Bảng tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro trong hoạt động tín dụng và biện pháp hạn chế tại NHNoPTNT việt nam chi nhánh yên lạc – vĩnh phúc (Trang 45)

Đvt: triệu đồng Ch ỉ tiêu 2015 2 014 2013 So sánh 2015 với 2014 2014 với 2013 Nợ xấu 1 1.047 5 .372 2 0.77 4 5 675 - 15402 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2 ,053 1 ,151 4 ,126 0 ,90 2 - 2,073 Nợ quá hạn 3 3.854 2 4.19 6 5 4.44 9 9 .65 8 - 30.25 3

(Nguồn: Tính tốn và tổng hợp BCTC Agribank Yên Lạc)

Tình hình nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn 2013 - 2015 diễn biến thất thường. Khi năm 2013, nợ xấu của ngân hàng là 20.774 triệu đồng khá lớn, nhưng qua nhiều biện pháp khắc phục và dùng dự phịng bù đắp thì đến năm 2014 chỉ tiêu này đã giảm hẳn và chỉ còn 5.372

triệu đồng, giảm 15.402 triệu đồng so với năm 2013. Tuy nhiên đến năm 2015, chỉ tiêu này là 11.047 triệu đồng có xu hướng tăng, tăng 5.675 triệu đồng so với 2014; Nhờ nhiều biện pháp khắc phục, thì trong tổng cơ cấu nợ tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần và nằm trong sự kiểm soát của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 là 4,126% rất cao nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn 2,053%.

Mặc dù nợ xấu đã có thể kiểm sốt nhưng nguy cơ tăng vẫn là cao khi mà nợ quá hạn lại có xu hướng tăng khá nhanh. Năm 2015 là 33.854 triệu đồng tăng 9.658 triệu đồng so với năm 2014.

2.2.2.2.Dự phòng rủi ro và nguồn bù đắp rủi ro của ngân hàng

Bảng 2.7: Tình hình trích lập dự phịng rủi ro Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu N ăm 2015 N ăm 2014 N ăm 2013 Dự phịng rủi ro 3 3.902 ,32 1 9.654 ,89 1 9.336 ,20 Tỷ lệ trích lập dự phịng 6 ,30% 4 ,21% 3 ,84%

(Nguồn: Tính tốn và tổng hợp BCTC Agribank Yên Lạc)

Qua bảng số liệu ta thấy, số tiền trích lập dự phịng rủi ro ngày càng tăng từ 19.336,20 triệu đồng lên 33.902,32 triệu đồng. Từ đây có thể thấy, cơng tác phịng chống, dự phịng nợ xấu ln được chú trọng tại chi nhánh và thay đổi theo từng thời kỳ kinh tế. Dự phòng của năm

2013 là 19.336,20 triệu đồng đến năm 2014 là 19.654,89 triệu đồng tăng so với năm trước; tỷ lệ trích lập dự phịng là 4,21%. Dự phịng năm 2014 tăng nhẹ là do quy mơ cho vay có phần bị thu hẹp. Năm 2015, dự phịng là 33.902,32 triệu đồng tăng 14.247,43 triệu đồng so với năm trước tương ứng với tỷ lệ dự phòng là 6,3%.

Từ đây có thể thấy, Agribank Yên Lạc đang dần tăng cường trích lập dự phịng để đảm bảo hoạt động ngân hàng an tồn, ngân hàng ngày càng chú trọng đến cơng tác phân loại nợ và trích lập dự phịng phù hợp đảm bảo hoạt động được an toàn.

2.3.Đánh giá chung về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank Yên Lạc

2.3.1Kết quả đạt được của chi nhánh

Chi nhánh kinh doanh vẫn có lãi, thực hiện tăng cường huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay phát triển kinh tế trên địa bàn. Với nhiều cách thức và hình thức khác nhau như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm dự thưởng nên nguồn vốn huy động được đã tăng trưởng khá mạnh cụ thể năm 2015 đạt 1.006.089 triệu đồng tăng 28,73% so với năm trước.

Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là nguồn huy động được từ dân cư, chiếm tới 96% điều này chứng tỏ người dân rất tin tưởng chi nhánh, nên đã thu hút được lượng tiền gửi nhiều mặc dù lãi suất còn khá hạn hẹp so với các ngân hàng đối thủ. Điều này càng khẳng định địa vị của ngân hàng trên thị trường về sự tin tưởng và phát triển.

Bên cạnh đó, hoạt động cho vay của ngân hàng có phần chậm hơn khi tổng dư nợ 2015 là 538.132 triệu đồng mặc dù có tăng nhưng chỉ

chiếm một nửa só vốn mà ngân hàng đã huy động. Cơ cấu dư nợ đang có xu hướng thay đổi theo nhiều thành phần và có sự chuyển hướng sang tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn, giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Năm 2015, nợ trung – dài hạn là 67.780 triệu đồng chiếm 12,6% trong khi đó năm 2014 chỉ là 39.488 triệu đồng chiếm 8,46%.

Hoạt động tín dụng của chi nhánh đã được đổi mới khá nhiều theocow chế thị trường: đa dạng hóa thành phần vay, xu hướng cho vay trung – dài hạn tăng để hạn chế rủi ro, hoạt động huy động tăng trưởng tốt tuy nhiên hoạt động tín dụng tăng trưởng cịn chậm hơn hoạt động huy động vốn.

2.3.2.Hạn chế

Dư nợ tín dụng chưa cao, chưa phát huy được hết tiềm lực về tài chính của ngân hàng và địa phương. Các cán bộ cịn có tư tưởng sợ trách nhiệm cho vay nên ngại cho vay.

Một số trường hợp giải ngân cho vay còn vi phạm điều kiện cho vay như thiếu TSĐB, việc thực hiện cho vay thế chấp TSĐB còn chưa thực hiện nghiêm túc.

Chưa phản ánh đúng thực chất tình trạng của các khoản nợ do gia hạn nợ nhiều, chuyển nợ quá hạn chưa kịp thời dẫn đến là tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh sau một năm có sự chênh lệch cao.

Chưa sử dụng các biện pháp mạnh để thu hồi nợ, việc giải quyết TSĐB đề thu hồi một phần nợ còn gặp nhiều vướng mắc về thủ tục.

Và chi nhánh chủ yếu cho vay các doanh nghiệp nhà nước mà trong khi đó chính sách cho vay với doanh nghiệp này là cho vay khơng cần TSĐB vì vậy đã dẫn đến nhiều hệ lụy như bây giờ.

2.3.3.Nguyên nhân

2.3.3.1.Nguyên nhân từ phía Agribank Yên Lạc

Quá trình thực hiện quy trình cho vay chưa tốt, việc thực hiện cịn chưa được kiểm tra giám sát chặt chẽ. Do là việc thẩm định khách hàng vay hay trong suốt quy trình cho vay thì cái bộ tín dụng là người được giao nhiệm vụ trực tiếp và chủ yếu thẩm định khách hàng, theo dõi thu hồi nợ,..Mặt khác, do địa bàn hoạt động cũng khá rộng nhưng số lượng cán bộ tín dụng quản lý thì có hạn nên cũng có thể dẫn đến việc khơng theo sát các khoản vay trong q trình theo dõi.

Các phương tiện để thực hiện cơng tác nghiệp vụ có được cải thiện nhưng hầu như chất lượng còn chưa cao gây ảnh hưởng đến việc thu

thập thơng tin về khách hàng cịn hạn chế  phân tích nhận định sai về khách hàng  đưa ra các quyết định sai lầm là điều khó tránh khỏi.

Các chính sách ưu đãi cho khách hàng về lãi suất, phí dịch vụ, thủ tục ,… cịn chưa được truyền thơng rộng rãi dẫn đến người dân địa bàn chưa chưa nắm được những ưu đãi  việc mở rộng quy mơ vay cịn hạn chế.

Mức độ thân thiện, quân tâm chăm sóc khách hàng cịn chưa được tốt. Một số các bộ ngân hàng cịn có tư tưởng khách hàng là người cần mình, hách dịch nên gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh ngân hàng.

