PHỤC VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG.
2.4.1 Những mặt đạt được.
- Về công tác định giá:
Công tác định giá TSĐB trong những năm gần đây đã được Chi nhánh quan tâm nhiều hơn. Chi nhánh đã chú ý hơn trong việc nâng cao tỷ trọng dư nợ cho vay có TSĐB.
Quy trình định giá ngày càng được hồn thiện hơn.
Việc thực hiện định giá TSĐB được tiến hành đúng quy trình, đầy đủ các bước, các khâu theo đúng quy định, thời gian định giá được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác làm tăng thêm uy tín, niềm tin của khách hàng vào Chi nhánh.
Kết quả định giá ngày càng phù hợp với giá trị thị trường, chính xác, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Tùy theo từng loại TSĐB, ngân hàng đã áp dụng, sử dụng kết hợp các phương pháp định giá một cách hợp lý và khoa học.
- Về đội ngũ cán bộ định giá:
Để đánh giá được tốt các nội dung này, ngồi việc xây dựng một quy trình chuẩn cịn phải kể đến đội ngũ cán bộ với sự hiểu biết và trình độ chun mơn sâu, năng động, chăm chỉ học hỏi, tìm tịi thơng tin, trao đổi với khách hàng… Đó là những đức tính cần thiết ở một cán bộ định giá.
- Về pháp luật:
Chi nhánh đã tuân thủ các quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn về định giá, đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời trong cơng tác định giá để đảm bảo phù hợp với định hướng, chính sách phát triển của từng thời kỳ.
2.4.2 Những mặt còn hạn chế.
Trong thời gian qua, mặc dù hoạt động định giá TSĐB phục vụ cho vay tại chi nhánh đạt được những kết quả nhất định những bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại một số mặt hạn chế trong quá trình thực hiện định giá TSĐB ở Chi nhánh.
- Nguồn thơng tin định giá cịn hạn chế:
Chi nhánh chưa có một hệ thống thơng tin chính thống làm căn cứ cho việc định giá TSĐB. Chính vì vậy, đơi khi khách hàng cung cấp những thơng tin thiếu chính xác sẽ gây khó khăn cho hoạt động định giá của Chi nhánh.
Nếu không phải là thông tin do khách hàng cung cấp thì việc tìm kiếm thơng tin để định giá phải dựa trên nguồn thông tin nhân viên ngân hàng tự tìm kiếm. Cứ thẩm định tài sản nào thì tìm kiếm nguồn thông tin về các tài sản giống hoặc tương tự thông qua các kênh truyền thông như báo, tivi và chủ yếu là internet. Điều này tạo nên một sự bị động, thiếu hệ thống trong nguồn thông tin của ngân hàng, phụ thuộc quá nhiều vào thơng tin từ bên ngồi, thiếu chọn lọc và khơng có sự bảo đảm về nguồn thơng tin.
- Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ định giá chưa cao.
Tại Chi nhánh BIDV Quang Trung, việc định giá TSĐB hiện nay được giao cho cán bộ tín dụng – những người chưa được đào tạo bài bản chuyên môn về định giá, mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, học hỏi từ những người đi trước. Điều này khiến cho chất lượng định giá chưa cao.
Hơn nữa, khi phải tiến hành định giá những loại tài sản mới, đôi khi cán bộ tín dụng cịn lúng túng, khơng biết xử lý như thế nào do những hạn chế về nguồn thông tin của những loại tài sản này cũng như chưa có kinh nghiệm trong việc định giá loại tài sản mới.
- Chi phí định giá cịn khá cao trong một số trường hợp:
Đó là trường hợp với một số loại tài sản có tính chất phức tạp, có tính đặc thù riêng hay trường hợp không thỏa thuận được giá với khách hàng, Chi nhánh
phải thuê những tổ chức chuyên định giá để tiến hành định giá và ngân hàng sẽ phải chịu một khoản chi phí thuê khá cao. Thêm nữa, muốn việc định giá diễn ra nhanh chóng, đơi khi chi nhánh phải tốn thêm những khoản chi phí khác.
- Cách thức định giá một TSĐB cịn thiếu tính cạnh tranh.
Với tâm lý phải hạ thấp giá trị tài sản đến mức có thể an tồn, cán bộ tín dụng thường định giá thấp hơn giá trị thực của tài sản, gây thiệt thịi, bất mãn cho khách hàng và có khả năng bị bỏ lỡ mất khách hàng.
