Phân tích cấu trúc tài chính giai đoạn 2020-2021

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam (Trang 61 - 64)

Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Tổng tài sản Trđ 43.274.448 43.703.263 -428.815 -0,98 2. Tổng tài sản dài hạn Trđ 28.072.155 29.660.423 -1.588.268 -5,35 3. Vốn chủ sở hữu Trđ 27.060.160 27.140.729 -80.569 -0,30 4. Nợ dài hạn Trđ 3.316.055 3.615.237 -299.182 -8,28 5. Nguồn vốn dài hạn Trđ 30.376.215 30.755.966 -379.751 -1,23 I. Hệ số tự tài trợ Lần 0,625 0,621 0,004 0,69 II. Hệ số tài trợ thƣờng xuyên Lần 1,082 1,037 0,045 4,35

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020

6.Luân chuyển thuần Trđ 18.113.765 22.829.904 -4.716.139 -20,66 7. Tổng chi phí Trđ 16.529.295 20.570.388 -4.041.093 -19,65

III. Hệ số chi phí Lần 0,913 0,901 0,011 1,28

(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng cơng ty Điện lực Dầu khí Việt Nam)

* Nhận xét khái quát:

Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy các hệ số tự tài trợ, Hệ số tài trợ thường xuyên đều tăng, tuy nhiên hệ số chi phí giảm cho thấy cấu trúc tài

53

chính của doanh nghiệp có sự thay đổi rõ rệt. Để có những đánh giá,nhận xét cụ thể, chúng ta nghiên cứu từng hệ số:

* Nhận xét chi tiết:

- Hệ số tự tài trợ:

+ Tại thời điểm cuối năm là 0,625 lần phản ánh trong một đồng tổng tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải huy động 0,625 đồng từ vốn chủ sở hữu.

+ Tại thời điểm đầu năm là 0,621 lần phản ảnh trong một đồng tổng tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải huy động 0,621 đồng từ vốn chủ sở hữu.

+ Tại thời điểm đầu kì và cuối kì, hệ số tự tài trợ đều lớn hơn 0,5 cho thấy nguồn vốn nội sinh lớn hơn nguồn vốn ngoại sinh, doanh nghiệp có mức độ tự chủ cao, Vốn chủ sở hữu đủ tài trợ cho một nửa tài sản hiện có.

+ Tại cuối năm, hệ số tự tài trợ tăng với tăng 0,004 lần với tỷ lệ tăng là 0,69% cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp được cải thiện, hệ số tự tài trợ tăng do tổng tài sản giảm nhanh hơn so với tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ giảm của tổng tài sản là 0,98% còn tỷ lệ giảm của vốn chủ sở hữu là 0,3%.

- Hệ số tài trợ thƣờng xuyên:

+ Tại thời điểm cuối năm hệ số tài trợ thường xuyên là 1,082 lần phản ảnh một đồng tài sản dài hạn doanh nghiệp phải huy động 1,082 đồng từ nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

+ Tại thời điểm đầu kì hệ số tài trợ thường xuyên là 1,037 lần phản ảnh một đồng tài sản dài hạn doanh nghiệp phải huy động 1,037 đồng từ nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

54

+ Tại thời điểm cuối kì, hệ số tài trợ thường xuyên đều lớn hơn 1 cho thấy toàn bộ nguồn vốn dài hạn đủ tài trợ cho tài sản dài hạn và còn dư một phần nguồn vốn dài hạn đã được tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn bao gồm vốn chủ,vốn vay có thời gian đáo hạn kéo dài trên một năm, Tài sản ngắn hạn là những tài sản có tính thanh khoản cao chu kì quay vốn nhanh. Do đó, chính sách tài trợ này đảm bảo ngun tắc cân bằng tài chính, an tồn và ít rủi ro hơn.

+ Tại thời điểm cuối năm, hệ số tài trợ thường xuyên tăng 0,045 lần với tốc độ tăng là 4,35% cho thấy sự ổn định trong doanh nghiệp tăng lên. Nguyên nhân là do cả nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn đều giảm nhưng tỷ lệ giảm của nguồn vốn dài hạn ít hơn tỷ lệ giảm của tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn giảm là do PV Power đang thực hiện tái cơ cấu, thoái bớt vốn vào các cơng ty ngồi ngành và cơng ty liên kết để tập trung nguồn lực cho các dự án điện trong các năm tới. 2020 tăng đầu tư vào cơng ty con do góp vốn thành lập PV Power REC (năng lượng tái tạo), 2021 thoái vốn khỏi PV Machino

- Hệ số chi phí:

+ Tại năm 2021 hệ số chi phí là 0,913 lần phản ánh để tạo ra một đồng luân chuyển thuần doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra 0,913 đồng chi phí.

+ Tại năm 2020 hệ số chi phí là 0,901 lần phản ánh để tạo ra một đồng luân chuyểnt thuần doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra 0,901 đồng chi phí.

+ Tại năm 2021 và năm 2020 hệ số chi phí đều nhỏ hơn 1 tức là tổng chi phí nhỏ hơn luân chuyển thuần cho thấy hoạt động kinh doanh có lãi và việc sử dụng chi phí của doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả nhưng hiệu quả thấp vì gần bằng một.

+ Mặt khác,năm 2021 hệ số chi phí tăng 0,011 lần với tỷ lệ tăng là 1,28% so với năm 2020 đây là dấu hiệu tiêu cực, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của

55

công ty. Điều này cho thấy cơng tác quản trị chi phí của cơng ty năm 2021 chưa tốt, cơng ty cần rà sốt và có biện pháp giảm chi phí trong năm tới.

2.2.3. Phân tích khái quát khả năng sinh lời:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam (Trang 61 - 64)