Thực trạng công tác thẩm định dựán đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đại từ, thái nguyên (Trang 39 - 74)

1.3 .Chất lượng thẩm định dựán đầu tư tại ngân hàng thương mại

1.3.2 .Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định dựán đầu tư

2.2 Thực trạng công tác thẩm định dựán đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên

2.2.1. Khái quát về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên

Hoạt động thẩm định tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Đại Từ được thực hiện bởi Phòng KHKD, do chỉ là một chi nhánh trong hệ thống các chi nhánh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nên Ngân hàng khơng thành lập Phịng Thẩm định mà cán bộ tín dụng thực hiện ln cơng tác thẩm định dự án vay vốn mà mình tiếp nhận. Nhận thức được rằng cho vay theo dự án là hoạt động mang lại phần lớn lợi nhuận cho Chi nhánh, tuy nhiên cho vay theo dự án cũng tiềm ẩn

nhiều rủi ro mà trong đó rủi ro lớn nhất là khách hàng khơng có khả năng hồn trả vốn vay, do vậy để hạn chế rủi ro này thì cơng tác thẩm định cần được chú trọng khi xét duyệt cho vay. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh được thực hiện theo đúng quy trình của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đề ra. Quy trình thẩm định khá chặt chẽ, qua đó cán bộ thẩm định có thể nắm rõ được tình hình của dự án và đưa ra những quyết định chính xác.

Trong những năm qua các dự án vay vốn tại Chi nhánh tăng lên, đặc biệt là các dự án cho vay vốn lưu động với thời gian nhỏ hơn hoặc bằng một năm. Hình thức này giúp cho Chi nhánh có khả năng thu hồi vốn nhanh, tính chính xác của dự án đầu tư cao hơn và khả năng có thể xảy ra rủi ro thấp. Với xu hướng này, tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng khá nhanh trong thời gian qua. Một số dự án thẩm định cho vay ngắn hạn trong năm qua tại Ngân hàng Agribank Đại Từ:

Bảng 2.10: Một số dự án cho vay gần đây

ĐVT: Triệu đồng

STT Tên dự án Chủ đầu tư Tổng

VĐT

NH cho vay

1 Kinh doanh xăng dầu CT xăng dầu Bắc Thái 2.712 1.500 3 Kinh doanh vật liệu xây

dựng

CT Cổ phần đầu tư xây dựng TM Hội

An 3.948 2.500

4 Mua vật liệu xây dựng CT cổ phần xây dựng và TM Thành

Vinh 2.700 1.800

5 Mua vật liệu xây dựng CT TNHH một thành viên Sáng Hào 4.614 2.300 6 Mua NVL phục vụ taxi,

nhà hàng, khách sạn DNTN Thùy Trang 3.746 2.000 7 Kinh doanh NVL CT cổ phần xây dựn và TM Quý Ngần 1.720 1.000

8 Kinh doanh vật liệu xây

dựng CT cổ phần VLXD Đào Ngân 4.279 2.300

Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định

Tiếp nhận hồ sơ để thẩm định

Các dự án trên đều được Chi nhánh xét duyệt cho vay. Các dự án này đã và đang hoạt động có hiệu quả. Nợ và lãi hồn trả Ngân hàng đúng thời hạn.

2.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên

Sơ đồ 2.1: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Agribank Đại Từ Phòng KHKD Cán bộ thẩm định Trưởng phòng KHKD

Chưa rõ

Chưa đạt

Đạt

(Nguồn: Nghị định số 666/NĐ – HĐQT –TDH Ngân hàng No&PTNT Việt Nam)

Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã ban hành quy trình nghiệp vụ tín dụng riêng, áp dụng trong tồn hệ thống trong đó có quy định cụ thể quy trình nghiệp vụ thẩm định. Quy trình thẩm định cụ thể gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn

Cán bộ phòng KHKD tiếp xúc với các khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mở rộng họat động sản xuất kinh doanh hoặc thực hiện

Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn Bổ sung, giải thích Thẩm định