Do việc cho vay của các cán bộ tín dụng cịn chạy theo chỉ tiêu nên đã cho qua một số các sai sót của khách hàng khơng đủ điều kiện vay vốn.

2.3.3.2.Nguyên nhân từ phía khách hàng

Thứ nhất: Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả

nợ. Trường hợp này rất phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự đốn các vấn đề kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai mơc đích, sản phẩm chất lượng thấp khơng bán được… Hơn nữa có rất nhiều người vay sẵn sàng lao vào những cơ hội kinh doanh mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, mà khơng tính tốn kỹ hoặc khơng có khả năng tính tốn những bất trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng là rất lớn.

Thứ hai: Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng.

Để đạt được mục đích thu được lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để ứng phó với ngân hàng như mua chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tài chính sai lệch. Trong trường hợp này, nếu khơng phát hiện ra, ngân hàng sẽ đánh giá sai về khả năng tài chính của khách

và cho vay vốn với khối lượng và thời hạn không hợp lý, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn là rất cao.

Ngồi ra, cũng có những trường hợp người kinh doanh có lãi song vẫn khơng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn mà cố tình kéo dài với ý định không trả nợ hoặc tiếp tục sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.

2.3.3.3.Nguyên nhân khác

Thứ nhất: Chất lượng thông tin chưa cao. Các thông tin mà ngân

hàng thu thập thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh trên thị trường; sau đó dựa vào các thơng tin thu thập được để ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế thì khơng phải lúc nào các thông tin ngân hàng thu thập được đều có tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Do vậy, nếu hệ thống thơng tin tín dụng của ngân hàng khơng hoạt động có hiệu quả, cập nhật được những thơng tin đáng tin cậy thì tất yếu dẫn đến việc ngân hàng thất thoát vốn khi cho vay.

Thứ hai: Những biến động kinh tế không dự báo được. Khi nền

kinh tế ổn định, tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội có xu hướng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, khi xuất hiện những biến động kinh tế như lạm phát, giá tăng ở một số mặt hàng nào đó ảnh hưởng đến một nhóm ngành thì rủi ro tín dụng với ngân hàng là rất lớn. Nhiều người vay có thể thích ứng và vượt qua khó khăn đó, nhưng cũng có rất nhiều người bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ nên khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng không được đảm bảo.

Thứ ba: Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật. Sự

dụng vốn vay ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khơng ổn định khi có những thay đổi trong quy định về thuế, vốn..,cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị tác động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản đảm bảo, dự trữ, trích lập… Như vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật khơng hồn chỉnh cũng gây khó khăn có doanh nghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe doạ đến sự an toàn của ngân hàng trong cho vay

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ & MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RRTD TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH YÊN LẠC

3.1.Định hướng phát triển và mục tiêu trong hoạt động tín dụng của Agribank Yên lạc.

Căn cứ vào nhiệm vu của NHNo&PTNT chi nhánh Yên Lạc và căn cứ vào tình hình kinh tế hiện nay, ban lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh Yên Lạc đã đề ra định hướng phát triển kinh doanh trong năm tới như sau:

Tập trung vào công tác huy động vốn đặc biệt là huy động vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội, đặc biệt ưu tiên chú trọng huy động các nguồn vốn trung và dài hạn cả nội tệ và ngoại tệ.

Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phát triển mở rộng các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhanh chóng và phù hợp với thị hiếu khách hàng theo nền kinh tế thị trường

Mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả, có tình hình tài chính lành mạnh, các dự án khả thi..trên phương châm “Phát triển – an toàn và hiệu quả” với mục tiêu năm 2016 cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh 2016Chỉ tiêu Chỉ tiêu Mục tiêu 2016 % so với 2015 Tổng nguồn vốn huy động 1.207, 32 20,00 % - Nội tệ 1.195, 82 19,81 % - Ngoại tệ 11,50 43,75 % Tổng dư nợ 632,2 3 22,00 % - Nội tệ 624,4 3 21,86 % - Ngoại tệ 7,80 34,48 %

Tỷ lệ nợ xấu ( nhóm 3,4,5 ) chiếm tỷ trọng dưới 2%: tập trung quyết liệ rà soát từng khoản nợ đã xử lý, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ đã được giao đến từng cán bộ tín dụng, hàng tháng sẽ có đánh giá kết quả thực hiện.

