Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2021 2020
Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ
(%) Doanh thu BH&CCDV 17.062.167 22.049.506 -4.987.339 -22,62 Doanh thu thuần về
BH&CCDV 17.062.167 22.049.506 -4.987.339 -22,62
Giá vốn hàng bán 15.867.982 18.877.400 -3.009.418 -15,94
Lợi nhuận gộp về
BH&CCDV 1.194.185 3.172.106 -1.977.921 -62,35
Doanh thu hoạt động tài
chính 1.043.499 769.563 273.936 35,60
Chi phí tài chính 348.137 576.917 -228.780 -39,66 Chi phí quản lý doanh
nghiệp -55.418 945.589 -1.001.007 -105,86
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.944.965 2.419.164 -474.199 -19,60
Thu nhập khác 8.099 10.835 -2.736 -25,25
Chi phí khác 136.852 5.024 131.828 2.623,96
Lợi nhuận khác -128.753 5.811 -134.564 -2315,68
Tổng lợi nhuận kế toán
trƣớc thuế 1.816.211 2.424.975 -608.764 -25,10
Chi phí thuế TNDN hiện
hành 100.013 297.187 -197.174 -66,35
60 lại
Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.584.470 2.259.516 -675.046 -29,88
Hệ số chi phí 0,9125 0,9010 0,0115 1,28
Hệ số giá vốn hàng bán 0,9300 0,8561 0,0739 8,63
Hệ số chi phí QLDN -0,0032 0,0429 -0,0461 -107,57
Hệ số sinh lời hoạt động 0,0875 0,0990 -0,0115 -11,62
Hệ số sinh lời HĐKD 0,1074 0,1060 0,0014 1,33
Hệ số sinh lời HĐBH 0,0700 0,1439 -0,0739 -51,35
Hệ số sinh lời hoạt động
trƣớc thuế 0,1003 0,1062 -0,0060 -5,60
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng cơng ty Điện lực Dầu khí Việt Nam)
* Nhận xét:
Căn cứ vào kết quả tính tốn, ta thấy:
Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2021 là 1.584.470 triệu đồng, giảm 675.046 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 29,88% so với năm 2020. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 1.816.211 triệu đồng, giảm 608.764 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 25,10% so với năm 2020. Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế năm 2021 so với năm 2020 giảm 0,006 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 5,6%, hệ số sinh lời hoạt động ROS giảm 0,0115 lần so với năm 2020 tương ứng tỷ lệ giảm 11,62%; hệ số chi phí tăng 0,0115 lần tương ứng tỷ lệ tăng 1,28%. Như vậy, giai đoạn 2020-2021 cơng ty hoạt động chưa hiệu quả, lợi nhuận có xu hướng giảm, khả năng sinh lời hoạt động của cơng ty giảm, cơng ty quản lý chi phí chưa tốt.
Đi sâu vào phân tích từng hoạt động ta thấy:
61
+ Lợi nhuận từ HĐKD của công ty năm 2021 đạt 1.944.965 triệu đồng, năm 2020 đạt 2.419.164 triệu đồng. Như vậy năm 2021 so với năm 2020, lợi nhuận từ HĐKD giảm 474.199 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 19,6%.
+ Doanh thu về BH&CCDV: Đây là nguồn doanh thu có khả năng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho doanh nghiệp. Trong năm 2021, doanh thu về BH&CCDV là 17.062.167 triệu đồng, giảm 4.987.339 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 22,62%. Nguyên nhân là do năm 2021 đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đại dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu phụ tải, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy điện.
+ Giá vốn hàng bán: Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Năm 2021 so với năm 2020, giá vốn hàng bán giảm 3.009.418 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 15,94%. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhu cầu phụ tải và hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy điện. Ngoài ra, nguồn khí có giá rẻ khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ ngày càng suy giảm, PV Power phải sử dụng nguồn khí bổ sung với giá cao, ảnh hưởng đến việc giao kế hoạch Qc cho các nhà máy điện, cũng như tính cạnh tranh của PV Power khi chào giá trên thị trường điện. Sự biến động mạnh của giá dầu thô thế giới đã làm tăng giá thành sản xuất của các nhà máy điện khí, đồng thời ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động phát điện. Hệ số giá vốn hàng bán năm 2021 tăng 0,0739 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,63% cho thấy công ty đã sử dụng giá vốn khá hợp lý và có hiệu quả.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2021 so với năm 2020 giảm 1.001.007 triệu động với tỷ lệ giảm 105,86%. Trong các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đi là do khoản chi phí dự phịng. Trong năm, Tổng cơng ty đã hồn nhập dự phịng phải thu khó địi từ Cơng ty Mua bán Điện -
62
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (“EPTC-EVN”) với số tiền khoảng 730 tỷ đồng tương ứng với khoản công nợ đã nhận được từ EPTC-EVN . Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 0,0461 lần so với năm 2020 tương ứng tỷ lệ giảm 107,57% thể hiện hiệu quả quản trị chi phí của cơng ty, cơng ty đã sử dụng khoản chi phí này khá hợp lý.
