Điều kiện thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần may hưng long II (Trang 109)

Để tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đã nêu em xin kiến nghị một số ý kiến với các cấp có liên quan và một số kiến nghị với Hiệp hội dệt may Việt Nam như sau:

3.3.1 Đối với nhà nước

+ Nhà nước cần bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế tài chính để khắc phục tình trạng thiếu và khơng đồng bộ hiện nay.

+ Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình cho từng ngành hàng để cơng ty có cơ sở chính xác cho việc đánh giá vị thế của mình, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó có biện pháp thích hợp.

+ Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, giảm bớt những thủ tục rườm rà khơng đáng có trong việc xin giấy phép đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Bộ Tài chính cần có chính sách hồn thuế kịp thời, trả vốn kinh doanh cho các khoản phải thu của các doanh nghiệp. Về thuế giá trị gia tăng được khấu trừ: tuy chiếm tỷ trọng không cao trong các khoản phải thu của công ty nhưng nếu khơng được hồn thuế kịp thời thì gây ra sự lãng phí trong khi cơng ty phải đi vay từ bên ngồi với lãi suất cao.

+ Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển trị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn. Với một thị trường tiền tệ phát triển, các cơng ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết. Một thị trường tài chính hồn chỉnh cịn giúp doanh nghiệp có thể thực hiện quản lý tài chính tốt hơn như quản lý tiền và quản lý rủi ro.

3.3.2. Đối với hiệp hội Dệt may Việt Nam

+ Hỗ trợ trong việc phát triển thị trường mới. Hiệp hội sẽ là cầu nối giúp các doanh nghiệp may nói chung và CTCP May Hưng Long nói riêng mở rộng thị trường hiện tại.

+ Hiệp hội cần hồn thiện bộ máy tổ chức, tổ chức lại mơ hình hoạt động để thực hiện tốt vai trò hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, là đại diện phản ánh nguyện vọng của DN với Chính Phủ.

+ Hiệp hội cũng cần có bộ phận tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin về thị trường, về yêu cầu của nhà nhập khâir, về chính sách nhập

khẩu của các thị trường,..nhằm cập nhật kịp thời cho các DN. Từ đó các cơng ty có chiến lược tổ chức và xuất khẩu phù hợp.

+ Hoàn chỉnh chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu dệt may nhằm tận dụng ưu đãi thuế quan khi áp dụng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”. Hiệp hội với vai trò định hướng phát triển ngành dệt may để các DN may được hưởng lợi từ nguồn nguyên phụ liệu trong nước và ưu đãi thuế quan vào các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc về quy tắc xuất xứ.

+ Hỗ trợ DN trong việc vượt qua các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu vào các thị trường yêu cầu cao đặc biệt trong việc đánh giá nhà máy. Nhiều tiêu chí bản thân DN khơng tự đánh giá và hồn thiện hồ sơ năng lực được mà cần có sự hỗ trợ chuyên môn như vấn đề phát thải carbon của DN may, dán nhãn sinh thái trên các sản phẩm,…

+ Điều phối giá gia công, giá bán sản phẩm đối với các thành viên trong Hiệp hội, tạo sức mạnh chung và đảm bảo khơng có sự cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các DN trong ngành và trong Hiệp hội, tránh sức ép về giá từ khách hàng nước ngoài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong điều kiện bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều biến động, định hướng phát triển công ty trong thời gian tới đó là: (1) Gia tăng quy mơ sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh; (2) Tận dụng nguồn ngun liệu sẵn có, tiết giảm chi phí; (3) Mở rộng thị trường nước ngoài để tăng sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Trên cơ sở đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cho CTCP May Hưng Long II, luận văn đã đề xuất ba nhóm giải pháp, đó là: (1) Nhóm giải pháp cải thiện tốc độ luân chuyển VLĐ Cụ thể: (i) Quản lý chặt chẽ và xác định mức tồn kho hợp lý, thực hiện trích lập giảm giá HTK (ii) Xác định chính sách tín dụng thương mại phù hợp, kiểm sốt vốn bị chiếm dụng và thực hiện trích lập dự phịng nợ phải thu, (iii) Xây dựng mơ hình dự báo tiền mặt phù hợp, đảm bảo sự sẵn có tiền và sử dụng hiệu quả vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi. (2) Nhóm giải pháp nâng cao khả năng sinh lời của VLĐ gồm sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm chi phí và những giải pháp nâng cao doanh thu. (3) Giải pháp dự báo hiệu quả sử dụng VLĐ. (4) Chú trọng và quan tâm hơn nữa về công tác đào tạo nhân sự, thành lập bộ phận phân tích tài chính.

Để thực hiện được các giải pháp cần những điều kiện như: Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, tăng trưởng hợp lý, lành mạnh hoá và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính; Hồn thiện chính sách hỗ trợ, định hướng phát triển ngành dệt may một cách đồng bộ, bền vững.

KẾT LUẬN CHUNG

Cơ chế thị trường với các quy luật cạnh tranh gay gắt đã thực sự tạo ra môi trường tôi luyện cho các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải xây dựng một tiềm lực tài chính vững mạnh, đồng thời phải sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực tài chính của mình. Vốn lưu động là một nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cũng cần được quan tâm.

