2.1. Khái quát quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
2.1.2. Quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam – Trung Quốc
2.1.2.1. Quan hệ thương mại
Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Trung – Việt được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700 lần. Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Lợi ích thương mại song phương mang lại cho hai nước là điều dễ dàng nhìn thấy. Nhưng cùng với thương mại song phương liên tục tăng trưởng, vấn đề mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước đã ngày càng bộc lộ. Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhập siêu trong thương mại với Trung Quốc. Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam chi yếu gồm dầu thô, than đá và một số nông sản nhiệt đới, sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu có máy móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận tải, nguyên phụ kiện dệt may, da giầy, phân bón và vật tư nơng nghiệp, và hàng tiêu dùng. Có thể thấy, những năm gần đây, kết cấu hàng thương mại giữa hai nước thay đổi không lớn, Việt Nam vẫn dựa vào xuất khẩu nhiên liệu và nông sản phẩm là chủ yếu, còn nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng.
Tuy nhiên, những năm gần đây, quan hệ kinh tế cịn có những vấn đề nổi cộm. Trước hết là vấn đề mất cân bằng trong thương mại song phương.
Năm 2009, riêng nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tới 80% tổng lượng nhập siêu của Việt Nam.
Tiếp đó là vấn đề trúng thầu của các doanh nghiệp Trung Quốc trong các dự án trọng điểm của Việt Nam mà báo chí trong nước vẫn đưa lên gần đây. Đa số các dự án lớn đấu thầu cơng khai thì đều lọt vào tay nhà thầu Trung Quốc do giá chào thầu của họ rất rẻ.
Vốn cho vay của Trung Quốc ngày càng tăng trong tổng lượng vốn vay của Việt Nam, dự báo cho một sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc.
2.1.2.2. Quan hệ hợp tác đầu tư
Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới, nhiều tập đồn lớn của Trung Quốc bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Tính đến hết tháng 12/2010, Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 770 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 3,7 tỷ USD, đứng thứ 14/92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Trong những năm qua, Trung Quốc đã khơng ngừng tăng qui mơ tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam. Hiện hai bên đang triển khai một số dự án hợp tác kinh tế lớn như Dự án xây dựng nhà máy khai thác và tuyển luyện đồng tại Sin Quyền; nhà máy phân đạm Hà Bắc; Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh I, II; Dự án thơng tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai và khu đầu mối Hà Nội; Dự án hiện đại hố hệ thống thơng tin tín hiệu đường sắt đoạn Vinh – thành phố Hồ Chí Minh, Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám Ninh Bình v.v…; Dự án viễn thơng nơng thơn; Dự án đường sắt đô thị tuyến Hà Nội – Hà Đông v.v…
Hai bên cũng nhất trí tăng cường thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác lâu dài cùng có lợi trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác, tăng cường hợp tác trong các dự án trong khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” và các dự án lớn khác. Tháng
7/2008, Tập đồn Cơng nghiệp than khống sản Việt Nam và Cơng ty Hữu hạn cơng trình quốc tế Nhơm Trung Quốc (CHALIECO) đã ký Hợp đồng EPC xây dựng Nhà máy Alumin, thuộc Dự án Tổ hợp Bauxit – nhơm Lâm Đồng trị giá 446 triệu USD.
Ngồi tín dụng ưu đãi, Chính phủ Trung Quốc cịn hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản viện trợ khơng hồn lại dùng vào việc tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc; giao lưu thanh thiếu niên; đầu tư trang thiết bị cho một số bệnh viện tại Việt Nam; xây dựng khu nhà ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Cung Hữu nghị Việt – Trung.
2.1.3. Vai trò của FDI Trung Quốc đối với Việt Nam
Việt Nam có những lợi thế về vị trí địa lí, giao thơng, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động dồi dào có trình độ đã và đang tích cực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để từng bước phát triển kinh tế tương xứng với tiềm năng của mình. Trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng cả về vốn, số lượng các dự án. Đầu tư trực tiếp nước ngồi đã có những đóng góp quan trọng, khẳng định vai trị của mình trong sự phát triển kinh tế của cả nước. Trung Quốc cũng là một trong những nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi đã góp phần khơng nhỏ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước và nâng cao năng lực sản xuất các ngành công nghiệp. Đầu tư của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chế biến và công nghiệp sản xuất, kinh doanh bất động sản, xây dựng – là những ngành kinh tế quan trọng của quốc gia. Qua đó tạo cơ sở hạ tầng tốt hơn, thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển và tác động tích cực đến các lĩnh vực khác.
