nghiệp
1.3.1 Khái niệm về chất lượng thẩm định tín dụng
Cơng tác thẩm định tín dụng đạt chất lượng khi nó giúp TCTD ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn, đảm bảo khả năng thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn. Chất lượng thẩm định tín dụng được thể hiện trước hết ở báo cáo thẩm định, chất lượng dư nợ, rủi ro phát sinh sau cho vay…Bên cạnh đó, chất lượng thẩm định tín dụng cịn thể hiện ở thời gian thẩm định và chi phí thẩm định.
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
Chất lượng thẩm định tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:
- Năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ tín dụng: Con người là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến chất lượng cơng tác thẩm định. Trong tất cả các bước của quy trình tín dụng và cơng tác thẩm định tín dụng đều liên quan đến cán bộ tín dụng. Vì vậy, trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng phải được quan tâm hàng đầu. Nếu cán bộ tín dụng làm sai quy định, thẩm định qua loa, khơng chính xác hoặc vi phạm lợi ích nghề nghiệp sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm gây tổn thất cho TCTD, đặc biệt là đối với các dự án lớn, thời gian thực hiện trong nhiều năm và có tầm ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế xã hội của quốc gia. Chính vì tầm quan trọng của nguồn nhân lực mà ngày nay TCTD không ngừng bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ tín dụng cùng với chế độ đãi ngộ thích đáng.
- Chính sách, quy trình, quy định về thẩm định tín dụng của TCTD: Chính sách, quy trình, quy định phải khoa học. Ngày nay, các TCTD không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến nhất giúp cho cán bộ tín dụng đánh giá và phân tích hồ sơ vay vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khơng
những tiết kiệm được thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo việc ra quyết định đúng đắn. Nếu quy trình và phương pháp thẩm định không khoa học, thủ tục rườm rà, phức tạp, sẽ làm mất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí, thậm chí làm mất cơ hội tài trợ khách hàng hoặc dẫn đến tổ chức tín dụng đầu tư vào một dự án khơng thích đáng.
- Cơ sơ vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cơng tác thẩm định tín dụng.
- Cơng tác tổ chức, kiểm tra, kiểm sốt : Thẩm định địi hỏi phải chính xác nên cơng tác kiểm tra kiểm soát phải nghiêm ngặt để kịp thời phát hiện ra những sai sót và có biện pháp xử lý kịp thời, xác đáng.
- Khách hàng: Khách hàng là đối tượng thẩm định, các hồ sơ khách hàng cung cấp và phỏng vấn trực tiếp khách hàng là cơ sở chính để thẩm định và quyết định cấp tín dụng. Vì vậy, thái độ hợp tác và sự trung thực của khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng.
- Mơi trường chính trị, pháp lý và chính sách của nhà nước: Các chính sách, cơ chế quản lý đóng vai trị điều chỉnh, định hướng hoạt động cho các chủ thể trong nền kinh tế. Nếu cơ sở chính sách hợp lý, đồng bộ và có tính hiệu lực cao thì sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế. Công tác thẩm định cũng không nằm ngồi thơng lệ đó, cơng tác thẩm định tín dụng chịu sự điều khiển và chi phối của các văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hệ thống văn bản luật và dưới luật trong việc quy định thẩm định tín dụng và cho vay của tổ chức tín dụng được quy định chặt chẽ góp phần tác động tích cực đến hiệu quả của hoạt động cho vay, đảm bảo lợi ích và mục tiêu phát triển của khách hàng và ngân hàng, thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là nhân tố gián tiếp tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả phương án kinh doanh/dự án đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy khi thẩm định tín dụng cần thiết phải
xem xét đến yếu tố mơi trường kinh tế, đây là yếu tố quan trọng, biến động theo thời gian nên khó đánh giá tại thời điểm thẩm định để ra quyết định cấp tín dụng. - Mơi trường văn hóa xã hội: Khía cạnh văn hóa xã hội từ lâu đã có ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh và đặc biệt là ảnh hưởng đến dự án đầu tư: Chẳng hạn như, khi dự án được triển khai và đi vào hoạt động thì nó phải được xem xét là có phù hợp với phong tục tập quán văn hóa của địa phương hay không, các điều lệ và quy định xã hội có chấp nhận nó hay khơng. Do đó đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cũng như là chất lượng thẩm định tín dụng.
Nhìn chung, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cơng tác thẩm định tín dụng, bao gồm nhân tố chủ quan về phía tổ chức tín dụng lẫn các nhân tố khách quan khác. Việc tìm hiểu và phân tích các nhân tố này sẽ giúp cho chất lượng thẩm định tín dụng ngày càng được nâng cao.
1.3.3 Các chỉ tiêu đo lường chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
Chất lượng thẩm định tín dụng được đánh giá bởi các tiêu chí sau:
- Tỷ lệ nợ quá hạn (Tổng nợ quá hạn/tổng dư nợ): Hệ số này càng thấp chứng tỏ chất lượng thẩm định tín dụng càng cao và ngược lại.
- Tỷ lệ nợ xấu (Tổng nợ xấu/tổng dư nợ): Tương tự như trên, hệ số này càng thấp chứng tỏ chất lượng thẩm định tín dụng càng cao và ngược lại.
- Tỷ lệ tốc độ tăng trưởng nợ xấu/tốc độ tăng trưởng dư nợ: Hệ số này nhỏ hơn một (< 1) chứng tỏ chất lượng thẩm định tín dụng tốt và ngược.
- Những sai sót phát sinh trong từng nội dung thẩm định.
- Thời gian thẩm định tín dụng thực tế so với thời gian thẩm định tín dụng quy định: Thời gian thẩm định tín dụng thực tế bằng hoặc nhỏ hơn thời gian thẩm định tín dụng quy định thì chất lượng thẩm định tốt và ngược lại.
- Chi phí thẩm định tín dụng thực tế so với chi phí thẩm định tín dụng quy định: Chi phí thẩm định tín dụng thực tế bằng hoặc nhỏ hơn chi phí thẩm định tín dụng quy định thì chất lượng thẩm định tốt và ngược lại.
1.3.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
Chất lượng thẩm định tín dụng được nâng cao sẽ giúp cho các quyết định cấp tín dụng đúng đắn, đảm bảo thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn, hạn chế các sai sót trong q trình phê duyệt tín dụng, hạn chế trích lập dự phịng tín dụng, hạn chế các rủi ro và thiệt hại, từ đó mang lại lợi nhuận cho tổ chức tín dụng. Do đó việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng là hết sức cần thiết.
Kết
luận chương 1 : Nội dung chương 1 tập trung vào cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp, thẩm định tín dụng doanh nghiệp và chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp, nêu lên tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp cũng như là đối với nền kinh tế và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK)
2.1 Tổng quan về HDBank