Định hướng thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào việt nam (Trang 45 - 48)

3.1.1. Định hướng thu hút FDI của Việt Nam

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 đã đề ra các mục tiêu: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011–2015 là 10%/năm, thời kỳ 2016–2020 đạt 9%/năm và khoảng 8%/năm thời kỳ 2021–2030. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn bình quân là 10–12%/năm thời kỳ 2011–2015 và 14–15% thời kỳ 2016– 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 55–60% vào năm 2015 và 70–75% vào năm 2020, đưa Việt Nam trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao có tầm cỡ khu vực. Tỷ lệ đơ thị hóa của Việt Nam năm 2015 khoảng 46–47%, năm 2020 đạt 54-55%... Cụ thể như sau:

* Định hướng thu hút FDI theo ngành

Thu hút FDI ưu tiên vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện như: thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn; gia tăng xuất khẩu; tạo việc làm; phát triển công nghiệp phụ trợ; các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Cụ thể là các lĩnh vực sau:

Công nghiệp – xây dựng

Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm cơng nghệ thơng tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học… chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao cơng nghệ. Bên cạnh đó cũng tiếp tục khuyến khích FDI vào ngành cơng nghiệp phụ trợ để giảm chi phí đầu vào về nguyên vật liệu và nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hóa trong nước.

Tiếp tục thu hút FDI và nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp tập trung, phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ. Đột phá vào những ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao.

Khuyến khích FDI tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thức thích hợp gồm BOT, BT để xây dựng cảng hàng không, đường cao tốc, đường sắt, viễn thông, cấp nước, thốt nước… nhằm góp phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế.

Dịch vụ

Việt Nam từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ ngân hàng, tài chính, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thơng, y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo các lĩnh vực và dịch vụ khác.

Khuyến khích các nhà FDI đầu tư các lĩnh vực dịch vụ có giá trị tăng cao và một số lĩnh vực “nhạy cảm” như: lĩnh vực tài chính ngân hàng bảo hiểm, y tế, giáo dục. Bên cạnh việc thu hút đầu tư Việt Nam phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính đó. Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống tài chính – ngân hàng, đảm bảo nhu cầu thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

Tiếp tục duy trì FDI vào các lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, kinh doanh bất động sản.

Nông – lâm – ngư nghiệp

Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây con có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Việt Nam, đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xất khẩu.

Khuyến khích dự án đầu tư cho công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch để nâng giá trị sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá

thành sản phẩm, đổi mới thiết bị các xưởng chế biến, tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt là xuất khẩu.

Khuyến khích FDI tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nơng, lâm nghiệp như các cơng trình thủy lợi, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giao thông nội đồng…

* Định hướng thu hút FDI theo đối tác đầu tư:

Việc lựa chọn đối tác đầu tư phải hợp lý, trong từng ngành từng sản phẩm tập trung lựa chọn các đối tác có tính chiến lược khắc phục tình trạng chọn đối tác thiếu cân nhắc hiệu quả thấp. Tiếp tục thu hút FDI của các đối tác lớn, các đối tác truyền thống như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và ngày càng mở rộng danh mục các nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi. Từ đó thu được những lợi ích từ những mặt mạnh của mỗi nhà đầu tư. Cụ thể như:

- Với Nhật Bản tập trung xúc tiến vào các dự án công nghệ cao, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tiên tiến; chú trọng thu hút FDI của Nhật vào Khu cơng nghệ cao Hịa Lạc theo thỏa thuận của hai Chính phủ trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

- Định hướng thu hút đầu tư từ EU tập trung vào việc thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia vì các cơng ty này có khả năng tài chính mạnh, mạng lưới sản xuất và cung ứng sản phẩm toàn cầu. Trong EU cần tiếp tục thu hút FDI từ các nước công nghiệp hàng đầu như Pháp, Anh, Đức.

- Với Đài Loan, trên cơ sở thế mạnh nước này Việt Nam tập trung thu hút các nhà đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất thép, cơ khí chế tạo, xe máy, xe đạp; các thiết bị điện, điện tử, linh kiện máy tính; xi măng; sợi tổng hợp, dệt, may, giày thể thao xuất khẩu; trồng và chế biến sản phẩm nông lâm ngư nghiệp và chế biến thực phẩm phục vụ xuất khẩu.

Ngồi ra cịn rất nhiều các nhà đầu tư khác với những lợi thế riêng của mình mà Việt Nam cần khai thác có hiệu quả để từ đó phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.

3.1.2. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam

Trung Quốc luôn là một trong những nhà đầu tư hàng đầu có đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển của Việt Nam. Vì vậy việc định hướng thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam là rất cần thiết. Dưới đây là định hướng cụ thể:

Với điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển (sân bay, cảng biển…), Trung Quốc có thể đóng vai trị điểm kết nối cho các nhà FDI tới Việt Nam và cũng cho các nhà xuất khẩu trong nước đến các thị trường quốc tế.

Các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút đầu tư từ Trung Quốc là: công nghiệp chế biến, chế tạo; các dự án cơng nghiệp dịch vụ có tỷ suất sinh lời cao như khách sạn – du lịch, bất động sản. Hiện nay Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ vì vậy nhu cầu về lĩnh vực dịch vụ, nhà ở, văn phòng và khách sạn là rất lớn do đó phải huy động các nguồn vốn đầu tư. Mặt khác các nhà đầu tư Trung Quốc thực sự có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực này và đã có nhiều dự án thành cơng ở Việt Nam, đây là một lợi thế rất lớn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)