Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay lĩnh vực bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh 1 TPHCM (Trang 33)

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, HDBank đã đạt được những thành quả vượt bậc, hồn thiện cơng tác tái cấu trúc tổ chức và tích luỹ các nguồn lực về tài chính, sản phẩm dịch vụ, con người, công nghệ,…để bước vào một giai đoạn phát triển sôi động hơn đưa Ngân hàng vươn lên một tầm cao mới.

Đến cuối năm 2012, HDBank có số dư huy động đạt 46.368 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 21.148 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 326 tỷ đồng, và có hơn 120 điểm giao dịch trên tồn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An, An Giang, Hải Phòng, DakLak, Bắc Ninh,…

Các giải thưởng tiêu biểu:

• Huân chương lao động của Chủ tịch nước.

• Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

• HDBank được NHNN xếp loại A năm 2012.

• Cờ thi đua của NHNN Việt Nam.

• Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.

• Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

• Giải thưởng Ngân hàng tiết kiệm tốt nhất Việt Nam (Do Thời báo kinh tế Việt Nam trao tặng).

• Cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng”.

• Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam (Do Tạp chí tài chính Asiamoney trao tặng).

• Báo cáo thường niên xuất sắc - Vision Awards 2010 (Do Hiệp hội truyền thông Mỹ (LACP) trao tặng).

• Giải thưởng Thanh tốn quốc tế xuất sắc (Do Citi Group trao tặng).

Giải thưởng Chất lượng soạn điện thanh toán chuẩn (Do Wells Fargo trao tặng),…

2.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng tại HDBank 2.2.1 Dư nợ cho vay

Bảng 2.1 : Tình hình dư nợ cho vay tại HDBank (ĐVT: tỷ đồng)

Mục 2010 2011 2012 So sánh

2011/2010

So sánh 2012/2011

+/- % +/- % Dư nợ cho vay 11.728 13.848 21.148 2.120 18% 7.300 53%

(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank qua các năm)

Bi

ểu đồ 2.1 : Tình hình dư nợ cho vay tại HDBank (ĐVT: tỷ đồng)

Tổng dư nợ cho vay của HDBank cũng tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước, năm 2011 tăng 18% so với năm 2010, năm 2012 tăng 53% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của HDBank cao hơn so với tốc độ tăng của toàn ngành (tốc độ tăng toàn ngành năm 2011 là 12%, năm 2012 ước tính là 7%), tuy nhiên hồn tồn phù hợp với quy định tăng trưởng tín dụng do NHNN cho phép (Theo cơng văn số 5037/NHNN-CSTT ngày 13/08/2012, NHNN cho phép dư nợ tín dụng của HDBank đến cuối năm 2012 tối đa là 23.115 tỷ đồng).

Cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay của HDBank đạt 21.148 tỷ đồng, bằng 0,77% dư nợ ước tính của tồn ngành. Mặc dù tốc độ tăng trưởng dư nợ của HDBank khá cao so với trung bình ngành nhưng tổng dư nợ của HDBank vẫn rất nhỏ so với các ngân hàng khác.

Năm 2013, căn cứ công văn số 1172/NHNN-CSTT ngày 25/02/2013, nhằm đảm bảo an toàn của hoạt động ngân hàng, trên cơ sở tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng tăng trưởng của HDBank, NHNN cho phép HDBank được tăng trưởng tín dụng 12% trong năm 2013.

2.2.2 Nợ quá hạn, Nợ xấu

Bảng 2.2 : Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại HDBank (ĐVT: tỷ đồng)

Mục 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011So sánh +/- % +/- % Nợ quá hạn 330 1.121 1.742 791 240% 621 55% Nợ xấu 98 292 508 194 198% 216 74%

(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)

Bi

ểu đồ 2.2 : Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại HDBank (ĐVT: tỷ đồng)

Bảng 2.3 : Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tại HDBank

Mục 2010 2011 2012

Tỷ lệ Nợ quá hạn/tổng dư nợ 2,81% 8,10% 8,24%

Tỷ lệ Nợ xấu/tổng dư nợ 0,84% 2,11% 2,40%

Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại HDBank cũng tăng qua các năm ứng với sự gia tăng của dư nợ cho vay, tốc độ tăng trưởng của nợ quá hạn và nợ xấu cao hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ, đây là dấu hiệu có thể cho thấy chất lượng tín dụng tại HDBank ngày một giảm. Việc nợ quá hạn tăng cao một phần là do ảnh hưởng bởi khó khăn chung của kinh tế xã hội Việt Nam trong năm 2011 và 2012 với hàng loạt doanh nghiệp giải thể, cụ thể số lượng doanh nghiệp giải thể trong năm 2011 là 79.014 doanh nghiệp, đến cuối tháng 11/2012 số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và giải thể trong năm 2012 là 48.473 doanh nghiệp.