Nỗ lực cùng khách hàng nhanh chóng hồn thành các thủ tục, hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo tăng cường trách nhiệm của người vay, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý thu hồi nợ.

Thường xuyên theo dõi diễn biến thu chi tiền mặt để đảmm bảo tồn quỹ theo kế hoạch được giao, không để vượt mức quy định

Phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng và trình độ quản lý của đội ngũ ban lãnh đạo theo chuẩn quy định. Cán bộ tín dụng tác nghiệp phải hiểu biết rõ về tình hình thị trường về ngành nghề mà mình định tài trợ, nâng cao công tác thẩm định, đạo đức nghề nghiệp tốt, chủ động, nhắc nhở khách hàng để thu hồi nợ gốc và lãi khi gần đến hạn, phấn đấu khơng để phát sinh nợ q hạn.

3.2.Biện pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Và cũng như các chi nhánh khác, Agribank Yên Lạc thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại chiếm tới hơn 90% thu nhập của chi nhánh. Vì vậy, trên cơ sở phân tích thực trạng RRTD tại Agribank chi nhánh Yên Lạc có thể tham khảo một số các biện pháp sau:

3.2.1.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Trong nền kinh tế hiện nay, quy mơ mỗi hợp đồng tín dụng ngày càng lớn, các dự án vay vốn với nhiều mục đích đa dạng, nhiều ngành nghề khác nhau vì vậy mà cơng tác thẩm định tín dụng ngày càng quan trọng hơn trong quyết định cho vay.

Việc thẩm định nhằm lượng hóa được các rủi ro cũng như những lợi ích mà ngân hàng có thể đạt được hoặc gặp phải khi cho vay. Trên cơ sở đó, đưa ra quyết định cho vay và đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro đối với khách hàng .

Nâng cao trình độ chun mơn và hạn chế rủi ro đạo đức của CBTD

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào q trình cấp tín dụng, là người thực hiện công việc thẩm định và đưa ra những kết luận

để quyết định cho vay. Vì vậy trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng có cảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công tác thẩm định.

Cần thường xuyên đào tạo cập nhật các nghiệp vụ chuyên mơn với cán bộ tín dụng, có sự phân chia trách nhiệm của từng các nhân trong công tác thẩm định một các rõ ràng.

Cần có chế độ lương, thưởng xứng đáng với công sức CBTD bỏ ra. Do CBTD thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro nên có chế độ lương đặc biệt để khuyến khích và hạn chế rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Các CBTD vi phạm quy chế, quy định gây thất thốt vốn ngân hàng thì cần có biện pháp xử lý nghiêm minh.

Củng cố kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp đói với các khách hàng là doanh nghiệp. Quán triệt việc thực hiện cơng tác phân tích tài chính đối với khách hàng doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng, có sự phân tích tổng quan về các chỉ tiêu trên báo cáo và các nhóm chỉ tiêu cụ thể kết hợp với các thông tin ngành để đưa ra những kết luận chính xác.

Tăng cường và hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng

Hiệu quả thẩm định tín dụng có ảnh hướng rất lớn vào độ chính xác và tính kịp thời của thơng tin, nên việc tăng cường hệ thống thơng tin tín dụng là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, việc tiếp cận các nguồn thơng tin của các cán bộ tín dụng cịn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, đã có trung tâm thơng tin tín dụng CIC nhưng lượng thơng tin cịn khá khiếm tốn và có những trường hợp thơng tin sai.

Xây dựng hệ thống đánh giá, cập nhật thông tin khách hàng tại nhiều chi nhánh của ngân hàng, thực hiện liên kết với các ngân hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro trong hoạt động tín dụng và biện pháp hạn chế tại NHNoPTNT việt nam chi nhánh yên lạc – vĩnh phúc (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)