Đầu tư trực tiếp nước ngồi nói chung cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc giúp cho Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới. Trung Quốc là một quốc gia có quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới như Nhật, Mỹ và các nước Châu Âu, tham gia vào các tổ chức tài chính, tín dụng, thương mại quốc tế như APEC, WTO, ARF… do vậy việc tiếp nhận đầu tư của Trung Quốc cũng là bước tập dượt, giúp Việt Nam nhanh chóng hịa nhập với mơi trường kinh doanh khu vực và quốc tế bằng việc tiếp cận với tổ chức và bạn hàng quốc tế ngoài khu vực. Bên cạnh đó, thơng qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đồn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất trong nước đã tiếp cận được với các thị trường trên thế giới.
Trung Quốc là nước có trình độ cơng nghệ cao, do vậy tiếp nhận đầu tư của Trung Quốc, Việt Nam tiếp thu được kiến thức và kỹ thuật của họ đồng thời tiếp cận những phương thức quản lý trong một số lĩnh vực mà Trung Quốc có thế mạnh được đầu tư vào Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngồi của Trung Quốc góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, góp phần đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực. Khu vực có vốn FDI đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động trực tiếp và một số lượng lớn lao động gián tiếp do tác động lan tỏa của các dự án FDI ở Việt Nam. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các dự án có vốn FDI của Trung Quốc đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, cơng nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong chuyên nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
FDI của Trung Quốc cũng góp phần cải cách thủ tục hành chính và tăng tính minh bạch của môi trường đầu tư ở nước ta. Bên cạnh yêu cầu tự đổi mới để hội nhập và phát triển, sự có mặt của các nhà FDI trong nền kinh tế đã góp phần thúc đẩy q trình hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Để thu hút FDI, cùng với hồn thiện hệ thống pháp lý cũng cần tích cực cải cách các thủ tục hành chính và có những chính sách thơng thống hơn để thu hút được vốn FDI ngày càng nhiều và hiệu quả hơn.
2.2. Thực trạng thu hút vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua2.2.1. Theo hình thức đầu tư 2.2.1. Theo hình thức đầu tư
Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp của Trung quốc vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư (Chỉ tính các dự án cịn hiệu lực đến ngày 21/12/2010) TT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 524 2.128.172.082 998.646.250 2 Liên doanh 181 1.036.282.673 431.427.612 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 35 62.844.475 37.656.094 4 Công ty cổ phần 11 37.376.087 32.093.562 Tổng cộng 751 3.264.221.317 1.499.823.518 (Nguồn: Bộ kề hoạch và đầu tư) Trung Quốc tham gia vào các hình thức đầu tư tương đối đa dạng nhưng chủ yếu là tập trung vào hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi và doanh nghiệp liên doanh.
Trong các hình thức trên, hình thức 100% vốn nước ngồi chiếm vị trí chủ yếu về số dự án: với 524 dự án, chiếm 69,77% về tổng số dự án Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, tổng số vốn là 2.128.172.082 USD.
Điều này cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc đã trải qua giai đoạn thăm dò, thử nghiệm tại thị trường Việt Nam. Họ đã tự tin, hiểu biết, đủ khả năng độc lập kinh doanh cũng như đặt niềm tin ở thị trường Việt Nam.
Theo hình thức liên doanh thì có 181 dự án, chiếm 24,1% về số dự án, tổng vốn đầu tư là 1.036.282.673 USD.
Số vốn đầu tư vào hình thức liên doanh khá lớn cho thấy một số nhà đầu tư Trung Quốc còn sợ mạo hiểm khi đầu tư tại Việt Nam và họ muốn phía Việt Nam chia sẻ rủi ro với họ nên hình thức đầu tư liên doanh vẫn chiếm tỉ trọng khá cao (24,1%). Ngoài ra, với ưu điểm vừa khai thác được lợi thế của
Việt Nam như: vị trí địa lý thuận lợi, mơi trường chính trị ổn định, nguồn lao động rẻ, nguồn nguyên liệu phong phú… vừa tranh thủ tận dụng và phát huy sức mạnh của các nhà đầu tư (vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý…). Do đó, hình thức liên doanh vẫn chiếm tỉ trọng khá cao.
Trong các liên doanh này, tỷ lệ vốn pháp định do phía Việt Nam đóng góp thường khơng q 30%, chủ yếu là dưới dạng giá trị sử dụng đất và nhà xưởng sẵn có. Phía nước ngồi đóng góp bằng tiền mặt và trang thiết bị nhập khẩu. Do vậy, trong thời kỳ xây dựng cơ bản các liên doanh phụ thuộc toàn bộ vào tiến độ góp vốn của các nhà FDI. Bên cạnh đó, hầu như tồn bộ q trình điều hành dự án và thực hiện dự án đều do phía nước ngồi thực hiện và quyết định. Các doanh nghiệp khi tham gia vào liên doanh của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước nên sự bất cập về quan điểm, phương thức và mục tiêu kinh doanh đã dẫn đến những xung đột trong cách tổ chức và điều hành kinh doanh. Do vậy, vai trò của các liên doanh đã nhỏ lại càng có xu hướng giảm dần.
