Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây dựng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM xây DỰNG tại CÔNG TY cổ PHẦN cầu 14 (Trang 52)

Phương pháp tính giá thành giản đơn

Phương pháp này được áp dụng trong các đơn vị xây dựng có số lượng cơng trình, giai đoạn cơng việc ít nhưng thường có khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất tương đối ngắn khơng có hoặc chỉ có số ít sản phẩm dở dang. Giá thành cơng trình, giai đoạn cơng việc hồn thành theo phương pháp này được xác định bằng cách cộng tất cả các chi phí sản xuất đã tập hợp cho cơng trình, giai đoạn cơng việc đó.

Cơng thức tính:

Z = C + DDĐK - DDCK

Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm xây dựng

C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng DDĐK: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

DDCK: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, đối tượng hạch tốn chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể, đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Đặc điểm của việc hạch tốn chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này là tồn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Đối với các chi phí trực tiếp (ngun vật liệu, nhân cơng trực tiếp...) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì được hạch tốn trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng

từ gốc (hay bảng phân bổ chi phí). Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu thức phù hợp.

Việc tính giá thành chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường khơng đồng nhất với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hồn thành thì tồn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hồn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm theo đơn.

Phương pháp tính giá thành theo định mức

Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp có quy trình sản xuất đã định hình và đi vào ổn định, đồng thời doanh nghiệp đã xây dựng được các định mức vật tư, lao động có căn cứ kỹ thuật và tương đối chính xác. Việc quản lý và hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dựa trên cơ sở hệ thống định mức. Dựa vào hệ thống định mức, kế toán xác định giá thành đơn vị định mức sản phẩm, đồng thời cũng phải theo dõi chặt chẽ tình hình thay đổi định mức trong kỳ và tình hình chi tiêu cho sản xuất so với định mức.

Giá thành sản phẩm được xác định như sau:

Giá thành thực tế của sản phẩm = Giá thành định mức của sản phẩm + Chênh lệch định mức + Thay đổi định mức

Trong đó, giá thành định mức của sản phẩm được xác định căn cứ vào định mức kinh tế, kỹ thuật hiện hành; chênh lệch định mức là số chênh lệch do thoát ly định mức (do tiết kiệm hoặc vượt chi); thay đổi định mức là do định mức kỳ này thay đổi so với kỳ trước.

Chênh lệch do thốt ly định mức = Chi phí thực tế (theo từng khoản mục) - Chi phí định mức (theo từng khoản mục)

Thay đổi định mức = Định mức mới - Định mức cũ

Thông qua phương pháp này, doanh nghiệp có thể kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự tốn chi phí sản xuất và tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả hay lãng phí chi phí, phát hiện kịp thời các nguyên nhân làm tăng giá thành, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này thích hợp với việc xây dựng các cơng trình lớn, phức tạp, q trình sản xuất có thể được tiến hành thông qua các đội sản xuất khác nhau mới hoàn thành được sản phẩm. Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các đội sản xuất, cịn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng.

Z = Dđk + C1 + C2+...+ Cn – Dck

Trong đó: C1, C2 ..., Cn là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất hay từng hạng mục cơng trình của một cơng trình.

Kết luận chương 1

Trong Chương 1, luận văn đã trình bày một số lý luận cơ bản trong kế tốn tài chính về kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng trong doanh nghiệp xây dựng, áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Luận văn đã trình bày được bản chất của chi phí, chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm xây dựng, kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng trong các doanh nghiệp xây dựng.

Những lý luận cơ bản trong Chương 1 là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng và hồn thiện kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại công ty Cổ phần Cầu 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14 2.1. Khái quát chung về công ty Cổ phần Cầu 14

2.1.1. Khái quát chung về công ty Cổ phần Cầu 14 * Công ty cổ phần cầu 14

- Tên viết tắt: Cienco1 – JSBC14

- Tên tiếng anh: Joint Stock Bridge Company No.14 - Cienco1 - Giấy phép kinh doanh: 0100104482

- Mã số thuế:  0100104482

- Vốn điều lệ: 60.000.000.000 đồng

- Địa chỉ: ngõ 95, đường Vũ Xuân Thiều, phường Sài Đồng- Long Biên-

Hà Nội

- Điện thoại: 0438276447

- Quá trình hình thành và phát triển:

+ Công ty cổ phần cầu 14- Cienco1 thuộc tổng cơng ty xây dựng cơng trình giao thơng 1 tiền thân là công ty cầu 14 được thành lập ngày 22-05- 1972. Ngày đầu thành lập công ty Cổ phần Cầu 14 làm nhiệm vụ sửa chữa các cơng trình cầu đường, đảm bảo giao thơng phục vụ cho công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, giải phóng miền nam thống nhất đất nước.

