Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trong quá trình thực hiện thường bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:
1.4.1. Nhận thức về các đạo luật thuế, về luật quản lý thuế và nhận thức về cưỡng chế nợ thuế. về cưỡng chế nợ thuế.
Muốn pháp luật được thực thi có hiệu quả tốt cần có pháp luật và pháp luật cần phải đảm bảo được các yếu tốt sau: đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, hiểu đúng ít ngoại lệ. Đặc biệt pháp luật phải đưa ra để ngăn ngừa được tình trạng trốn thuế và tránh thuế.
Mặc dù hiện nay, nhận thức về thuế của cơng dân đã có sự cải thiện, nhưng người dân vẫn chưa hiểu hết được ý nghĩa và lợi ích to lớn của cơng tác thuế. Đa phần người dân còn hoạt động theo cái tơi cá nhân, chưa có ý thức trong việc phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, đơi khi cịn chưa có thái độ hợp tác tích cực với cơ quan thuế để thu thuế. Tình trạng gian lận về thuế, chây ỳ khơng nộp thuế cịn khá phổ biến vừa làm thất thu cho NSNN, vừa khơng đảm bảo cơng bằng xã hội. Do đó, hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ cho NNT có vai trị rất lớn trong cơng tác thu ngân sách, góp phần nâng cao ý thức của cơng dân nói chung và NNT nói riêng. Hoạt động tuyên truyền phải phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức, phương tiện, thiết bị hiện đại. Song song với cơng tác tun truyền, hỗ trợ các chính sách, pháp luật mới về thuế, giúp cho NNT nắm bắt và hiểu đúng pháp luật trong lĩnh vực thuế.
Nhận thức đúng đắn về các đạo luật thuế, luật quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế của cả cơ quan thuế, cả đối tượng nộp thuế, cả lãnh đạo chính quyền nhà nước các cấp là một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế.
Tổ chức bộ máy nhân sự quản lý nợ thuế. Bộ máy tổ chức nhân sự phù hợp hay không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý nợ thuế. Quản lý nợ chồng chéo giữa các bộ phận chức năng về thuế sẽ làm tính ỷ lại của bộ phận này vào bộ phận khác, sẽ dẫn đến sự lỏng lẻo trong khâu quản lý, bỏ sót nợ hoặc chậm đôn đốc nợ.
1.4.2. Vai trị của các cấp chính quyền
Sở dĩ có vai trị của bộ máy chính quyền là bởi vì thuế có 3 đặc điểm là thuế có tính bắt buộc, là nguồn thu ngân sách nhà nước; thuế khơng hồn trả thực tiếp và thuế có tính pháp lý cao. Muốn có tính chất pháp lý tốt thì việc quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế phải chắc chắn có sự can thiệp của bộ máy chính quyền. Cơ quan thuế chỉ là cơ quan thu thuế cho chính quyền nhà nước cho nên bộ máy chính quyền khơng thể đứng ngoài cuộc được.
Nâng cao nhận thức các cấp chính quyền, các cơ quan thuế và các đối tượng nộp thuế hiểu ro về các đạo luật thuế, hiểu rõ luật quản lý thuế và quyền hạn của cơ quan thuế có ý nghĩa lớn lao đối với hiệu quả quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế.
1.4.3. Năng lực thực thi pháp luật thuế của cơ quan thuế.
Năng lực chuyên môn của công chức quản lý thuế. Những cán bộ, cơng chức quản lý thuế chưa có kỹ năng, chun sâu, chuyên nghiệp, khả năng ứng dụng các tiến bộ công nghệ tin học vào quản lý thuế chưa phù hợp với yêu cầu quản lý thuế hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính thuế, thậm chí một bộ phận cán bộ quản lý thuế chưa nắm vững và thực hiện tốt
các chính sách thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý thuế nói chung và nghiệp vụ QLNT nói riêng.
Do năng lực của cán bộ thuế có thể chưa hiểu rõ về mình có quyền cưỡng chế thuế hoặc nhận thức quá mạnh về quyền cưỡng chế thuế nên đơi khi cịn bắt bẻ các đối tượng nộp thuế.