2.4.3 Nguyên nhân.
2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng:
Với một lượng khách hàng có quan hệ tín dụng là khá lớn với Chi nhánh, thì chất lượng khách hàng, các tài sản đảm bảo của họ cũng có tính đa dạng và tính an tồn là khác nhau. Nghĩa là, các tài sản đảm bảo được khách hàng mang tới có nguồn gốc, chủng loại rất đa dạng với giá trị đặc trưng khác nhau nên gây khó khăn và tốn thời gian cho định giá.
Thêm nữa, việc phản ánh và ghi chép số liệu về giá trị tài sản còn chưa thống nhất, nhiều giấy tờ liên quan khó xác định được tính chính xác nếu khách hàng có ý gian lận, có hành vi lừa đảo hoặc cố tình khơng trả nợ. Những hành vi này đều gây cản trở cho quá trình định giá của cán bộ định giá.
Nhìn nhận trên một khía cạnh khác, là một khách hàng tìm đến ngân hàng để vay vốn họ cũng sẽ luôn cân nhắc xem vay ở đâu được nhiều hơn và có lợi hơn. Nếu như các quy định của ngân hàng quá khắt khe về tài sản đảm bảo và các thủ tục khác, đặc biệt là với các doạnh nghiệp ngoài quốc doanh, các cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng… thì những khách hàng họ sẽ tìm những phương thức vay ở các tổ chức tín dụng này. Vấn để đặt ra là phải có một chính sách tín dụng phù hợp hơn thu hút khách hàng nhằm mở rộng tín dụng.
Có nhiều văn bản pháp luật liên quan để bảo đảm tiền vay và định giá các TSĐB còn chưa chặt chẽ, đang trong q trình hồn thiện, hơn nữa cịn có sự chồng chéo lên nhau, mâu thuẫn, thiếu nhất quán và đôi khi không đồng bộ… Tất cả đã gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc định giá TSĐB, tác động lên tính chính xác của cơng việc.
- Nguyên nhân từ môi trường kinh tế:
Những năm gần đây nền kinh tế không ổn định làm cho việc xác định giá trị thị trường của tài sản gặp nhiều khó khăn. Khi thị trường có xu hướng lắng xuống, khơng có nhiều giao dịch diễn ra sẽ khó có thể xác định cính xác được giá trị thị trường…
2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan.
- Khả năng cập nhật thông tin:
Công tác thu thập thông tin khách hàng cũng như về TSĐB của khách hàng và đặc biệt công tác theo dõi bảo quản TSĐB chưa được chú trọng nhiều. Do vậy, rất dễ gây ra tình trạng “thơng tin bất cân xứng”. Bởi vì Chi nhánh chưa có một hệ thống thơng tin chính thống phục vụ cơng tác định giá TSĐB.
Ngoài ra, việc thu thập thơng tin địi hỏi phải có mối quan hệ với các cơ quan hữu quan khách nhau. Đôi khi các cơ quan này cung cấp thông tin rất chậm kéo theo không đáp ứng nhu cầu kịp thời. Nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng nhiều khi lại không phản ánh giá thực của tài sản.
- Đội ngũ cán bộ tham gia vào quá trình định giá:
Định giá TSĐB là một cơng việc rất phức tạp địi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức sâu rộng và am hiểu rất nhiều lĩnh vực. Không một cá nhân nào đạp ứng được yêu cầu này vì khơng một ai có thể am hiểu tất cả mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Hiện nay, tại Chi nhánh chưa có một bộ phận
chuyên biệt về định giá, các TSĐB đều do các cán bộ tín dụng tự định giá giá trị và quyết định cho vay, do vậy rất dễ mang tính chủ quan.
Hơn nữa đa phần các cán bộ tín dụng của Chi nhánh đều rất trẻ, mặc dù tất cả đều được đào tạo tại các trường đại học chuyên sâu, có ưu điểm là năng động, nắm bắt nhanh các vấn đề nhưng kinh nghiệm cơng tác cịn chưa nhiều. Do đó khả năng định giá TSĐB cũng như đánh giá khách hàng vay vốn vẫn cịn nhiều thiếu sót và chưa hồn tồn chính xác.
- Quy định về quy trình, tiêu chuẩn đánh giá của Ngân hàng:
Các quy định về định giá TSĐB còn hạn chế. Các quy định được viết ra ở mức liệt kê, chưa đi sâu vào phân loại rõ ràng khiến cho cán bộ định giá khó nắm bắt. Quy trình định giá áp dụng cho từng loại tài sản còn đơn giản, chưa thật sự bám sát được giá trị thật của tài sản.
Thực tế ở Chi nhánh chưa thực sự có bộ phận chuyên trách thực hiện hoạt động định giá TSĐB mà khi cần thiết vẫn là thành lập Tổ định giá.
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO PHỤC VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG. 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO PHỤC VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG.