thẩm định tín dụng doanh nghiệp nói riêng
2.5.1 Đánh giá chất lượng tín dụng tại HDBank
Bảng 2.18 : Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại HDBank
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Tổng tài sản Tỷ đồng 34.389 45.025 52.775 Vốn huy động Tỷ đồng 21.241 30.774 46.368 Dư nợ Tỷ đồng 11.728 13.848 21.148 Nợ xấu Tỷ đồng 98 292 508 Tổng vốn huy động/tổng tài sản % 62 68 88
Dư nợ trên tổng tài sản % 34 31 40
Dư nợ trên tổng vốn huy động % 55 45 46
Nợ xấu trên dư nợ cho vay % 1 2 2
Vốn huy động trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn
của ngân hàng, nó cho ta biết số vốn huy động đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, bao gồm hoạt động tín dụng. Thơng thường một ngân hàng hoạt động tốt khi tỷ số nợ này đạt mức từ 70% đến 80%. Tại HDBank, tỷ số này trong hai năm 2010 và 2011 đều dưới 70%, tuy nhiên có sự cải thiện qua các năm, đến năm 2012 tỷ số này đạt mức 88%. Điều này cho thấy hiện tại, khả năng huy động vốn của Ngân hàng là rất tốt, đủ để tài trợ cho phần lớn các hoạt động kinh doanh.
Dư nợ trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này cho ta biết hoạt động của ngân hàng có tập
trung quá nhiều vào mảng tín dụng hay khơng. Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản của HDBank giảm trong năm 2011 và tăng trong năm 2012 cho thấy trong năm 2012 HDBank tập trung nhiều hơn vào mảng tín dụng, tuy nhiên tỷ số này vẫn ở mức khá thấp, thể hiện HDBank đã khá thành công trong việc theo đuổi định hướng đa dạng hóa hoạt động, khơng phụ thuộc nhiều vào mảng tín dụng.
Dư nợ trên tổng vốn huy động: Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động giảm trong
năm 2011, không biến động nhiều trong năm 2012, ở mức 46% tương đối thấp so với tình hình chung của ngành, con số này cho ta thấy hiện tượng dư thừa vốn khả dụng tại HDBank. Nguyên nhân là do trong một số giai đoạn khó khăn thanh khoản, HDBank đã tăng lãi suất và huy động được một lượng vốn đáng kể với thời hạn tương đối dài, nhưng hoạt động tín dụng lại khơng đẩy mạnh được vì những khó khăn của nền kinh tế. Ngoài ra, HDBank cũng sử dụng vốn huy động để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác.
Nợ xấu trên tổng dư nợ: Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu chỉ khoảng 2%, tăng 1% so với
năm 2010 và không đổi so với năm 2011. Với sự khó khăn chung của nền kinh tế, tình hình nợ xấu tồn ngành ngân hàng gia tăng thì việc duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn cũng là một nổ lực đáng ghi nhận của HDBank.
2.5.2 Đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp
Năm 2012 đã chứng kiến nhiều khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của HDBank nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Để đảm bảo sự ổn định và phát triển, HDBank đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, đặc biệt là đối với khách hàng doanh nghiệp. Đan xen giữa những thành cơng và thất bại, hoạt động thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại HDBank có một số nét chính sau:
- Những khó khăn chung của nền kinh tế đã tác động đến nhu cầu vay và khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp, tạo nhiều khó khăn trong cơng tác thẩm định tín dụng.
- Biến động phức tạp của các ngành nghề gây khó khăn trong cơng tác dự báo và định hướng cho vay doanh nghiệp.
- Việc thẩm định trước, trong và sau cho vay cũng như định giá, giám sát quản lý tài sản đảm bảo có được cải thiện nhưng vẫn phát sinh một số bất cập. - Ban lãnh đạo Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng
thẩm định tín dụng qua việc nghiên cứu và ban hành, bổ sung một số quy định mới trong năm 2012:
+ Quy định tái thẩm định hồ sơ tín dụng số 783/2012/QĐ-TGĐ ngày 23/07/2012.
+ Quy định về cho vay theo ngành nghề và mục đích năm 2012 số 458/2012/QĐ-TGĐ ngày 04/05/2012.
+ Quy định về Nội quy lao động - trách nhiệm của nhân viên trong công tác thẩm định số 719B/2012/QĐ-TGĐ ngày 06/07/2012.
+ Quy định về tài sản đảm bảo số 591/2012/QĐ-TGĐ ngày 04/06/2012.
+ Quy định về thủ tục nhận và quản lý tài sản đảm bảo số 628/2012/QĐ- TGĐ ngày 12/06/2012,…
- Thực hiện chương trình năng suất chất lượng, quy định và kiểm soát thời gian thẩm định cũng như chấm điểm các báo cáo thẩm định.
- Ban lãnh đạo ngân hàng bắt đầu chú trọng hơn vào công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên phụ trách công tác thẩm định.
- Chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp được thể hiện qua một số chỉ tiêu định lượng sau:
B
ả ng 2.19 : Đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp:
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Dư nợ Doanh nghiệp Tỷ đồng 6.268 7.717 8.719
Tổng dư nợ Tỷ đồng 11.728 13.848 21.148
Nợ xấu doanh nghiệp Tỷ đồng 57 178 343
Tổng nợ xấu Tỷ đồng 98 292 508 Tốc độ tăng nợ xấu DN % 212,28 92,70 Tốc độ tăng dư nợ DN % 23,12 12,98 Dư nợ DN/Tổng dư nợ % 53,44 55,73 41,23 Nợ xấu DN/Tổng Dư nợ DN % 0,91 2,31 3,93 Nợ xấu DN/Tổng dư nợ % 0,49 1,29 1,62 Nợ xấu DN/Tổng nợ xấu % 58,16 60,96 67,52 Tốc độ tăng nợ xấu DN/ tốc độ tăng dư nợ DN % 9,18 7,14
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank) Dư nợ doanh nghiệp năm 2012 tại HDBank tuy có tăng so với năm 2011 (1.002 tỷ đồng) nhưng tốc độ tăng đã giảm đáng kể (năm 2011 tăng 23%, năm 2012 tăng 13%). Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp so với tổng dư nợ toàn hàng cũng giảm từ 56% xuống 41%. Về mặt hiệu quả kinh doanh thì tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp giảm sẽ tác động đáng kể đến lợi nhuận của Ngân hàng, tuy nhiên về mặt quản trị chất lượng tín dụng thì việc tăng trưởng chậm giữa lúc nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, mơi trường ngành khơng ổn định, số lượng doanh nghiệp phá sản ngày càng tăng thì điều này góp phần giúp hoạt động tín dụng tại HDBank hạn chế được nhiều rủi ro.
Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu DN so với tổng dư nợ của toàn hàng là 1,62%, có xu hướng tăng qua các năm nhưng nhìn chung vẫn ở mức có thể chấp nhận được.
Qua xem xét các tỷ số nợ xấu doanh nghiệp/tổng nợ xấu, nợ xấu DN/tổng dư nợ DN, tốc độ tăng nợ xấu DN/tốc độ tăng dư nợ DN, ta có thể thấy:
- Nợ xấu doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm và chiếm phần lớn nợ xấu của HDBank (năm 2012 là 67,52%).
- Tỷ lệ phát sinh nợ xấu của riêng hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp có xu hướng ngày càng tăng và cao hơn tỷ lệ nợ xấu trung bình tồn hàng (nợ xấu DN/tổng dư nợ DN là 3,93%, tỷ lệ nợ xấu toàn hàng là 2,4%).
- Tốc độ tăng trưởng nợ xấu doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều lần so với tốc độ tăng dư nợ doanh nghiệp (năm 2012 là 7,14 lần).
Các chỉ số trên cho thấy chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại HDBank hiện nay vẫn chưa được cải thiện nhiều, nguyên nhân một phần xuất phát từ các yếu tố khách quan, một phần xuất phát từ những hạn chế nội tại trong cơng tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại HDBank thời gian qua.