Hoạt động tài chính:
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính: năm 2021 so với năm 2020 tăng 273.936 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 35,6%. Doanh thu hoạt động tài chính của cơng ty đến từ tiền lãi gửi gửi ngân hàng, lãi chuyển nhượng vốn và lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện.
+ Chi phí tài chính năm 2021 của cơng ty là 348.137 triệu đồng, giảm 228.780 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 39,66% so với năm 2020. Chi phí tài chính có xu hướng giảm và mức giả khá lớn cho thấy cơng tác quản trị tài chính của cơng ty khá tốt. Nguyên nhân là do giảm chi phí lãi vay và giảm chi phí tài chính khác.
+ Từ phân tích ta thấy lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng, lượng doanh thu tài chính thu được trong năm 2021 cao hơn chi phí hoạt động tài chính cho thấy chi phí hoạt động tài chính được quản lý có hiệu quả.
Hoạt động khác: Thu nhập khác năm 2021 so với năm 2020 giảm 2.736
triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 25,25%, chi phí khác năm 2021 so với năm 2020 tăng 131.828 triệu đồng với tỷ lệ tăng 2623,96%, từ đó làm cho lợi nhuận khác trong năm 2021 giảm 134.564 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 2315,68%.
Kết luận: Trong năm 2021, doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp của doanh nghiệp có dự sụt giảm, lợi nhuận sau thuế giảm cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa hiệu quả, kết
63
quả kinh doanh giảm sút so với năm 2020, việc sử dụng chi phí của cơng ty chưa thật sự phát huy hiệu quả, hệ số chi phí năm 2021 tăng mặc dù hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp giảm so với năm 2020. Vì vậy doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp quản lý chi phí một cách tốt hơn, đồng thời đưa ra các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh dịch bệnh, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.3. Phân tích thực trạng tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn tại Tổng Cơng ty Điện lực Dầu khí Việt Nam:
2.3.1. Phân tích thực trạng tình hình cơng nợ:
Bảng 2.3.1.1: Phân tích quy mơ cơng nợ giai đoạn 2020-2021
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020
Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ
(%) I. Các khoản phải thu ngắn
hạn 3.329.451 5.322.937 -1.993.486 -37,45
1. Phải thu ngắn hạn của
khách hàng 2.931.007 5.767.189 -2.836.182 -49,18 2. Trả trước cho người bán
ngắn hạn 125.853 39.533 86.320 218,35
3. Phải thu ngắn hạn khác 346.792 295.609 51.183 17,31 4. Dự phịng phải thu ngắn
hạn khó địi -74.201 -779.394 705.193 -90,48
II. Các khoản phải thu dài
64
Tổng các khoản phải thu 3.329.711 5.323.397 -1.993.686 -37,45 III. Các khoản phải trả
ngắn hạn 12.898.234 12.946.397 -48.163 -0,37
1. Phải trả người bán ngắn
hạn 6.083.864 4.119.963 1.963.901 47,67
2. Người mua trả tiền trước
ngắn hạn 1.965 4.031 -2.066 -51,25
3. Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước 6.072 107.455 -101.383 -94,35
4. Phải trả người lao động 155.460 156.969 -1.509 -0,96 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 93.200 370.637 -277.437 -74,85 6. Phải trả ngắn hạn khác 2.317.622 1.935.930 381.692 19,72 7. Vay và nợ thuê tài chính
ngắn hạn 3.289.826 5.068.062 -1.778.236 -35,09
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 918.114 1.175.972 -257.858 -21,93 9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 32.110 7.378 24.732 335,21