+ Trên 40 năm xây dựng và trưởng thành, công ty cổ phần Cầu 14 đã thi công xây dựng các loại cầu từ nhỏ đến lớn, từ giản đơn đến phức tạp. Đặc biệt công ty đã thi cơng những cơng trình có u cầu kỹ thuật, thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại như khoan cọc nhồi F2m trên nền đá cứng, đúc hẫng dầm với khẩu độ lớn 130m, đúc dầm super T- công nghệ mới nhất ở Việt Nam

+ Mục tiêu chiến lược: Phát huy cao độ cao độ nội lực, chủ động liên doanh liên kết với các đơn vị trong, ngoài ngành, mở rộng thị trường trong nước và khu vực, tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả kinh tế,

chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động, xây dựng công ty phát triển tồn diện, vững chắc theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.

- Ngành nghề kinh doanh:

+ Xây dựng cầu, đường, bến cảng, sân bay + Xây dựng các cơng trình kiến trúc, dân dụng + Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn

+ Sữa chữa thiết bị, gia cơng cơ khí

2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Cầu 14

2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Cầu 14 đang áp dụng theo cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng, cơ cấu tổ chức này được áp dụng phổ biến trong các DN xây dựng hiện nay (Sơ đồ 2.1).

Theo cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng, bộ phận trực tuyến là quan hệ giữa Tổng giám đốc, Phó giám đốc với các đội, xí nghiệp sản xuất. Bộ phận chức năng là quan hệ giữa các phịng ban với các xí nghiệp, đội thi cơng. Theo đó, các phịng ban có chức năng là tham mưu cho Ban giám đốc trên các lĩnh vực có liên quan, báo cáo lên Ban giám đốc cơng ty tình hình hoạt động, kết quả của mình. Ban giám đốc sẽ là người đưa ra các quyết định cuối cùng. Tổng giám đốc công ty chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động của công ty trước Hội đồng quản trị. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban như sau:

- Đại hội đồng cổ đơng:

Đại hội đồng cổ đơng có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông sẽ quyết định những vấn đề cơ bản, những kế hoạch cũng như chiến lược phát triển dài hạn của công ty.

Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đơng bẩu ra, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của cơng ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch hội đồng quản trị, thay mặt Hội đồng quản trị điều hành công ty là Giám đốc.

- Tổng giám đốc.

Tổng giám đốc công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là người đại diện pháp luật của công ty, chịu mọi trách nhiệm về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

- Phó tổng giám đốc:

Là những người hỗ trợ, tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực theo sự phân cơng của Tổng giám đốc. Hiện nay, cơng ty có 4 Phó tổng giám đốc phụ trách về các lĩnh vực: nội chính, kinh tế kỹ thuật, chiến lược, thi cơng.

- Ban kiểm sốt.

Ban kiểm sốt do Đại hội đồng cổ đơng bầu ra, có chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý điều hành công ty, việc chấp hành điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội cổ đông và pháp luật Nhà nước của Hội đồng quản trị, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của cơng ty. Ban kiểm sốt gồm ba thành viên trong đó có một người có chun mơn kế tốn, một người làm trưởng ban kiểm sốt.

- Phịng tổ chức - hành chính – lao động

Xây dựng các kế hoạch tài chính, thực hiện các cơng việc mua sắm. Xây dựng các quy chế trả lương, quy chế nội bộ công ty, tham mưu cho Ban giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, tiền lương, lễ tân, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng trình độ tay nghề, xác định mức lao động tồn cơng ty.

- Phòng kinh tế kỹ thuật.

Chức năng chính là tham mưu cho Ban giám đốc về công tác tổ chức thi công, theo dõi quản lý kỹ thuật, chất lượng cơng trình, lập phương án thiết kế

kỹ thuật, lập dự trữ vật tư thiết bị, máy móc, tiến độ thi cơng cho các cơng trình, tính tốn các thơng số kỹ thuật, đề ra các biện pháp thi công, thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng cơng trình từ khâu vật tư, kết cấu sản phẩm theo giai đoạn đến sản phẩm hồn thiện. Phịng cũng là nơi chịu trách nhiệm ký kết các hợp đồng giao khốn với các xí nghiệp, đội trực thuộc.

- Phòng vật tư, thiết bị

Quản lý và theo dõi tồn bộ vật tư hàng hóa, cơng cụ dụng cụ của cơng ty. Thống kê tình hình thu mua vật tư của các phịng ban, đội thi công sử dụng. Sau khi hồn thành cơng trình phải tổng hợp quyết tốn vật tư cùng các đội thi công. Thường xuyên kiểm tra các vật tư trong kho và sắp xếp vật tư theo từng chủng loại, vệ sinh kho thường xuyên, chuyển các giấy tờ, số liệu tổng hợp cho phịng Tài chính- kế tốn. Thực hiện chức năng cung cấp vật tư, thiết bị, công cụ dụng cụ đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đến các đội xây dựng theo quyết định của Ban giám đốc.