Để phát huy hiệu quả năng lực thực thi pháp luật của cơ quan thuế thì trong đó về nguồn nhân lực phải đủ người, đủ trình độ, nghiệp vụ phải tốt và nâng cao, có nhiều kinh nghiệm và làm đúng nghành đúng nghề. Đội ngũ cán bộ phải được đào tạo liên tục và bài bản vì năng lực thực thi pháp luật và luật pháp luôn ln thay đổi, các tình huống càng ngày càng nhiều do đó cần phải đạo tạo liên tục và kịp thời để đội ngũ cán bộ có thể nắm bắt được pháp luật một các rõ nhất. Bên cạnh đó về chất lượng đội ngũ cán bộ phải được chú trọng như trình độ học vấn, số lượng con người phải đủ, bằng cấp phải gắn liền với công việc,…
Cần phải hướng dẫn, đạo tạo cho người nộp thuế liên tục để người nộp thuế có thể nắm bắt được luật pháp một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất, từ đó người nộp thuế có thể chấp hành pháp luật một cách đúng nhất tránh tình trạng trốn thuế là tránh thuế.
Cẩn tuyên truyền luật pháp về thuế đến tất cả các cơ quan đoàn thể được biết và hiểu rõ. Luật pháp được tuyên truyền tốt thì cả người nộp thuế, người tương lai nộp thuế và cả người thu thuế đều vui vẻ tiến hành, điều này cho thấy cơng tác tun truyền đóng góp rất lớn trong việc thực thi pháp luật về thuế.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI
CỤC THUẾ KHU VỰC SÔNG LAM II GIAI ĐOẠN 2019 - 2021 2.1. Khái quát về Chi cục thuế khu vực Sơng Lam II, tỉnh Nghệ An
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển
Chi cục thuế khu vực Sông Lam II được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 05/8/2019 trên cơ sở sáp nhập Chi cục Thuế huyện Hưng Nguyên và Chi cục Thuế huyện Nam Đàn.
Chi cục thuế khu vực Sông Lam II đang phát triển theo hướng hiện đại trong quản lý thuế, cơ sở vật chất hiện đại theo lộ trình, trình độ nghiệp vụ của cán bộ thuế được nâng lên rõ rệt, số lượng cán bộ tăng lên đến cao nhất là 76 người vào năm 2019. Hiện nay chi cục thuế khu vực Sơng Lam II có đủ năng lực về chuyên môn với lực lượng cán bộ thuế chuyên nghiệp, cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ phục vụ yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo mục tiêu mà tổng cục thuế đề ra.
2.1.2. Vị trí địa lý
Chi cục thuế khu vực Sông Lam II có 2 trụ sở chính được đặt tại 2 huyện Hưng Nguyên và huyện Nam Đàn.
2.1.3. Vị thế kinh tế xã hội
Huyện Hưng Nguyên
Huyện Hưng Nguyên là một huyện đồng bằng tả ngạn sông Lam, nằm ở phía nam của tỉnh Nghệ An, là huyện phụ cận thành phố Vinh, rất thuận lợi giao thương buôn bán, phát triển thương mại, dịch vụ và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Diện tích tự nhiên của huyện Hưng Nguyên hiện nay 159 km2, dân số hơn 12 vạn người, trong đó có 2,2 vạn người theo đạo Thiên
chúa. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, tỉnh Nghệ An, huyện Hưng Nguyên đã vượt lên những khó khăn và thách thức, dám nghĩ dám làm trong lao động sản xuất và đã đạt những thành tựu mới trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện.
Với sự nỗ lực phấn đấu, phát huy tối đa tiềm năng, cơ hội, đồng thời khắc phục những khó khăn thách thức, phát triển kinh tế của huyện Hưng Nguyên đã có những bước phát triển mới, kết cấu hạ tầng và đời sống dân cư được cải thiện. Kết quả đạt được trong phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2016 - 2020 về tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,16%. Thu ngân sách tăng lên hàng năm; thu nhập bình quân đạt 46 triệu đồng/ người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng : Nông- lâm- ngư : 18,5 % ; công nghiệp- xây dựng : 46,1%; dịch vụ: 35,4%.