IV. Các khoản phải trả dài
hạn 3.316.055 3.615.238 -299.183 -8,28
1. Phải trả dài hạn khác 28 15 13 86,67
2. Vay và nợ thuê tài chính
dài hạn 1.967.146 2.704.125 -736.979 -27,25
3. Dự phòng phải trả dài hạn 1.231.062 790.062 441.000 55,82 4. Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ 117.819 121.036 -3.217 -2,66
Tổng các khoản phải trả 16.214.289 16.561.635 -347.346 -2,10
65
Bảng 2.3.1.2: Phân tích tình hình cơ cấu cơng nợ giai đoạn 2020-2021
Chỉ tiêu Đơn vị tính 31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tổng tài sản Triệu đồng 43.274.448 43.703.263 -428.815 -0,98 Tổng các khoản phải thu 3.329.711 5.323.397 -1.993.686 -37,45 Tổng các khoản phải trả 16.214.289 16.561.635 -347.346 -2,10 1. Hệ số các khoản phải thu Lần 0,0769 0,1218 -0,0449 -36,83 2. Hệ số các khoản phải trả 0,3747 0,3790 -0,0043 -1,13 3. Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả
0,2054 0,3214 -0,1161 -36,11
66
Bảng 2.3.1.3: Phân tích trình độ quản trị cơng nợ giai đoạn 2020-2021
Chỉ tiêu Đơn
vị 31/12/2021 31/12/2020
Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ
(%)
Doanh thu thuần
Triệu đồng
17.062.167 22.049.506 -4.987.339 -22,62 Các khoản phải thu
ngắn hạn bình quân 4.326.194 6.223.912,5 -1.897.718,5 -30,49 Giá vốn hàng bán 15.869.569 18.877.400 -3.007.831 -15,93 Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân 12.922.315,5 12.983.236 -60.920,5 -0,47 4. Hệ số thu hồi nợ Lần 3,9439 3,5427 0,4012 11,33 5. Kỳ thu hồi nợ bình quân Ngày 91 102 -10 -10,17 6. Hệ số hoàn trả nợ Lần 1,2281 1,4540 -0,2259 -15,54 7. Kỳ trả nợ bình quần Ngày 293 248 46 18,40
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng cơng ty Điện lực Dầu khí Việt Nam)
Căn cứ vào các bảng phân tích trên, tình hình cơng nợ của cơng ty được đánh giá như sau:
Trong giai đoạn 2020-2021, quy mô các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty đều giảm đi, hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả và hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả cũng giảm đi. Điều đó cho thấy quy mơ vốn bị chiếm dụng và đi chiếm dụng đều giảm. Từ đó cho thấy tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp còn hạn chế, chưa được cải thiện.
67
Về các khoản nợ phải thu:
Tổng các khoản phải thu cuối năm 2021 là 3.329.711 triệu đồng, giảm 1.993.686 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 37,45% so với đầu năm. Dễ thấy, trong năm 2021, so với tương quan của việc giảm quy mơ tài sản thì tốc độ giảm công nợ phải thu lớn hơn tốc độ giảm của tài sản, tổng tài sản giảm 0,98% trong khi tổng các khoản phải thu giảm 37,45%, cho thấy tình hình vốn bị chiếm dụng của cơng ty đang thay đổi theo chiều hướng khả quan. Có được điều này là do cơng ty đã áp dụng tốt quy trình quản lý các khoản phải thu cùng với chính sách bán chịu phù hợp góp phần làm giảm lượng vốn bị chiếm dụng tạo tiền đề cho việc tập trung vào các dự án mở rộng quy mô sản xuất trong tương lai. Tuy nhiên việc này chưa khẳng định loại bỏ hoàn toàn những rủi ro trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty cũng cần có những kế hoạch quản lý nguồn vốn bị chiếm dụng này thật tốt để khơng bị lãng phí vốn hay thiếu vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng các khoản phải thu có xu hướng giảm là do sự giảm mạnh của các khoản phải thu ngắn hạn (các khoản phải thu dài hạn của công ty khá nhỏ, không đáng kể).
Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2021 đạt 3.329.451 triệu đồng, cuối năm 2020 là 5.322.937 triệu đồng. Tổng các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2021 giảm 1.993.486 triệu đồng với tỷ lệ giảm 37,45% so với cuối năm 2020. Trong đó, chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm mạnh, còn lại chỉ tiêu trả trước cho người bán ngắn hạn, phải thu ngắn hạn khác và dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi có xu hướng tăng lên. Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng ảnh hưởng nhiều nhất trong năm 2021, giảm 2.836.182 triệu đồng với tỷ lệ giảm 49,18%. Chỉ tiêu trả trước cho người bán ngắn hạn cuối năm 2021 là 125.853 triệu đồng tăng 86.320 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 218,35%. Chỉ tiêu phải thu ngắn
68
hạn khác cuối năm 2021 tăng 51.183 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 17,31%. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó địi cuối năm tăng 705.193 triệu đồng. Phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm cho thấy doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác quản trị nợ phải thu.
Các khoản phải thu dài hạn cuối năm so với đầu năm giảm 200 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 43,48%.
Về cơ cấu, hệ số các khoản phải thu năm 2021 đạt 0,0769 lần, năm 2020 là 0,1218 lần. Đánh giá hệ số các khoản phải thu của doanh nghiệp tương đối thấp, cho thấy mức độ bị chiếm dụng vốn không cao, trung bình 1 đồng tài sản chỉ bị chiếm dụng 0,0769 đồng vốn (năm 2021). Cuối năm so với đầu năm giảm 0,0449 lần tương ứng tỷ lệ giảm 36,83% chứng tỏ áp lực cho việc huy động vốn của doanh nghiệp giảm đi, nguy cơ thất thoát vốn giảm. Hệ số này giảm đi là do mức độ giảm của các khoản phải thu cao hơn so với mức độ giảm của tổng tài sản, cụ thể là các khoản phải thu giảm 37,45% còn tổng tài sản chỉ giảm 0,98%.
Về trình độ quản trị, hệ số thu hồi nợ của công ty năm 2021 là 3,9439 lần, tăng 0,4012 lần tương ứng 11,33% so với năm 2020. Kỳ thu hồi nợ bình qn của cơng ty năm 2021 là 91 ngày, giảm 10 ngày so với năm 2020. Hệ số thu hồi nợ tăng và kỳ thu hồi nợ bình quân giảm là do doanh thu thuần năm 2021 giảm và các khoản phải thu ngắn hạn bình quân cũng giảm tuy nhiên mức giảm của doanh thu thuần thấp hơn mức giảm của các khoản phải thu ngắn hạn bình quân, cụ thể doanh thu thuần giảm 22,62% trong khi đó các khoản phải thu ngắn hạn bình quân giảm 30,49%. Qua đó cho thấy doanh nghiệp đã tăng tốc độ luân chuyển các khoản phải thu và giảm số ngày thu hồi nợ.
69
Về quy mô, tổng các khoản phải trả cuối năm đạt 16.214.289 triệu đồng, giảm 347.346 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 2,1% so với đầu năm, chứng tỏ số vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp đã giảm. Tình hình đó là do các khoản phải trả ngắn hạn và dài hạn của cơng ty đều có xu hướng giảm đi. Cụ thể:
Các khoản phải trả ngắn hạn cuối năm so với đầu năm giảm 48.163 triệu đồng với tỷ lệ giảm 0,37% do Người mua trả tiền trước ngắn hạn, Chi phí phải trả ngắn hạn, Phải trả người lao động, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, Vay và nợ th tài chính ngắn hạn và Dự phịng phải trả ngắn hạn giảm đi; còn Phải trả người bán ngắn hạn, Phải trả ngắn hạn khác và Quỹ khen thưởng, phúc lợi thì tăng lên. Chi tiết hơn trong các khoản nợ ngắn hạn, khoản phải trả người bán ngắn hạn và khoản vay và nợ thuê tài chính ảnh hưởng nhiều nhất. Cụ thể chỉ tiêu phải trả người bán ngắn hạn tăng 1.963.901 triệu đồng với tỷ lệ tăng 47,67%. Phải trả người bán ngắn hạn tăng do PV Power chiếm dụng vốn từ PVN và PV Gas do thanh tốn chậm tiền khí. Trong năm, Cơng ty tăng chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp: Tập đoàn Điện lực Việt Nam 43.038 triệu đồng, Tổng Công ty bảo hiểm PVI 7.666 triệu đồng,...Việc gia tăng được nguồn vốn đi chiếm dụng của nhà cung cấp giúp doanh nghiệp