Lưu hồ sơ, tài liệu Lập báo cáo

thẩm định Kiểm tra

một dự án. Cán bộ phòng KHKD trao đổi với khách hàng để nắm bắt thông tin về khách hàng đồng thời thông báo cho khách hàng các thông tin liên quan đến nhu cầu vay vốn như lãi suất cho vay, điều kiện cho vay… Sau khi trao đổi nếu nhận thấy nhu cầu và điều kiện khách hàng phù hợp với điều kiện cho vay của Ngân hàng No&PTNT thì cán bộ tín dụng chuyển cho khách hàng các hồ sơ, tài liệu mà khách hàng cần hoàn thiện để Ngân hàng xét cho vay.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ vay vốn

Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn sau đó kiểm tra số lượng hồ sơ, tài liệu và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Các tài liệu như phương án kinh doanh, giấy đề nghị vay vốn, biên bản họp hội đồng quản trị (hoặc sáng lập viên, hội đồng thành viên) thông qua phương án bao gồm cả phương án vay vốn ngân hàng… bắt buộc phải là bản chính và được ký bởi người đại diện hợp pháp của bên vay trước pháp luật. Các tài liệu nếu không thể cung cấp được bản chính thì sử dụng bản sao có cơng chứng có đóng dấu sao y bản chính của bên vay. Các hồ sơ tài sản đảm bảo có thể nhận bản sao để tiến hành định giá nhưng cán bộ tín dụng phải đối chiếu bản chính hồ sơ gốc của tài sản đảm bảo với bản sao do khách hàng cung cấp nhằm tránh tình trạng hồ sơ bản chính của tài sản đảm bảo đang được thế chấp ở một Ngân hàng khác.

Nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ điều kiện để thẩm định thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ. Nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ, vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.

Bước 3: Tiến hành thẩm định dự án và lập báo cáo thẩm định

Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thơng tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách

hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm.

Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định dự án về mọi phương diện như: tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, phương án sản xuất kinh doanh, đánh giá các tài sản thế chấp, cầm cố… từ đó tập hợp tài liệu lập Báo cáo thẩm định. Báo cáo thẩm định là kết quả của cán bộ thẩm định về khách hàng vay vốn trong đó ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định về tính khả thi của dự án, về món vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng. Tồn bộ hồ sơ và Báo cáo thẩm định sau đó được chuyển lên Trưởng phịng KHKD.

Bước 4: Trình Trưởng phịng KHKD kiểm tra, kiểm sốt

Trưởng phịng KHKD kiểm tra, kiểm sốt về hồ sơ và Báo cáo thẩm định do cán bộ thẩm định trình lên. Từ đó, thơng qua hoặc u cu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.

Cán bộ thẩm định hồn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình Trưởng phịng KHKD ký thơng qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáo thẩm định cho cán bộ tín dụng.

2.2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên

Đây là bước rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ, nếu làm tốt bước thẩm định này sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Việc thẩm định khách hàng và phân tích hồ sơ và phương án vay vốn do chuyên viên phân tích tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện.

2.2.3.1. Thẩm định hồ sơ vay vốn

Hồ sơ vay vốn cần đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ theo theo quy định của Ngân hàng. Hồ sơ gồm:

a) Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của bên vay

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: do sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cấp, đối với Hợp tác xã thì đăng ký kinh doanh do UBND quận huyện cấp trừ trường hợp kinh doanh trong các ngành nghề theo quy định của riêng của chính phủ thì do UBND tỉnh-thành phố trực thuộc TW cấp.

- Giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề cần cấp giấy phép. - Điều lệ: điều lệ của doanh nghiệp phải được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập xác nhận, đối với điều lệ Hợp tác xã phải được UBND quận huyện xác nhận.

- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Kế toán trưởng.

- Văn bản ủy quyền hoặc xác định thẩm quyền trong quan hệ vay vốn.

b) Hồ sơ về việc sử dụng vốn vay

- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Ngân hàng.

- Dự án đầu tư hay luận chứng kinh tế kỹ thuật có liên quan đến việc sử dụng vốn vay.

- Các hợp đồng kinh tế chứng minh việc mua bán nguyên vật liệu, hàng hố, máy móc thiết bị…

c) Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng

Các báo cáo tài chính tối thiểu 2 năm gần nhất và quý gần nhất : Bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ nếu có.

d) Hồ sơ đảm bảo tín dụng

- Nếu khách hàng có bảo đảm bằng tài sản cần có các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của tài sản đảm bảo.

