.Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro trong hoạt động tín dụng và biện pháp hạn chế tại NHNoPTNT việt nam chi nhánh yên lạc – vĩnh phúc (Trang 54 - 57)

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Và cũng như các chi nhánh khác, Agribank Yên Lạc thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại chiếm tới hơn 90% thu nhập của chi nhánh. Vì vậy, trên cơ sở phân tích thực trạng RRTD tại Agribank chi nhánh Yên Lạc có thể tham khảo một số các biện pháp sau:

3.2.1.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Trong nền kinh tế hiện nay, quy mơ mỗi hợp đồng tín dụng ngày càng lớn, các dự án vay vốn với nhiều mục đích đa dạng, nhiều ngành nghề khác nhau vì vậy mà cơng tác thẩm định tín dụng ngày càng quan trọng hơn trong quyết định cho vay.

Việc thẩm định nhằm lượng hóa được các rủi ro cũng như những lợi ích mà ngân hàng có thể đạt được hoặc gặp phải khi cho vay. Trên cơ sở đó, đưa ra quyết định cho vay và đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro đối với khách hàng .

Nâng cao trình độ chun mơn và hạn chế rủi ro đạo đức của CBTD

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào quá trình cấp tín dụng, là người thực hiện cơng việc thẩm định và đưa ra những kết luận

để quyết định cho vay. Vì vậy trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng có cảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công tác thẩm định.

Cần thường xuyên đào tạo cập nhật các nghiệp vụ chun mơn với cán bộ tín dụng, có sự phân chia trách nhiệm của từng các nhân trong cơng tác thẩm định một các rõ ràng.

Cần có chế độ lương, thưởng xứng đáng với công sức CBTD bỏ ra. Do CBTD thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro nên có chế độ lương đặc biệt để khuyến khích và hạn chế rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Các CBTD vi phạm quy chế, quy định gây thất thốt vốn ngân hàng thì cần có biện pháp xử lý nghiêm minh.

Củng cố kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp đói với các khách hàng là doanh nghiệp. Quán triệt việc thực hiện công tác phân tích tài chính đối với khách hàng doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng, có sự phân tích tổng quan về các chỉ tiêu trên báo cáo và các nhóm chỉ tiêu cụ thể kết hợp với các thơng tin ngành để đưa ra những kết luận chính xác.

Tăng cường và hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng

Hiệu quả thẩm định tín dụng có ảnh hướng rất lớn vào độ chính xác và tính kịp thời của thông tin, nên việc tăng cường hệ thống thông tin tín dụng là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, việc tiếp cận các nguồn thông tin của các cán bộ tín dụng cịn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, đã có trung tâm thơng tin tín dụng CIC nhưng lượng thơng tin còn khá khiếm tốn và có những trường hợp thơng tin sai.

Xây dựng hệ thống đánh giá, cập nhật thông tin khách hàng tại nhiều chi nhánh của ngân hàng, thực hiện liên kết với các ngân hàng khác để tăng cường các thông tin thu thập. Trực tiếp tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thông tin giao dịch, số dư tài khoản, thông tin các

khoản nợ,…là đầu mối liên hệ với các trung gian tài chính khác để thu thập thơng tin khách hàng khi cần thiết đảm bảo an toàn khi đưa ra các quyết định.

3.2.2.Thực hiện phân tán rủi ro tín dụng

RRTD trong kinh doanh ngân hàng là điều khó tránh khỏi, vậy để lợi nhuận vẫn gia tăng và thị phần khơng giảm sút thì có thể thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro:

Đa dạng hóa danh mục cho vay

Mở rộng cho vay đối với nhiều thành phần kinh tế nhằm hạn chế và tránh việc đầu tư qua lớn vào một đối tượng hay một nhóm đối tượng khách hàng sẽ hạn chế rủi ro khi khả năng tài chính của khách hàng có vấn đề. Với tiềm năng của NHNo&PTNT chi nhánh n Lạc hồn tồn có thể mở rộng cho vay đối với các hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Ngồi ra cần đa dạng hóa các nghiệp vụ cho vay để hạn chế rủi ro xảy ra khi tập trung vào một nghiệp vụ, nên kết hợp với phương thức cho vay đồng tài trợ để hạn chế rủi ro tốt hơn.

Thực hiện bảo hiểm khoản vay

Bảo hiểm khoản vay là hình thức chuyển một phần hay tồn bộ rủi ro của khoản vay cho cơng ty bảo hiểm. Ở các nước phát triển thì biện pháp này được sử dụng khá phổ biến. Mặc dù ngân hàng đã thực hiện thẩm định khách hàng và đo lường về các rủi ro tuy nhiên thì nếu xem xét về các rủi ro về thiên tai, hỏa hoạn.. trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng tài chính của khách hàng và gián tiếp ảnh hưởng đến khoản vay của khách hàng tại ngân hàng. Vậy nếu như có bảo hiểm thì ngân hàng chỉ bị chậm thu khoản tiền vay chứ không bị mất vốn.

3.2.3.Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng

Cán bộ tín dụng nói riêng và ban lãnh đạo ngân hàng cần tăng cường kiểm tra giám sát để thường xuyên nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tình trạng của TSĐB. Thường xun đơn đốc khách hàng hồn thu hồi nợ. Ngồi ra, cần nắm bắt thơng tin kịp thời nhanh chóng để đưa ra các quyết định và biện pháp xử lý kịp thời.

Nắm vững khả năng các nguồn thu của khách hàng theo dõi hoạt động tiêu thụ sản phẩm để có biện pháp thu hồi nợ kịp thời. Hàng tháng cần sao kê các khoản nợ của từng khách hàng, xem xét hiện trạng và đôn đốc thu hồi nợ để giảm thiểu rủi ro và hạn chế các khoản nợ quá hạn phát sinh ở kỳ tiếp theo.

3.2.4.Tăng cường và giám sát hiệu quả sử dụng TSĐB

Việc tăng cường đảm bảo khoản vay bằng tài sản đảm bảo giúp ngân hàng có được nguồn thứ cấp thu hồi nợ khi tài chính khách hàng gặp rủi ro. Tuy nhiên, việc xác định giá trị TSĐB cần khách quan, cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi, thu thập nắm bắt các thông tin về tài sản trên thị trường để có cơ sở đánh giá lại tài sản đảm bảo nếu có biến động. Cần nắm bắt các thơng tin như: TSĐB đó đã được đảm bảo cho khoản vay nào? ở đâu chưa? Tính thanh khoản ra sao?... các yếu tố khác liên quan để có thể định giá một cách sát nhất giá trị của tài sản. Nên tăng cường cho vay có TSĐB, khuyến khích khách hàng nộp thêm tài sản để đảm bảo cho khoản vay để hưởng lãi suất thấp hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro trong hoạt động tín dụng và biện pháp hạn chế tại NHNoPTNT việt nam chi nhánh yên lạc – vĩnh phúc (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)