Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng cho vay tại ngân hàng công thương tây hà nội (Trang 42 - 43)

CHƯƠNG I : HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại NHCT Tây Hà Nội

3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực đặc biệt bởi hàng hố là tiền tệ, có tính nhạy cảm cao. Vì vậy, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là rất lớn và hết sức đa dạng. Ngoài những rủi ro khách quan, do vơ tình hay do sự yếu kém của ngân hàng và đối tác, cịn có trường hợp do trình độ hạn chế và hành vi gian lận của cán bộ tín dụng. Khi cán bộ tín dụng cố ý làm sai thì hậu quả thật khó lường, bởi hàng ngày, hàng giờ những con người đều tiếp xúc với tiền. Do vậy ngăn ngừa các hành vi vi phạm cũng như xây dựng một đội ngũ cán bộ giỏi yêu nghề cần phải có những giải pháp đồng bộ:

* Cần tuyển chọn cán bộ một cách cẩn trọng, tránh tuyển những người có tư cách khơng tốt. Tuyển chọn phải trên cơ sở u cầu của từng loại cơng việc và có tiêu chuẫn rõ ràng. Những cán bộ ngân hàng, cán bộ quản lý điều hành hoặc trực tiếp tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng cần có tiêu chuẩn chung là:

- Lập trường tư tưởng vững vàng với mục tiêu phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN.

- Phải có kiến thức nghiệp vụ chun mơn giỏi, nắm bắt nhanh nhạy đầy đủ các chính sách, chủ trương của đảng, pháp luật của Nhà nước, biết vận dụng sáng tạo trong từng vị trí cơng tác được giao.

- Đối với cán bộ trực tiếp giao dịch với khách hàng, thẩm định dự án, đề xuất với ban lãnh đạo ra các quyết định xử lý thì ngồi u cầu chung còn đòi hỏi họ là những người thực sự khách quan, có hiểu biết nhất định về kinh tế thị trường, nắm bắt chắc pháp luật, am hiểu thực tế.

* Việc phân công cần cụ thể, khoa học, trong đó phải phân định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng cho từng người với từng vị trí. Các nhiệm vụ chức năng tách biệt, chẳng hạn trong hoạt động tín dụng, các nhân viên chuẩn bị hồ sơ tín dụng phải biệt lập với nhân viên thẩm định giá trị tài sản thế chấp và cả hai phải biệt lập với cán bộ kiểm sốt và cho vay.

* Cơng tác đào tạo phải được quan tâm đúng mức. Đối với nhân viên mới được tuyển chọn cần phải được đào tạo chun sâu thêm về cơng việc sẽ giao. Bên cạnh đó, phải hướng dẫn cho nhân viên mới nắm rõ những mục tiêu, những quy định của ngân hàng. Đối với những nhân viên đang làm cũng phải thường xuyên nghiên cứu, học tập để cập nhật kiến thức về chuyên môn cũng như các kiến thức về xã hội khác, gắn lý luân với thực tiễn để có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo có hiệu quả khi cho vay.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng cho vay tại ngân hàng công thương tây hà nội (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)