Quản lý đăng ký và cấp MST

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế khu vực văn giang khoái châu (Trang 39 - 44)

2.2. Thực trạng quản lý thuế TNDN đối với với DN NQD tại chi cục

2.2.1. Quản lý đăng ký và cấp MST

Quản lý đăng ký thuế thực hiện theo Quyết định số 329/QĐ-TCT ngày 27/03/2014 của TCT. Thông qua việc nắm vững các chỉ tiêu ban đầu trong đăng ký thuế, ĐKKD và những thay đổi của DN về địa chỉ, ngành nghề, quy mô kinh doanh, các sắc thuế mà DN phải nộp…CQT sẽ thống kê, nắm bắt cụ thể các đơn vị hoạt động kinh doanh về mặt số lượng, quy mơ, ngành nghề kinh doanh, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, trụ sở của doanh nghiệp; giảm bớt thời gian, thủ tục, cũng như khối lượng cơng việc cần hồn thiện đối với cả hai phía NNT và cơ quan quản lý. Đồng thời, đảm bảo NSNN thu đúng, thu đủ, thu kịp thời.

Trong những năm qua, Chi cục thuế khu vực Văn Giang- Khoái Châu đã thực hiện khá tốt công tác quản lý NNT đối với DN NQD. Ban lãnh đạo Chi cục, đặc biệt hai đội kiểm tra thuế luôn phối hợp chặt chẽ với cơ quan đăng ký kinh doanh trong việc quản lý doanh nghiệp trên địa bàn. Căn cứ vào số doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh, MST để đối chiếu, cập nhật kịp thời DN mới thành lập, giải thể, tách nhập… nhằm quản lý NNT ở mức cao nhất. Cán bộ quản lý thuế căn cứ vào tình trạng hoạt động của từng doanh nghiệp để theo dõi quản lý.

+ Đối với doanh nghiệp đang hoạt động: cán bộ quản lý thuế theo dõi tình hình hoạt động của DN, tình hình kê khai thuế của DN, số thuế DN nộp vào NSNN.

Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Trường hợp có cơng văn xin nghỉ, cán bộ quản lý thuế kiểm tra xem số ngày tháng của công văn xin ngừng hoạt động ra thơng báo số hóa đơn khơng có giá trị sử dụng.

Còn trường hợp doanh nghiệp nghỉ kinh doanh nhưng khơng có cơng văn gửi đến CQT, cán bộ thuế gửi giấy mời DN đến kê khai và xử phạt vi phạm hành chính, số lần gửi giấy mời tối đa là 3 lần, mỗi lần cách nhau không quá 10 ngày, sau 3 lần DN không đến kê khai thì cán bộ thuế kết hợp với Chính quyền địa phương lập biên bản xác minh địa điểm, tình trạng doanh nghiệp có trên địa bàn hay khơng để đóng MST. Đối với doanh nghiệp bỏ trốn là doanh nghiệp có trụ sở rõ ràng nhưng mời 3 lần không lên làm việc và CQT xác nhận là doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký, người đại diện hợp pháp và sáng lập viên của doanh nghiệp khơng cịn ở nơi cư trú; CQT lập biên bản doanh nghiệp không cịn tồn tại để đóng MST. Đối với doanh nghiệp phá sản thì căn cứ vào quyết định của tịa án làm biên bản đóng MST của doanh nghiệp.

Theo báo cáo tổng kết của 2 huyện Khối Châu và Văn Giang, tính đến ngày 31/12/2019, đã cấp mới MST cho 142 doanh nghiệp; số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản là 144 doanh nghiệp; số lượng doanh nghiệp hiện đang hoạt động là 1.341 doanh nghiệp.

Tính đến ngày 31/12/2020, đã cấp mới MST cho 192 doanh nghiệp; số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản là 171 doanh nghiệp; số lượng doanh nghiệp hiện đang hoạt động là 1.503 doanh nghiệp.

Tính đến ngày 31/12/2021, đã cấp mới MST cho 286 NTT; số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản là 159 doanh nghiệp; số lượng doanh nghiệp hiện đang hoạt động là 1.454 doanh nghiệp.

Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Bảng 2.3. Số lượng doanh nghiệp NQD phân theo trạng thái hoạt động tại chi cục thuế khu vực Văn Giang- Khoái Châu giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Trạng thái hoạt động

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Đang hoạt động 1.341 90,30 1.503 89,76 1.454 90,16 Tạm nghỉ KD 45 3,03 58 3,49 32 2,01 Ngừng hoạt động 59 3,97 65 3,86 77 4,75 Giải thể, phá sản 40 2,70 48 2,89 50 3,08 Tổng 1.485 100 1.674 100 1.613 100

Nguồn: Báo cáo doanh nghiệp đang hoạt động và quản lý các năm 2019-2021

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Khu vực doanh nghiệp NQD giai đoạn 2019-2021 có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể:

Số lượng DN đang hoạt động năm 2020 tăng so với năm 2019, tăng 162 DN, số lượng DN tạm nghỉ KD năm 2020 tăng so với 2019 là 13 DN, DN ngừng hoạt động tăng 6 DN, doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng 8 DN. Nguyên nhân là do kinh tế khó khăn, việc tiếp cận các chính sách phát triển, các yếu tố đầu tư kinh doanh như: Mặt bằng sản xuất, kinh doanh, vốn vay từ các tổ chức tín dụng vẫn cịn hạn chế…