Mặc dù nợ quá hạn và nợ xấu tại HDBank ngày một gia tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu tại HDBank luôn thấp hơn 3% và nằm trong mức cho phép của NHNN.

2.3 Tổng quan về hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại HDBank 2.3.1 Dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp

2.3.1.1Dư nợ doanh nghiệp phân theo khách hàng

Bảng 2.4 : Tình hình dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp

(ĐVT: tỷ đồng) Mục 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- %

Dư nợ doanh nghiệp 6.268 7.717 8.719 1.449 23% 1.002 13%

Dư nợ cá nhân 5.460 6.131 12.429 671 12% 6.298 103%

Tổng dư nợ cho vay 11.728 13.848 21.148 2.120 18% 7.300 53%

(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)

B

ả ng 2.5 : Tỷ trọng dư nợ phân theo khách hàng

Mục 2010 2011 2012

Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp 53% 56% 41%

Tỷ trọng dư nợ cá nhân 47% 44% 59%

Tổng 100% 100% 100%

Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu dư nợ phân theo khách hàng (ĐVT: tỷ đồng)

Căn cứ các số liệu trên, dư nợ cho vay doanh nghiệp tại HDBank tăng trưởng qua các năm, năm 2011 tăng 23% so với năm 2010, năm 2012 tăng 13% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng dư nợ doanh nghiệp năm 2012 thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ

doanh nghiệp năm 2011 và thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ năm 2012 là do trong năm 2012 thị trường tài chính biến động rất phức tạp. Ngân hàng lúc thì khó khăn thanh khoản, lúc thì dư thừa vốn. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng bấp bênh, không ổn định. Cầu nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp thường xuyên bị đứt quãng, lúc doanh nghiệp cần vốn thì ngân hàng khơng thể giải ngân, hoặc doanh nghiệp không chịu được mức lãi suất cao; Khi lãi suất hạ, ngân hàng có thể giải ngân thì là lúc phần lớn doanh nghiệp thu hẹp hoạt động, nhu cầu vay giảm hoặc khơng cịn đáp ứng đủ tiêu chuẩn cho vay. Trước đây cơ cấu dư nợ khách hàng doanh nghiệp ln chiếm ưu thế thì đến năm 2012, dư nợ doanh nghiệp thấp hơn dư nợ cá nhân và chỉ chiếm 41%/tổng dư nợ.

Mặc dù tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp/tổng dư nợ và tốc độ tăng dư nợ của doanh nghiệp giảm nhưng số dư nợ doanh nghiệp tuyệt đối tại HDBank vẫn tăng 13% so với năm 2011, trong khi một số ngân hàng khác giảm hoặc chỉ tăng rất thấp. Nguyên nhân một phần do những rung chấn trong hệ thống tài chính thời gian qua như sự kiện sáp nhập cơ cấu lại các ngân hàng nhỏ yếu kém, sự kiện các quản trị viên cao cấp của các ngân hàng lớn bị bắt đã tác động mạnh đến uy tín của nhiều đối thủ cạnh tranh, khả năng huy động tại các ngân hàng này giảm sút ảnh hưởng đến khả năng cho vay, buộc các ngân hàng này phải thắt chặt hoạt động tín dụng, từ đó dẫn đến nguồn khách hàng vay tại HDBank vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng. HDBank có quy mơ cịn khá nhỏ, mức độ bị ảnh hưởng không quá lớn, nên tận dụng cơ hội phát triển nguồn khách hàng và gia tăng hoạt động cấp tín dụng.

2.3.1.2 Dư nợ doanh nghiệp phân theo mục đích vay

Bảng 2.6 : Dư nợ doanh nghiệp phân theo mục đích vay (ĐVT: tỷ đồng)

Mục 2010 2011 2012

So sánh

2011/2010 2012/2011So sánh

+/- % +/- %

sản xuất kinh doanh

Dư nợ doanh nghiệp vay sản

xuất kinh doanh 6.208 7.637 8.634 1.429 23% 997 13%

Tổng dư nợ doanh nghiệp 6.268 7.717 8.719 1.449 23% 1.002 13%

(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)

Bi

ểu đồ 2.4 : Dư nợ doanh nghiệp phân theo mục đích vay

Căn cứ bảng biểu trên, đa phần dư nợ doanh nghiệp là dư nợ vay với mục đích sản xuất kinh doanh, dư nợ doanh nghiệp với mục đích phi sản xuất chiếm tỷ trọng không đáng kể, lần lượt năm 2010, năm 2011 và năm 2012 là 0,96%, 1,04% và 0,97%. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc thù của tín dụng doanh nghiệp chủ yếu là vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ phương án kinh doanh hoặc đầu tư dự án, từ đó tạo ra nguồn thu nhập để trả nợ. Cho vay doanh nghiệp với mục đích phi sản xuất chỉ bó hẹp ở một số mục đích sau: vay mua xe ô tô phục vụ đi lại, vay đầu tư chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản. Trong đó cho vay kinh doanh bất động sản là lĩnh vực cho vay hạn chế hiện nay ở hầu hết các ngân hàng, vì hệ số rủi ro khi cho vay lĩnh vực này theo quy định của NHNN là rất cao, do cho vay bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro, ngành bất động sản các năm gần đây đang gặp nhiều khó khăn, rất nhiều dự án không bán được phải giảm giá hàng loạt, giá giảm nhưng mức cầu vẫn không cao do kinh tế khó khăn, khiến giá bất động sản ngày càng giảm sâu, khơng cịn là kênh đầu tư hấp dẫn nữa, các doanh nghiệp bất động sản lâm vào cảnh khó khăn, hoạt động cầm chừng hoặc phá sản hàng loạt.

Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp phi sản xuất tại HDBank phù hợp với chủ trương và chỉ thị dư nợ phi sản xuất tối đa của NHNN, cuối năm 2012, dư nợ phi sản xuất của HDBank là 2.008 tỷ đồng, bằng 14,5%/tổng dư nợ, nhỏ hơn 16% phù hợp quy định NHNN, trong đó dư nợ phi sản xuất đối với khách hàng doanh nghiệp là 80 tỷ đồng, bằng 5%/tổng dư nợ.

2.3.1.3 Dư nợ doanh nghiệp phân theo thời hạn vay

Bảng 2.7 : Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo thời hạn vay (ĐVT: tỷ đồng)

Mục 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011So sánh +/- % +/- % Ngắn hạn 4.397 5.611 6.360 1.214 27,61 749 13,35 Trung hạn 879 1.042 973 163 18,54 -69 -6,62 Dài hạn 992 1.064 1.386 72 7,26 322 30,26 Tổng 6.268 7.717 8.719 1.449 23,12 1.002 12,98

(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)

Bi

ểu đồ 2.5 : Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo thời hạn vay

Số liệu cho thấy dư nợ doanh nghiệp ngắn hạn của HDBank qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, lần lượt năm 2010, năm 2011 và năm 2012 là 70%, 73% và 73%. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ chính sách tín dụng của HDBank khơng khuyến khích cho vay trung dài hạn, vì các lý do sau: cơ cấu nguồn vốn huy động của HDBank chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, rủi ro tín dụng và chi phí cho vay tỷ lệ thuận với thời hạn vay, thời hạn cho vay càng dài thì khả năng xảy

ra rủi ro càng cao và chi phí cho vay cũng gia tăng tương ứng. Bên cạnh đó, 90% khách hàng doanh nghiệp tại HDBank là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô, nguồn vốn và khả năng quản trị điều hành khá hạn chế nên dự án đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường rất ít.

Căn cứ các bảng biểu trên, dư nợ doanh nghiệp tại HDBank tập trung ở dư nợ ngắn hạn là hồn tồn phù hợp chính sách tín dụng, phù hợp với chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng hiện nay của HDBank.