Trong những năm gần đây khi mơi trường, chính sách đầu tư đã được cải thiện nhiều trở nên thơng thống hơn và các nhà đầu tư Trung Quốc đã hiểu rõ pháp luật Việt Nam, tình hình thị trường Việt Nam thì họ an tâm khi đầu tư vì vậy hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó sự chuyển đổi hình thức đầu tư cịn phải kể đến một số nguyên nhân khác như:
- Các khu công nghiệp, khu chế xuất xuất hiện ngày càng nhiều và từ khi thành lập đã được xây dựng kết cấu hạ tầng nên nhà đầu tư muốn thực hiện dự án chỉ cần thuê đất là có thể thành lập doanh nghiệp với những thủ tục đơn giản. Do vậy, họ bỏ vốn 100% để thành lập dự án.
- Khi thực hiện đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngồi thì các nhà đầu tư có quyền hưởng tồn bộ số lợi nhuận và có quyền tự quản lí, điều hành dự án theo quyết định của mình để đạt được lợi ích cao nhất.
Biểu đồ 2.1: Tỉ trọng các dự án FDI của Trung Quốc vào Việt Nam theo hình thức đầu tư
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư)
Hai hình thức cịn lại: hợp đồng hợp tác kinh doanh 35 dự án và công ty cổ phần 11 dự án chiếm tỉ lệ vốn lần lượt là 4,66% và 1,46%. Đây là thực trạnh chung với tất cả các nhà đầu tư khác. Vì vậy địi hỏi chúng ta phải có những giải pháp thích hợp để các nhà đầu tư quan tâm hơn đến hình thức này.
2.2.2 Theo ngành
Bảng 2.2: FDI của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo các ngành (Chỉ tính các dự án cịn hiệu lực đến hết ngày 21/12/2010)
TT Chuyên ngành Số dự án tư (triệu USD)Tổng vốn đầu Vốn điều lệ(USD) 1 CN chế biến, chế tạo 551 2,204.3 1,097,193,312 2 Kinh doanh bất động sản 11 382.8 107,233,000
3 Xây dựng 48 238.7 98,534,011
4 Y tế và trợ cấp xã hội 7 79.6 3,571,400
5 Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 23 72.1 33,490,710 6 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 14 71.2 33,651,524 7 Khai khoáng 6 43.3 21,259,467 8 Dịch vụ khác 91 172.1 Tổng cộng 751 3,264 1,394,933,424
Từ bảng trên ta thấy FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào các ngành: CN chế biến, chế tạo; xây dựng; nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; dịch vụ lưu trú và kinh doanh bất động sản.
Biểu đồ 2.2: Tỉ trọng các ngành có vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam
(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)
Chú thích: CBCT: cơng nghiệp chế biến, chế tạo; XD: xây dựng; NN,LN,TS: nông nghiệp, lâm ngiệp, thủy sản; DVLT: dịch vụ lưu trú và ăn uống; BĐS: bất động sản; YTE: y tế và trợ cấp xã hội; Khác: các ngành còn lại.
Nếu như trước đây đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khách sạn, dịch vụ với quy mơ dự án nhỏ, thì đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian gần đây đã có sự chuyển hướng từ lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và hàng tiêu dùng là chủ yếu sang lĩnh vực công nghiệp chế biến,chế tạo cả về số lượng dự án và quy mô dự án. Trong các ngành Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam hiện nay, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu với 551/751 dự án,với tổng số vốn 3,264 triệu USD chiếm 67,5% FDI của Trung Quốc vào Việt Nam. Có thể thấy rằng cơng nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư Trung Quốc. Thực tế, công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam thực sự hấp dẫn các nhà FDI không chỉ với Trung quốc mà với cả các nước khác như Singapore, Malaysia…
Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đứng thứ hai với tổng số vốn là 382.8 triệu USD chiếm 11,7% vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam. Bất động sản trong những năm gần đây luôn là một trong những lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư không chỉ riêng các nhà đầu tư Trung Quốc, kể từ năm 2007 đến nay thị trường bất động sản bùng nổ với lượng vốn FDI lớn chưa tùng có. Việt Nam là một thị trường có nhu cầu ngày càng cao về căn hộ, chung cư, văn phịng nhà hàng khách sạn thì lượng FDI đầu tư vào đây đang ngày một “nóng” hơn và có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật, Mĩ, Singapore. Nằm trong xu hướng đó thì vốn FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực này ở Việt Nam cũng ngày một tăng. Một số dự án được cấp mới trong năm 2010 như: Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ đầu tư 902,5 triệu USD xây dựng, kinh doanh Khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, kinh doanh bất động sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Công ty TNHH Posco SS- Vina tại Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 360 triệu USD. Một thực tế là hiện nay nhu cầu nhà ở vẫn rất cao, bình qn diện tích nhà ở trên đầu người ở Việt Nam mới đạt trên 13m2 (Hà Nội có diện