Trên cơ sở những vấn đề lý luận tổng quan về phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động, em đã đi sâu vào tìm hiểu, phân tích và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP May Hưng Long II. Bằng sự nỗ lực cố gắng của tồn thể đội ngũ cán bộ cơng nhân viên trong công ty, doanh nghiệp đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả sử dụng VLĐ. Song bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơng ty vẫn cịn tồn tại một số hạn chế tác động tiêu cực đến an tồn tài chính nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng. Nhận diện được thực tế này, trên cơ sở tiếp thu, tham vấn các kiến nghị và giải pháp đề xuất, Ban lãnh đạo cơng ty sẽ có phương án tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, đảm bảo cho công ty sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, đóng góp cho sự phát triển chung của tồn ngành cũng như tạo ra sự phát triển bền vững cho chính cơng ty.Mặc dù rất cố gắng nhưng do trình độ lý luận, hiểu biết thực tế và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận văn của em cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các cán bộ Công ty để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy cơ giáo và các anh chị trong phịng Tài chính – Kế tốn cùng ban lãnh đạo

CTCP May Hưng Long II đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2022

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo chính trị , Báo cáo kinh tế-xã hội của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố XII trình Đại hội.

2. Báo cáo tài chính Cơng ty cổ phần May Hưng Long II năm 2020 và 2021. 3. Báo cáo tài chính được kiểm tốn 2021 các Cơng ty, doanh nghiệp trong bảng phụ lục 3

4. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 – Tổng cục Thống kê.

5. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

6. Công văn tổng hợp các khó khăn của doanh nghiệp dệt may và đề xuất của VITAS trong bối cảnh dịch Covid-19.

7. GS.TS.NGND Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy (đồng chủ biên), Giáo

trình kế tốn tài chính, NXB tài chính, năm 2010.

8. Một số trang Web: cafef.com.vn, vietstock.vn, webketoan.vn, hiephoidetmay.org.vn và các website kinh tế khác.

9. Một số luận văn, chuyên đề cùng đề tài.

10. PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nghiêm Thị Thà (đồng chủ biên), Giáo trình

Phân tích Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, năm 2010.

11. TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (đồng chủ biên), Giáo trình Tài chính

PHỤ LỤC

1. Nguồn vốn lưu động thường xuyên của CTCP May Hưng Long II giai đoạn 2020-2021

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch 2021 với 2020 Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tài sản ngắn hạn 127.639 60.673 66.966 110,37 2. Nợ ngắn hạn 105.594 48.667 56.927 116,97 3. Tài sản dài hạn 41.335 43.992 -2.657 -6,04 4. Nợ dài hạn 5.763 8.094 -2.331 -28,80 5. VCSH 57.616 47.904 9.712 20,27 6. NV thường xuyên 63.379 55.998 7.381 13,18 7. NVLĐ thường xuyên (NWC) 22.044 12.006 10.038 83,61

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của CTCP May Hưng Long II)

2. Nguồn vốn lưu động tạm thời của CTCP May Hưng Long II giai đoạn 2020-2021 (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch 2021 với 2020 Số tiền Tỷ lệ (%) Nguồn VLĐ tạm thời 105.595 48.667 56.928 116,97 1. Phải trả người bán ngắn hạn 5.368 4.430 938 21,17 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 2.009 3.142 -1.133 -36,06 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước 1.165 404 761 188,37

4. Phải trả người lao động 29.654 12.826 16.828 131,20 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 18 9 9 100,00 6. Phải trả ngắn hạn khác 398 1.032 -634 -61,43

7. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 66.977 21.287 45.690 214,64 8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 5 5.537 -5.532 -99,91

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của CTCP May Hưng Long II)

3. Số liệu thống kê về tốc độ luân chuyển VLĐ của một số công ty ngành Dệt May trong năm 2021.

Cơng ty Số vịng quay VLĐ Số vòng quay HTK Số vòng quay NPT Số vịng quay tiền CTCP May Sơng Hồng 2,331 5,179 9,188 21,05 Tổng CTCP May Việt Tiến 1,882 7,021 4,384 11,99 CTCP May Thanh Trì 3,125 8,365 6,193 29,24 CTCP May Hữu Nghị 1,876 9,205 8,686 3,503 CTCP Dệt may Bình Minh 1,914 5,573 8,906 5,952 CTCP May Nam Định 1,572 2,756 5,047 41,09 Tổng CTCP Dệt may Hà Nội 2,087 7,842 8,675 76,38 Tổng công ty may Hưng Yên- CTCP 1,841 34,504 7,509 9,049 CTCP Dệt May 7 2,578 5,067 8,031 12,517

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC năm 2021 của các Công ty trên)

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Họ và tên người phản biện: .....................................................................................

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên: ............................................

Khóa: ...................................................................................................................... Lớp: ......................................................................................................................... Đề tài: ..................................................................................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Nội dung nhận xét: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Điểm: - Bằng số: …………. - - Bằng chữ: ………… …….,ngày……tháng……năm… Người nhận xét

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần may hưng long II (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)