Số lượng DN đang hoạt động năm 2021 so với năm 2020 giảm 61 DN. Số lượng DN tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn năm 2021 so với năm 2020 giảm 19 DN tướng ứng giảm 1,48%. Số lượng DN giải thể phá sản tăng 1 DN tương ứng tăng 0,19%; số lượng DN ngừng hoạt động tăng 13 DN tương ứng tăng 0,89% . Nguyên nhân của tình trạng này một phần do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, những DN mới thành lập cịn non trẻ khơng đủ khả năng cạnh tranh. Những DN đã thành lập lâu cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ khi phải đối mặt với thách thức về cả

Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

cung và cầu trên thị trường, áp lực về tài chính để duy trì hoạt động SXKD. Để có thể tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thì buộc các doanh nghiệp phải tự mình thích ứng với những thay đổi của thị trường, song đây không phải là điều dễ dàng, vì thế mà rất nhiều cơng ty lâm vào tình trạng phá sản, giải thể, ngừng hoạt động, gây ảnh hưởng lớn đến số thu NSNN, đặc biệt cịn kéo theo con số nợ khó thu cao.

Trong công tác quản lý NNT của Chi cục thuế khu vực Văn Giang- Khoái Châu vẫn còn những vấn đề tồn tại cần khắc phục để tránh bỏ sót NNT, làm thất thốt nguồn thu. Cụ thể:

+ Chi cục Thuế chưa kiểm soát hết được số DN ngừng hoạt động, chuyển địa điểm kinh doanh, chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, thay đổi tài khoản Ngân hàng, hay thay đổi một số nội dung trong đăng ký kinh doanh.

+ Thủ tục hành chính cịn rườm rà, kéo dài. Vì thế làm cho nhiều DN lựa chọn bỏ qua các bước dẫn đến vi phạm pháp luật thuế.

Thực trạng trên bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, số lượng DN NQD đông đảo, lĩnh vực và địa bàn hoạt động rộng lớn. Công tác phối kết hợp giữa CQT và cơ quan ĐKKD chưa chặt chẽ cho nên dẫn đến việc chưa nắm bắt kịp thời số DN thành lập để đôn đốc đăng ký kê khai thuế. Do đó khó có thể quản lý được việc chuyển ngành nghề kinh doanh, địa điểm, DN mới thành lập của tất cả các DN một cách kịp thời, nhanh chóng.

Thứ hai, do số lượng cán bộ thuế nói chung cũng như lượng cán bộ thực hiện cơng tác quản lý kê khai cịn hạn chế.

Thứ ba, là do điều kiện cơ sở vật chất cịn khó khăn, thiếu đồng bộ. Ngồi ra, có thể thấy rằng Luật doanh nghiệp hiện nay vẫn cịn có kẽ hở. Quy định hiện nay về thành lập và giải thể DN quá dễ dàng, nên có nhiều DN được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh đã quá thời hạn nhưng vẫn không hoạt động, hoặc hoạt động nhưng không đăng ký thuế. Trong khi đó, chế tài

Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

để xử lý về vấn đề này chưa được quy định rõ ràng nên tạo kẻ hở cho các DN vi phạm. Cơ chế thành lập dễ dàng cũng là tiền đề để một số cá nhân lợi dụng, hình thành nên các “doanh nghiệp ma” với mục đích mua bán hóa đơn.

Thực trạng cơng tác quản lý NNT đối với DN NQD như trên đặt ra yêu cầu đối với Chi cục thuế khu vực Văn Giang- Khối Châu phải tìm biện pháp tháo gỡ những vấn đề cịn tồn tại để cơng tác quản lý đạt hiệu quả cao hơn.

Bảng 2.4. Số lượng DN NQD phân theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Loại hình Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Công ty CP 460 30,97 532 31,78 511 31,68 CT TNHH 947 63,75 1.048 62,60 1.005 62,31 DN tư nhân 56 3,78 52 3,11 45 2,79 Hợp tác xã 22 1,50 42 2,51 52 3,22 Tổng cộng 1.485 100 1.674 100 1.613 100

Nguồn: Đội kê khai- kế tốn thuế

Nhìn vào bảng trên có thể thấy số lượng doanh nghiệp NQD tại chi cục thuế khu vực Văn Giang- Khối Châu có sự tăng lên từ năm 2019 đến 2020 tuy nhiên giảm sút trong giai đoạn 2020-2021, năm 2019 có 1.485 doanh nghiệp NQD đến năm 2020 có 1.674 doanh nghiệp tăng 189 DN. Đến năm 2021 giảm xuống có 1.613 doanh nghiệp, tương ứng giảm 61 DN. Trên địa bàn khu vực loại hình doanh nghiệp khá đa dạng bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã. Loại hình

Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

DN chủ yếu là công ty TNHH (chiếm hơn 60% tỷ trọng tổng số DN) và công ty cổ phần ( chiếm khoảng 31%). Số lượng DN giai đoạn 2020-2021 giảm là do trong 2 năm vừa qua ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây khó khăn cho các DN trong việc duy trì hoạt động SXKD.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế khu vực văn giang khoái châu (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)