Hiện nay Chi cục thuế khu vực Sông Lam II đang quản lý 532 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.
Huyện Nam Đàn
Huyện Nam Đàn là huyện nằm ở phía đơng nam tỉnh Nghệ An, nằm ở hạ lưu sơng Lam với diện tích 184 km2 và dân số là 164.530 người . Trong điều kiện ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, dịch tả lợn châu Phi, bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò… thời tiết diễn biến phức tạp. Vượt lên khó khăn, vừa tập trung chống dịch, vừa phát triển kinh tế, kinh tế của huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An vẫn tiếp tục tăng trưởng khá, văn hóa xã hội chuyển biến tốt, an ninh chính trị được giữ vững, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục được phát huy.
Kết quả đạt được trong phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2015 - 2020, Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Đàn đã đạt được kết quả tương
đối toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10,1%.
Thu ngân sách tăng bình quân 8,07%/năm; năm 2021 dự kiến thu ngân sách huyện trên địa bàn đạt 107,145 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/người, tăng 25 triệu đồng so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,21% năm 2015 xuống còn 1,46% năm 2020.
Cán bộ và nhân dân huyện Nam Đàn phấn khởi, tích cực, tự giác chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đầu nhiệm kỳ, tồn huyện có 3/23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến cuối năm 2017, có 100% số xã và huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Hiện nay Chi cục thuế khu vực Sông Lam II đang quản lý hơn 700 doanh nghiệp khu vực huyện Nam Đàn.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục thuế Khu vực Sông Lam II
Tổ chức bộ máy Chi cục Thuế khu vực Sông Lam II gồm có 04 lãnh đạo và 05 đội thuế với đội ngũ cán bộ, công chức gồm 74 người, trong đó có 64 cán bộ công chức, và 10 lao động hợp đồng theo Nghị định 68.
Tính đến 31/12/2019, Chi cục thuế có 74 cán bộ, cơng chức, trong đó: - Lãnh đạo Chi cục: 4 người, gồm 1 Chi cục trưởng và 3 phó chi cục trưởng
- Cơng chức có trình độ trên Đại học: 13 người, chiếm 17,6% - Công chức có trình độ Đại học: 52 người, chiếm 70,3% - Cơng chức có trình độ trung cấp: 8 người, chiếm 10,8% - Cơng chức có trình độ sơ cấp: 1 người, chiếm 1,3%
Chi cục thuế khu vực Sơng Lam II đã hồn thành việc sắp xếp bộ máy theo Quyết định số 110/QĐ-BTC ngày 14/01/2019 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục thuế khu vực trực thuộc Cục thuế tỉnh, thành phố.
- 2 Đội quản lý thuế liên phường, xã (Số 1, 2) - 1 Đội Kiểm tra thuế
- 1 Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ - 1 Đội Nghiệp vụ quản lý thuế
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế khu vực sông Lam II
Nguồn: Chi cục thuế khu vực Sơng Lam II
Chi cục trưởng
Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng
Đội kiểm tra thuế Số lượng: 16 người Đội hành chính nhân sự Số lượng: 10 người Đội nghiệp vụ quản lý thuế Số lượng: 15 người Đội quản lý thuế liên xã số 1 Số lượng: 17 người Đội quản lý thuế liên xã số 2 Số lượng: 17 người
2.2. Thực trạng công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế khu vực Sông Lam II giai đoạn 2019-2021
2.2.1. Thực trạng thu thuế tại Chi cục thuế khu vực Sông Lam II giai đoạn 2019-2021
Kể từ khi được thành lập và đi vào hoạt động năm 2019, Chi cục thuế khu vực Sông Lam II liên tục hoàn thành toàn diện vượt mức dự toán ngân sách được Trung ương cũng như địa phương giao, với số thu năm sau cao hơn năm trước.
