Biện pháp quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường biện pháp cưỡng chế nợ thuế tại chi cục thuế khu vực sông lam II (Trang 26 - 29)

1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

1.3.3. Biện pháp quản lý nợ thuế

Ở các nước công nghiệp phát triển, hệ thống luật pháp mạnh nên việc chây ỳ về nợ thuế ít xảy ra, nếu có xảy ra là những vụ việc lớn. Thế nhưng ở các nước đang phát triển thì việc chây ỳ nợ thuế thường xuyên xảy ra, cho nên cơ quan thuế ngoài việc làm cho người nộp thuế tự giác nộp thuế còn phải động viên, hỗ trợ người nộp thuế làm thế nào để khơng có nợ thuế. Đối với cơ quan thuế, khi đã có nợ thuế thì phải thu được thuế và khơng thể để tình trạng chây ỳ. Để khơng phải thất thốt thuế thì phải hạn chế tình trạng nợ thuế. Nếu người nộp thuế không chấp hành thì phải tăng cường biện pháp cưỡng chế thuế. Trên thực tế, tại các nước đang phát triển, nợ thuế có nhiều hình thức rất đa dạng và từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn đều mang trong mình tư tưởng trốn thuế, chây ỳ và nợ thuế cho nên việc cưỡng chế thuế là biện pháp cần thiết được chú trọng.

1.3.3.1. Khái niệm cưỡng chế nợ thuế

Về khái niệm, cưỡng chế nợ thuế được hiểu là việc cơ quan thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật thuế áp dụng các biện pháp cưỡng chế bắt buộc người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Điều này xuất phát từ việc cá nhân, tổ chức nộp thuế khi đến thời hạn nộp thuế theo quy định trong thông báo nợ thuế hay quyết định xử phạt hành chính về thuế nhưng vẫn khơng tự nguyện chấp hành các quy định từ cơ quan quản lý thuế. Lúc này, các cơ quan quản lý thuế sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế thuế theo pháp luật qui định, như khấu trừ vào tiền lương, thu nhập hoặc khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức tại ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính khác; hoặc cưỡng chế kê biên tài sản...

1.3.3.2. Đặc điểm cưỡng chế nợ thuế

Thứ nhất, Cưỡng chế nợ thuế là một hành vi thi hành pháp luật về thuế,

Đặc điểm đầu tiên của cơng tác cưỡng chế nợ thuế chính là cưỡng chế thuế là hành vi thi hành pháp luật về thuế. Cưỡng chế nợ thuế là một trong các công tác quan trọng áp dụng đối với những người nợ thuế không tự nguyện chấp hành quyết định của cơ quan thuế nhằm mục đích đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế vào NSNN và góp phần thực hiện cơng bằng giữa những người nộp thuế.

Thứ hai, Cưỡng chế nợ thuế là hành vi xuất hiện sau hành vi nợ thuế. Chỉ khi các biện pháp thu nợ đã được thực hiện nhưng người nợ thuế vẫn chưa chịu nộp số thuế nợ vào NSNN thì khi đó CQT buộc phải dùng đến những biện pháp cưỡng chế thuế. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế đảm bảo 100% các khoản nợ thuế được nộp vào NSNN, góp phần chống thất thu thuế.

Thứ ba, Thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế không chỉ liên quan

đến CQT mà cịn có sự tham gia của các cơ quan hành pháp khác. Khi thực hiện cơng tác cưỡng chế thuế địi hỏi phải có sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan, ban, ngành chức năng như: Kho bạc, Công an, Viện kiểm sát… Việc cưỡng chế thuế có liên quan đến lợi ích của người nộp thuế, do vậy, đòi hỏi những thủ tục pháp lý chặt chẽ liên quan đến chức trách của nhiều cơ quan khác nhau. Bởi vậy, việc phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan nhà nước khác là tất yếu, qua đó, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của cưỡng chế thuế.

1.3.3.3. Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế

Có 6 biện pháp cưỡng chế nợ thuế thường được các nước sử dụng như sau: Biện pháp thứ nhất: Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng và yêu cầu phong toả tài khoản. Đây là biện pháp cưỡng chế đầu tiên áp dụng đối với NNT thuộc diện bị cưỡng chế nợ thuế có tài khoản tiền gửi tại kho bạc,

NHTM và tổ chức tín dụng và đang hoạt động giao dịch qua tài khoản.

Biện pháp thứ hai: Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập.

Biện pháp thứ ba: Thông báo hố đơn khơng cịn giá trị sử dụng

Biện pháp thứ tư: Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên.

Biện pháp thứ năm: Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ.

Biện pháp thứ sáu: Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

1.3.3.4. Trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế

Thông thường, để thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế, cơ quan thuê thường thực hiện 5 bước cưỡng chế nợ thuế như sau:

Sơ đồ 1.1. Trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.

Bước 1: Xác định đối tượng phải cưỡng chế

Bước 2: Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin

Bước 3: Ban hành quyết định cưỡng chế nợ thuế

Bước 4: Tổ chức cưỡng chế nợ thuế

Bước 5: Theo dõi thực hiện cưỡng chế nợ thuế và Lưu hồ sơ

Trình tự trên được thực hiện tại các cơ quan thuế và được thực hiện bởi sự phối hợp của tất cả các phịng ban liên quan, đồng thời có sự linh hoạt tùy theo từng trường hợp nhất định xảy ra tại các cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu Tăng cường biện pháp cưỡng chế nợ thuế tại chi cục thuế khu vực sông lam II (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)