- Phòng quản lý chất lượng.

Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác quản lý chất lượng từ khâu thiết kế, dự toán, đến khâu chuẩn bị đầu vào về tay nghề lao động, vật tư, máy móc thiết bị...Đồng thời xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, xây dựng các định mức chất lượng sản phẩm.

- Phịng kinh doanh.

Thực hiện tìm kiếm thị trường, xem xét các yêu cầu khách hàng, phối hợp với các phịng ban khác trong q trình lập hồ sơ dự thầu, tham gia ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng thu hồi vốn.

- Phịng tài chính kế tốn.

Chức năng chính là tham mưu cho Ban giám đốc về cơng tác kế tốn trên cơ sở chính sách Nhà nước quy định, chịu trách nhiệm về mặt tài chính các hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Hạch tốn kế tốn, thu thập, ghi

tài sản, tiền vốn, công nợ của công ty, thực hiện thu, chi, giám sát tài chính của cơng ty.

Ngồi ra cịn một số phịng ban chức năng khác.

- Tiếp theo là hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty: Gồm các xưởng chun ngành, các đội cơng trình trực thuộc cơng ty. Cụ thể tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm:

1. Xưởng cơ khí xây dựng 2. Đội xe máy thiết bị 3. Đội Cầu 1 4. Đội Cầu 2 5. Đội Cầu 3 6. Đội Cầu 4 7. Đội Cầu 5 8. Đội Cầu 6 9. Đội Cầu 7 10. Đội Cầu 8 11. Đội Cầu 9

2.1.2.2. Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị.

Quy trình sản xuất kinh doanh của cơng ty Cổ phần Cầu 14 được thể hiện qua sơ đồ 2.2.

- Ký hợp đồng và nhận thầu:

Sau khi trúng thầu cơng trình thi cơng, đơn vị tổ chức ký hợp đồng với bên giao thầu và nhận cơng trình thi cơng xây dựng. Hai bên thương thảo và ký hợp đồng xây dựng. Đó là hợp đồng dân sự và là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên để thực hiện một, một số hay tồn bộ cơng việc trong hoạt động xây dựng.

Ban giám đốc thành lập ban chỉ huy công trường, những người có đủ khả năng, năng lực chun mơn giám sát, chỉ huy thi cơng lắp đặt và giao khốn nội bộ. Căn cứ vào các bước công việc cần phải thực hiện và chức năng chun mơn của từng tổ, đội, Phịng kinh tế - kỹ thuật tham mưu cùng Ban giám đốc bàn giao công việc cho các đơn vị tham gia thi công.

- Lập kế hoạch thi công: công ty tiến hành khảo sát, thu thập số liệu cùng với những yêu cầu của chủ đầu tư (bên giao thầu), phòng kinh tế - kỹ thuật sẽ tiến hành thiết kế bản vẽ thi cơng của cơng trình, xây dựng các biện pháp thi công và xác định mức kỹ thuật. Đồng thời, dựa vào các điều kiện trong hợp đồng, giá trị dự tốn của cơng trình và các yếu tố khác để lập kế hoạch về tiến độ thi công.

- Mua vật tư, tổ chức thi công: Với khối lượng công việc phải đảm nhận và tiến độ cần hồn thành, đơn vị thi cơng cùng các bộ phận như: phịng vật tư, phịng tài chính kế tốn…xem xét nguồn lực, vốn, vật tư, thiết bị phục vụ cho q trình thi cơng, mua sắm vật tư, thiết bị và căn cứ vào đó để lập ra phương án thi công.

- Tổ chức thi cơng:

Sau khi nhận khốn của đơn vị, các đội thi công sẽ tiến hành thi công sản phẩm xây dựng theo từng giai đoạn quy định trong hợp đồng dựa trên thiết kế và các kế hoạch đã được đặt ra của phòng kỹ thuật cùng với sự kiểm tra, giám sát của các phòng ban liên quan khác trong đơn vị nhằm đảm bảo tiến độ, tính hiệu quả và chất lượng cơng trình.

- Nghiệm thu cơng trình và lập bản nghiệm thu thanh tốn cơng trình: Khi cơng trình hồn thành hoặc hồn thành từng giai đoạn như hợp đồng, đơn vị tiến hành nghiệm thu khối lượng cơng trình như hợp đồng quy ước. Khi nghiệm thu, bàn giao sản phẩm, cơng việc hồn thành, tiến hành lập bảng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM xây DỰNG tại CÔNG TY cổ PHẦN cầu 14 (Trang 52)