2.6 Những tồn tại trong cơng tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp và nguyên nhân
2.6.1 Những mặt tồn tại trong cơng tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp
2.6.1.1 Thẩm định tư cách khách hàng
Hiện nay việc xem xét uy tín và mức độ giao dịch của khách hàng dựa vào những dữ liệu quá khứ từ trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC), các dữ liệu tại HDBank và các ngân hàng khác. Tuy nhiên thực tế cho thấy chỉ dựa vào các dữ liệu này vẫn chưa đánh giá được chính xác uy tín của khách hàng do số liệu từ trung tâm CIC khơng được cập nhật liên tục, có sự chênh lệch giữa báo cáo CIC với thời điểm thực tế, đồng thời các thơng tin CIC chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết, thống kê, đôi lúc chưa phản ánh được bản chất thực sự của khoản vay, khi khách hàng gặp khó khăn khơng trả được nợ thì động thái chung của hầu hết các ngân hàng là cố gắng nuôi nợ,
che lắp để tránh phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và uy tín ngân hàng, đảo nợ là hiện tượng khá phổ biến trong hệ thống ngân hàng hiện nay, do đó có những khoản vay khách hàng thực sự khơng còn khả năng chi trả tuy nhiên vẫn thể hiện là khoản vay tốt trên báo cáo CIC. Mức độ cạnh tranh hiện nay cũng làm cho việc phối hợp giữa các ngân hàng với nhau khơng tốt, do đó việc tìm hiểu thơng tin về khoản vay ở các Ngân hàng bạn gặp khá nhiều khó khăn. Ngay tại nội bộ HDBank, chuyên viên tái thẩm định Hội Sở cũng khó đánh giá được chính xác bản chất các khoản vay tại Đơn vị kinh doanh nếu chỉ dựa vào dữ liệu trên hệ thống và Đơn vị kinh doanh muốn che đậy. Để kiểm tra chính xác hơn uy tín giao dịch của khách hàng trong quá khứ cần thu thập thêm nhiều hồ sơ dữ liệu tuy nhiên phần lớn khách hàng lại không cung cấp hoặc chuyên viên QHKH không thu thập.
2.6.1.2 Th ẩm đị nh tình hình ho ạt độ ng kinh doanh
Phần lớn các khách hàng vay tại HDBank là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sổ sách kế tốn khơng minh bạch và chưa cập nhật kịp thời, do đó việc quan sát, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh là điều quan trọng và cực kỳ cần thiết trong việc thẩm định cho vay đối với dạng khách hàng này. Thông qua phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp, tham quan tình hình sản xuất tại cơ sở, số lượng nhân cơng, cơng nghệ máy móc thiết bị, quy mơ nhà xưởng, nhà kho,...ta có thể ước lượng được độ chính xác của báo cáo tài chính so với thực tế cũng như sự am hiểu ngành nghề, trình độ, kinh nghiệm của ban điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên việc đánh giá đến nơi đến chốn tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, cịn nhiều thiếu sót. Một số hồ sơ lãnh đạo ĐVKD mang về hoặc chuyên viên QHKH tiếp thị, chuyên viên thẩm định làm việc theo mô tả của chuyên viên khách hàng và trao đổi với khách hàng qua điện thoại nên không nắm sát được tình hình; Đối với một số cơng ty có nhiều cơ sở sản xuất, kho bãi ở ngồi địa bàn ĐVKD hoạt động, dưới áp lực thời gian, chuyên viên khơng có điều kiện để đi kiểm tra từng địa điểm kinh doanh, do đó việc ước lượng quy mơ hoạt động thiếu chính xác. Những
khoản vay nhỏ, việc xác minh thực tế khơng có sự tham gia của chuyên viên tái thẩm định Hội sở cũng gây nhiều khó khăn trong việc đánh giá rủi ro của bộ phận này, đối với những khoản vay ĐVKD có thể tự quyết thì rủi ro lại càng cao hơn. Trong trường hợp các chuyên viên làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, thì sự hạn chế về mặt chuyên môn cũng làm chất lượng thẩm định khâu này không đạt được yêu cầu như mong muốn, đặc điểm của cơng tác thẩm định tín dụng là chuyên viên thẩm định thường xuyên phải tiếp xúc với những ngành nghề khác nhau, chính sự bao qt đó làm hạn chế khả năng nhận định chuyên sâu ở mỗi ngành nghề. Ví dụ khi đánh giá những dây chuyền, máy móc thiết bị, quy trình sản xuất khó có thể thực hiện đúng như yêu cầu là xem quy trình sản xuất có hiện đại khơng, có được kiểm sốt chặt chẽ, đạt tiêu chuẩn của ngành khơng, so với một số đối thủ trực tiếp thì như thế nào.
Ngồi ra cơng tác dự báo sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành nghề, đánh giá vị thế của công ty trong ngành và đối thủ cạnh tranh cũng chưa chính xác, khơng có đủ dữ liệu để phân tích dẫn đến tình trạng cơng tác thẩm định thị trường tiêu thụ đầu vào, đầu ra,…chỉ đúng trong ngắn hạn, có sự thay đổi và phát sinh rủi ro sau khi ngân hàng phát vay.
2.6.1.3 Th ẩm đị nh tình hình tài chính
Hệ khách hàng doanh nghiệp tại HDBank chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc điểm của các doanh nghiệp này là BCTC hầu như đều khơng được kiểm tốn và có nhiều sai sót do chủ quan lẫn khách quan, điều này khiến chun viên thẩm định khó xác định được tính chính xác của BCTC. Thơng thường việc kiểm chứng chủ yếu dựa vào các hợp đồng kinh tế, hóa đơn mua bán và báo cáo thuế giá trị gia tăng hàng tháng. Tuy nhiên hiện nay với thủ tục kê khai thuế qua mạng thì tờ khai thuế hàng tháng cũng khơng mang nhiều ý nghĩa trong việc đối chiếu, hơn nữa các DNVVN mua bán khơng phải lúc nào cũng có hóa đơn, chứng từ rõ ràng, đối với những khoản mua bán như thế rất khó kiểm sốt. Trong khâu lập tờ trình và đề xuất tín dụng, chun viên đơi khi quyết định dựa trên cảm giác, trực giác rồi áp ý kiến chủ quan vào khâu phân tích, lập
báo cáo đề xuất, do đó tính khách quan của việc thẩm định chưa cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đa số các doanh nghiệp vay vốn chỉ được chuyên viên thẩm định dưới gốc độ đơn lẽ. Các chỉ tiêu về tài sản, hệ số nợ, hệ số thanh khoản,…chưa được đánh giá dựa trên việc so sánh với tình hình chung của ngành, những trường hợp có sự so sánh thì cũng chỉ mang tính chất sơ sài, dựa vào cảm tính là chính, chưa có căn cứ thuyết phục. Do đặc thù của mỗi ngành khác nhau nên cách làm như thế đơi khi sẽ thiếu chính xác, ảnh hưởng đến quyết định cho vay. Ngồi việc khơng minh bạch, rõ ràng, BCTC của các doanh nghiệp rất ít khi được cập nhật đầy đủ, thông thường các doanh nghiệp chỉ tổng kết BCTC 1 năm/lần, nếu có yêu cầu của Ngân hàng thì họ có thể thực hiện 6 tháng/lần nhưng ở mức độ khá sơ sài, việc không cập nhật được tình hình tài chính thường xuyên của khách hàng, giữa lúc môi trường kinh doanh khó khăn và thường xuyên biến động cũng làm hạn chế khả năng kiểm tra giám sát, thẩm định chất lượng tín dụng sau cho vay.
2.6.1.4 Th ẩ m định phương án vay vố n, d ự án đầu tư, đánh giá khả năng trả n ợ c ủ a khách hàng
Đối với những doanh nghiệp quy mô hoạt động nhỏ lẻ, một số chỉ mang tính chất gia đình, có rất ít đơn vị chú trọng đến việc lập phương án, dự án kinh doanh chi tiết, bài bản. Đối với những doanh nghiệp lớn thì họ lại ngại chia sẽ những kế hoạch, chiến lược chi tiết ra bên ngồi, khi Ngân hàng u cầu thì cũng chỉ thực hiện một cách đối phó. Dưới áp lực chỉ tiêu kinh doanh, sự cạnh tranh của các ngân hàng khác, đôi khi ĐVKD buộc chấp nhận những phương án này, mặc dù độ chính xác rất hạn chế. Một số trường hợp chuyên viên QHKH làm luôn việc lập phương án, dự án cho doanh nghiệp. Do đó, bản chất các phương án kinh doanh, dự án đầu tư mà doanh nghiệp cung cấp chưa mang tính chính xác cao, việc thẩm định các phương án dự án này để làm cơ sở ra quyết định cấp tín dụng là khơng có nhiều ý nghĩa.
Một mặt tồn tại khác trong thẩm định phương án kinh doanh và dự án đầu tư là các số liệu đầu vào trong thẩm định còn hạn chế, như số liệu về tính khả thi của dự án,
số liệu về giá cả, doanh số,…ảnh hưởng đến dữ liệu để đối chiếu so với phương án, dự