2.3.1.4 Dư nợ doanh nghiệp phân theo tài sản đảm bảo

Bảng 2.8 : Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo TSĐB (ĐVT: tỷ đồng)

Mục 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % Khơng có TSĐB 120 140 220 20 16,67 80 57,14 Có TSĐB 6.148 7.577 8.499 1.429 23,24 922 12,17 Tổng 6.268 7.717 8.719 1.449 23,12 1.002 12,98

(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)

Bi

ểu đồ 2.6: Dư nợ doanh nghiệp phân theo TSĐB

Số liệu trên cho thấy hầu hết dư nợ doanh nghiệp tại HDBank là dư nợ có tài sản đảm bảo. Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp có tài sản đảm bảo chiếm trên 97%/tổng dư nợ

qua các năm. Dư nợ doanh nghiệp khơng có tài sản đảm bảo lần lượt năm 2010, năm 2011 và năm 2012 là 120 tỷ đồng, 140 tỷ đồng và 220 tỷ đồng, dư nợ này tập trung vào các doanh nghiệp lớn, có kiểm tốn báo cáo tài chính bởi các cơng ty kiểm tốn uy tín, có niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khốn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và lợi nhuận, có thương hiệu trên thị trường, như các cơng ty dầu khí thuộc tập đồn dầu khí Việt Nam, Agifish, các cơng ty gạo,…

Chính sách của HDBank là hạn chế cho vay không tài sản đảm bảo, tuy nhiên hiện nay khơng có quy định về cho vay khơng tài sản đảm bảo, các quy định trước đây hiện đã hết hiệu lực nhưng chưa có quy định mới thay thế. Căn cứ các quy định cho vay không tài sản đảm bảo trước đây, tiêu chí để đánh giá khách hàng thỏa điều kiện cho vay không tài sản đảm bảo chưa khắt khe, nhiều doanh nghiệp có thể dễ dàng đạt được, chưa chứa nhiều tiêu chí định lượng, chưa đề cập nhiều đến yếu tố quy mô doanh nghiệp (vốn, doanh thu), tình hình tài chính doanh nghiệp và chi tiết hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, một yêu cầu quan trọng là cần thiết phải ban hành quy định cho vay không tài sản đảm bảo định kỳ để phù hợp với thực tế, giúp cho cán bộ tín dụng căn cứ vào trong quá trình thẩm định khách hàng cho vay không tài sản đảm bảo, đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ và hạn chế trường hợp tiếp thị khách hàng khơng đạt u cầu gây lãng phí nhân lực, thời gian.

2.3.1.5 Dư nợ doanh nghiệp phân theo ngành nghề

Bảng 2.9 : Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo ngành nghề (ĐVT: tỷ đồng)

Mục 2010 2011 2012

So sánh

2011/2010 2012/2011So sánh

+/- % +/- %

Xây dựng 1.505 1.915 2.656 410 27,24 741 38,69

Công nghiệp chế biến,

chế tạo 941 1.132 745 191 20,30 -387 -34,19

Nông nghiệp, lâm nghiệp

Bán buôn và bán lẻ; Sữa chữa ôtô, mô tô, xe máy

và động cơ khác 811 765 715 -46 -5,67 -50 -6,54 Sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình 806 701 593 -105 -13,03 -108 -15,41 Ngành khác 1.378 2.076 2.400 698 50,65 324 Tổng 6.268 7.717 8.719 1.449 116 1.002 25

(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)

Bảng 2.10: Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp phân theo ngành nghề

Ngành nghề Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Xây dựng 24% 25% 30%

Công nghiệp chế biến, chế tạo 15% 15% 9%

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 13% 15% 18%

Bán buôn và bán lẻ; Sữa chữa ôtô, mô tô, xe máy và động cơ khác 13% 10% 8% Sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình 13% 9% 7% Ngành khác 22% 26% 28% Tổng 100% 100% 100%

Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ doanh nghiệp tại HDBank tập trung chính ở các ngành sau: ngành xây dựng; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Dư nợ doanh nghiệp các ngành này chiếm đa số và luôn tăng trưởng qua các năm. Cuối năm 2012, dư nợ doanh nghiệp ngành xây dựng; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản lần lượt là 2.656 tỷ đồng và 1.610 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30% và 18% so với tổng dư nợ doanh nghiệp.

Dư nợ doanh nghiệp các ngành chiếm tỷ trọng thấp là: cơng nghệ, vận tải kho bãi, tài chính ngân hàng bảo hiểm, y tế, khai khoáng và kinh doanh bất động sản, tỷ trọng các ngành này thường thấp hơn 5%/tổng dư nợ doanh nghiệp qua các năm.

Dư nợ doanh nghiệp các ngành chiếm tỷ trọng thấp hay cao phụ thuộc vào chính

Một phần của tài liệu Nâng cao kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay lĩnh vực bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh 1 TPHCM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w