- Nếu khách hàng có đảm bảo tín dụng bằng bảo lãnh của ngân hàng thì phải cung cấp bản chính thư bảo lãnh.

2.2.3.2. Thẩm định khách hàng vay vốn

a) Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của: quyết định thành lập đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài; Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật Doanh nghiệp; Giấy phép đầu tư đối với Doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài; Đăng ký kinh doanh đối với DNNN.

- Quyền hạn, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng liên doanh đối với Doanh nghiệp liên doanh.

- Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm trong điều lệ doanh nghiệp. - Tính pháp lý của các quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng … - Trong tổ chức doanh nghiệp thì ai là người đại diện pháp nhân.

b) Thẩm định năng lực và uy tín của khách hàng

*** Ngành nghề sản xuất, kinh doanh của khách hàng

- Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của Doanh nghiệp và phù hợp với dự án dự kiến đầu tư.

- Ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động, xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.

*** Quan hệ của khách hàng với các Tổ chức tín dụng

- Quan hệ tín dụng: dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn; mục đích vay vốn của các khoản vay; doanh số cho vay, thu nợ; mức độ tín nhiệm.

- Quan hệ tiền gửi; số dư tiền gửi bình quân; doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu.

c) Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng

*Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh: - Tổng doanh thu, lợi nhuận.

- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, sự tăng trưởng…

- Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động. *Phân tích tình hình tài chính

- Tổng tài sản - Tình trạng tài sản:

+ Thực trạng tài sản cố định.

+ Cơ cấu tài sản lưu động: nợ vay ngân hàng và các khoản chiếm dụng. + Tình trạng các khoản phải thu, hàng tồn kho.

- Tình trạng nguồn vốn:

+ Nợ ngắn hạn và cơ cấu nợ ngắn hạn. + Nợ dài hạn, thời hạn của các khoản nợ.

- Nhóm chỉ tiêu về hệ số tài chính doanh nghiệp: + Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh tốn

+ Nhóm chỉ tiêu cơ cấu nợ

+ Nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động

2.2.3.3. Thẩm định dự án vay vốn

a) Xem xét đánh giá các nội dung chính của dự án

- Mục tiêu đầu tư của dự án; Sự cần thiết đầu tư dự án.

- Qui mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm.

- Qui mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau.

b) Thẩm định thị trường cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu tố đầu vào cho dự án

- Nhu cầu về nguyên nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm. - Các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào: một hay nhiều nhà cung cấp, đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm.

- Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên nhiên liệu đầu vào (nếu có). - Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu.

c) Thẩm định về phương diện kỹ thuật của dự án

- Địa điểm xây dựng

+ Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thơng hay khơng, có gần các nguồn cung cấp: ngun vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ hay khơng, có nằm trong quy hoạch hay không.

+ Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào; đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.

+ Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ.

- Cơng nghệ, thiết bị

+ Quy trình cơng nghệ có tiên tiến, hiện đại khơng, ở mức độ nào của thế giới. + Cơng nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này.

+ Phương thức chuyển giao cơng nghệ có hợp lý hay khơng, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.

+ Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.

+ Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay khơng.

d) Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án

- Kiểm tra tính tốn lại doanh thu, chi phí của dự án.

- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính tốn chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa TSCĐ, khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả.

- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.

- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.

Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính tốn hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.

e, Thẩm định điều kiện cho vay bù đắp tài chính:

- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay có hợp pháp hay khơng, có phù hợp với giầy chứng nhận đăng kí kinh doanh hay khơng.

- Dự án đầu tư có khả thi, hiệu quả khơng

f, Thẩm định bảo đảm cấp tín dụng:

- Giá trị tài sản có đủ để đảm bảo cho các khoản vay của DN tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên hay không.

2.3 Ví dụ minh họa cho cơng tác thẩm định dự án đầu tư tại Agribank Đại Từ

Tên dự án: “Dự án đầu tư mua đầu kéo, sơ mi rơ moóc của DNTN TM

Trường Giang”

2.3.1. Giới thiệu về DNTN TM Trường Giang

- Tên tổ chức: DNTN Thương mại Trường Giang - Loại hình tổ chức: Doanh nghiệp tư nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đại từ, thái nguyên (Trang 39 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)