng của SHB Nghệ An chính xác hơn. Mặt khác, đó cũng là một tài liệu tham khảo rất tốt để SHB Nghệ An nghiên cứu và điều chỉnh nhằm quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn.

- Nghiên cứu thơng lệ tốt nhất về quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng đa quốc gia để xây dựng chiến lược sắp tới cho ngân hàng.

Em xin chân thành cảm ơn đến TS. Nghiêm Văn Bảy, với sự tận tình hướng dẫn của thầy và toàn thể cán bộ nhân viên tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội Chi nhánh Nghệ AN đã hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Vì thời gian thực tập có hạn, cùng với vốn kiến thức cịn hạn chế nên bài viết của em cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cơ và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại : PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi – Trường Học viện Tài Chính.

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SHB Nghệ An năm 2012,2013,2014.

3. Báo cáo và tạp chí về tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính năm 2012,2013,2014..

4. Sổ tay tín dụng SHB.

5. Giáo trình lý thuyết tiền tệ - Học viện Tài chính.

6.Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/12/2005 của Thống đốc ngân hàng Nhà Nước.

Nhâ ̣n xét quá trình thực tâ ̣p tốt nghiê ̣p của Sinh viên: Nguyễn Văn Từ

Khóa: CQ49 Lớp: 15.02

Đề tài: “Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Nghệ An”.

Nô ̣i dung nhâ ̣n xét:

1. Về tinh thần thái đô ̣ thực tâ ̣p của sinh viên

..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

2. Về chất lượng và nô ̣i dung của chuyên đề

..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Điểm: - Bằng số:

- Bằng chữ:

Hà Nô ̣i, ngày…… tháng…… năm 2015

Người nhâ ̣n xét

Nhâ ̣n xét quá trình thực tâ ̣p tốt nghiê ̣p của Sinh viên: Nguyễn Văn Từ

Khóa: CQ49 Lớp: 15.02

Đề tài: “Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Nghệ An”.

Nô ̣i dung nhâ ̣n xét:

..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Điểm: - Bằng số: - Bằng chữ:

Hà Nô ̣i, ngày…… tháng…… năm 2015

Người nhâ ̣n xét

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 66)