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả thu NSNN giai đoạn 2019 - 2021
STT Năm Dự toán thu trung ương giao
(triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) Mức độ hoàn thành kế hoạch (%) 1 2019 356.769 613.642 172 2 2020 368.605 730.234 198 3 2021 383.085 856.578 224
Nguồn: Chi cục thuế khu vực Sông Lam II
Năm 2019, tổng thu ngân sách Chi cục thuế khu vực Sông Lam II thu được 613.642 triệu đồng, đạt 172% so với dự toán của trung ương giao. Năm 2020, tổng thu ngân sách của Chi cục thuế khu vực Sông Lam II thu được 730.234 triệu đồng, đạt 198% so với dự toán của trung ương giao. Năm 2021, tổng thu ngân sách của Chi cục thuế khu vực Sông Lam II thu được 856.578 triệu đồng, đạt 224% . Ta thấy số thu ngân sách ngày càng tăng, điều đó góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Bảng 2.2: Tổng hợp số thu NS theo sắc thuế năm 2019 – 2021
STT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tổng thu thuế, phí 613.642 730.234 856.578 1 Thuế CTN-DV-NQD 60.854 65.631 68.913 2 Trước bạ 61.202 64.983 76.147 3 Thuế SDĐ PNN 1.998 2.844 2.759 4 Phí, lệ phí 11.151 6.372 10.769 5 Thuế TNCN 13.246 14.907 16.696 6 Tiền CQ SDĐ 393.742 497.967 642.377 7 Tiền thuê đất 11.453 4.129 7.638 8 Thu khác NS 46.105 57.826 13.300 9 Tiền cấp quyền KTKS 3.782 3.852 6.202
10 Thu từ doanh nghiệp nhà nước
địa phương 1.267 1.883 1.544
11 Thu cố định tại xã 8.842 9.839 10.233
Nguồn: Chi cục thuế khu vực Sông Lam II
Tổng số thu ngân sách hàng năm của Chi cục thuế khu vực Sơng Lam II đều hồn thành vượt mức dự toán được giao với kết quả năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và tốc độ tăng của nguồn thu NSNN thì số thuế nợ đọng qua các năm cũng tăng theo.
2.2.2. Thực trạng nợ đọng thuế tại Chi cục thuế khu vực Sông Lam II giai đoạn 2019-2021
Bảng 2.3: Tổng hợp số nợ thuế giai đoạn 2019 – 2021
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng số thu NS (triệu đồng) 613.642 730.234 856.578 Tổng nợ thuế (triệu đồng) 27.581 30.479 32.830
Tỷ lệ nợ đọng thuế so với tổng thu NS (%) 4,5% 4,2% 3,8%
Tốc độ tăng nợ thuế (%) 10,5% 7,7%
Nguồn: Chi cục thuế khu vực Sông Lam II
Qua bảng số liệu trên cho thấy, bên cạnh số ghi thu vào NSNN liên tục tăng lên thì số thuế nợ đọng do Chi cục Thuế khu vực Sông Lam II quản lý cũng tăng lên. Trong 3 năm liền, tốc độ tăng nợ thuế bình quân chung so với tổng số thu trên là 4,2% = (4,5+4,2+3,8)/3. Năm 2021 tỷ lệ nợ đọng thuế so với tổng số thu ngân sách là 3,8%, nguyên nhân chủ yếu của tình hình nợ thuế của năm 2021 giảm là do tình hình kinh tế tồn quốc nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng đã có rất nhiều khởi sắc, tỷ lệ lạm phát giảm, giá cả hàng hóa, dịch vụ ổn định và tạo nhiều điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng về cả quy mô và chất lượng trong điều kiện có nhiều ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
2.2.2.1. Cơng tác lập kế hoạch thu nợ thuế tại Chi cục Thuế khu vực Sơng Lam II
Tình hình lập kế hoạch thu nợ
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nợ thuế cũng như việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế. Căn cứ vào chỉ tiêu do Tổng cục Thuế giao, căn cứ tiền thuế nợ năm thực hiện và tiền thuế nợ tại thời điểm lập chỉ
tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch, Cục Thuế tỉnh Nghệ sẽ giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 năm thực hiện cho Chi cục Thuế. Các chỉ tiêu thu tiền thuế nợ phải đảm bảo các điều kiện sau: