2.2. Thực trạng cơng tác phịng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank ch
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank CN H.Nam Trực, Nam Định
Bản chất của hoạt động tín dụng là ứng tiền trước cho người vay, do vậy rủi ro là thuộc tính vốn có của tín dụng, rủi ro tín dụng xảy ra nghĩa là khả năng thu hồi nợ gốc hoặc/và lãi thấp. Công cụ đo lường trực tiếp, chủ yếu và phổ biến tình hình rủi ro tín dụng là chỉ tiêu nợ xấu. Ở Việt Nam, phần lớn các NHTM trong đó có Agribank đều thực hiện phân loại nợ bằng phương pháp định lượng (Phân loại nợ theo điều 10, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về “phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi”).
* Thực trạng rủi ro tín dụng
Bảng 2.6. Dư nợ tín dụng theo nhóm tại Agribank chi nhánh Nam Trực (2019-2021) ĐVT: Tỷ đồng Dư nợ Năm 2019 Tỷ trọng Năm 2020 Tỷ trọng Năm 2021 Tỷ trọng Nhóm 1 1135,125 90,81% 1314,765 97,39% 1443,661 96,89% Nhóm 2 68,25 5,46% 7,155 0,53% 24,138 1,62% Nhóm 3 14,75 1,18% 12,555 0,93% 6,705 0,42% Nhóm 4 20,875 1,67% 6,075 0,45% 8,493 0,57% Nhóm 5 11 0,88% 9,45 0,70% 7,057 0,50% Tổng dư nợ 1250 100% 1350 100% 1490 100%
Qua bảng trên ta thấy, nợ quá hạn từ nhóm 1 đến nhóm 3 (dưới 180 ngày) năm 2019 là 1218,125 tỷ đồng, chiếm 97,47% tổng dư nợ. Sang đến năm 2020 tăng đến 1334,475 tỷ đồng, chiếm 98,85% tổng dư nợ. Đến cuối năm 2021, nợ quá hạn ở 3 nhóm này là 1474,504 tỷ đồng, chiếm 98,93% tổng dư nợ
Số nợ quá hạn ở nhóm 4 (từ 181-360 ngày) – nợ nghi ngờ năm 2019 là 20,875 tỷ đồng (chiếm 1,67% tổng dư nợ), giảm xuống còn 6,075 tỷ đồng vào năm 2020 (chiếm 0,45% tổng dư nợ), sang đến năm 2021 tăng lên 8,493 tỷ đồng (chiếm 0,57% tồng dư nợ).
Về số nợ quá hạn ở nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn thì tỷ trọng đã giảm qua các năm. Năm 2019 là 0,88%/ Tổng dư nợ, sang đến năm 2020 giảm còn 0,70% và đến năm 2021 chỉ cịn lại 0,5%/ Tổng dư nợ
Nợ nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn và lành mạnh, nó chiếm đã số trong tổng cơ cấu và tỷ trọng của nó ngày càng tăng chứng tỏ tình hình rủi ro của chi nhánh khơng đáng lo ngại và đang được kiểm sốt một cách có hiệu quả bằng các biện pháp nghiệp vụ. Điều này cho thấy khả năng kiểm soát nợ của Agribank CN H.Nam Trực là tương đối chắc, số nợ khó đòi giảm dần cho thấy dấu hiệu khả quan trong việc quản lý và các biện pháp làm hạn chế rủi ro tín dụng. Chất lượng tín dụng của Agribank CN H.Nam Trực được nâng lên đáng kể, tạo tiền đề quan trọng trong việc mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
* Theo chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ*100%
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được.
Bảng 2.7. Tình hình nợ quá hạn của Agribank chi nhánh Nam Trực (2019-2021) Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 2020/2019 2021/2020 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Nợ quá hạn 114,875 35,253 46,339 (79,622) (69,31) 11,086 31,45 Nhóm 2 68,25 7,155 24,138 (61,095) (89,52) 16,983 237,36 Nhóm 3 14,75 12,555 6,705 (2,195) (14,88) (5,85) (46,44) Nhóm 4 20,875 6,075 8,493 (14,8) (70,9) 2,418 39,8 Nhóm 5 11 9,45 7,057 (1,55) (14,09) (2,393) (25,32) Tỷ lệ nợ quá hạn 9,19% 2,61% 3,11% - - - -
(Nguồn: phong Quản lý rủi ro)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng giảm đáng kể trong khi tổn dư nợ vẫn tăng. Cụ thể nợ quá hạn năm 2019 là 114,875 tỷ đồng chiếm 9,19% tổng dư nợ trong khi năm 2020 là 35,253 tỷ đồng chiếm 2,61% tổng dư nợ và năm 2021 là 46,339 tỷ đồng chiếm 3,11% tổng dư nợ. Điều này cho thấy những nỗ lực khơng ngừng của ban lãnh đạo và cán bộ tín dụng trong chi nhánh đã làm giảm tỷ lệ này xuống. Năm 2021 có sự tăng nhẹ về nợ quá hạn so với năm trước bởi nguyên nhân chính đến từ đợt bùng dịch covid lần thứ 4, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập của người dân và các doanh nghiệp khiến cho việc trả nợ ngân hàng bị chậm trễ. Trong năm nay, ngân hàng cần đưa ra các biện pháp khắc phục nợ
quá hạn phù hợp với tình hình chung của xã hội để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất.
* Theo chỉ tiêu phản ánh nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ*100%
Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn (từ nhóm 3 tới nhóm 5) và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn.
Biểu đồ 2.2. Tình hình nợ xấu của chi nhánh (2019-2021)
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Phòng quản lý rủi ro)
Tỷ lệ nợ xấu của Agribank chi nhánh huyện Nam Trực giảm dần từ năm 2019 là 3,73% xuống 2,08% năm 2018 và giảm còn 1,49% vào cuối năm 2019. Điều này cho thấy khả năng kiểm soát, cũng như thu hồi vốn của chi nhánh được cải thiện khá đáng kể. Theo đà đó cần đề ra các biện pháp triệt để hơn và thi hành một cách chặt chẽ để tỷ lệ nợ xấu cũng như rủi ro tín dụng khơng cịn là những vấn đề nóng, từ đó thúc đẩy phát triển kinh doanh của ngân hàng.
* Một số chỉ tiêu khác
Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu đánh giá RRTD tại Agribank CN H.Nam Trực (2019-2021) STT Chỉ tiêu 2019 2020 2021 1 Dư nợ bình quân/Khách hàng vay (triệu VNĐ) 2760 3048 2984 2 Tỷ lệ quay vịng vốn tín dụng 47.52% 81.93% 56.81% 3 Tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng 7.40% 9.02% 12.26% 4 Tỷ lệ dự phòng 1.27% 1,02% 0,89%
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro)
Dư nợ bình quân cho vay của một khách hàng thể hiện số tiền cho vay/một khách hàng năm 2020 đạt mức cao nhất là 3048 triệu đồng. Bên cạnh đó vịng quay vốn tín dụng trong năm 2020 đạt tỷ lệ 81.93%, cao nhất trong 3 năm chứng tỏ việc quay vịng vốn tín dụng nhanh, thu hồi nợ nhanh chóng và đúng hạn. Điều này cho thấy hệ thống xếp hạng tín dụng cũng như kiểm sốt rủi ro tín dụng đã được tận dụng một cách khá tốt. Đến năm 2021, việc phòng chống rủi ro tín dụng cũng ngày càng hồn thiện hơn, cơng tác thẩm định cho vay diễn ra cũng ngày một chặt chẽ hơn trong môi trường kinh tế nhiều biến động do vậy mà dư nợ bình quân/Khách hàng cũng giảm so với năm 2020, còn 2.984 triệu đồng, tỷ lệ vịng quay vốn tín dụng cũng giảm, cịn 56,81%.
Tỷ lệ dự phịng thể hiện là % dư nợ được dự đốn là khơng có khả năng thu hồi. Tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống, từ 1,27% năm 2019 xuống 1,02% năm 2020 xuống 0,89% vào năm 2021. Cũng như các ngân hàng khác Agribank H.Nam Trực thực hiện trích lập dự phịng theo Thơng tư 02/2013 TT-NHNN về “ phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”, tỷ lệ trích lập dự phịng tăng dần từ nhóm 2 đến nhóm 5. Do đó, tỷ lệ dự phịng giảm thể hiện nợ xấu khơng có khả năng thu hồi giảm, chất lượng tín dụng tốt hơn trong các năm 2020, 2021. Tóm lại, tổng dư nợ tín dụng vẫn giữ vững mức tăng trưởng đều, cơ cấu nợ quá hạn theo nhóm có sự thay đổi khơng đồng nhất qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và tỷ lệ dự phịng giảm dần. Điều đó thể hiện phần nào sự thành công của Agribank CN H. Nam Trực trong việc hồn thiện hệ thống quản trị tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của các khoản vay, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, năm khó khăn của thị trường tiền tệ nói chung , thị trường tài chính ngân hàng nói riêng của Việt Nam và thế giới.
2.2.2. Thực trạng phịng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Nam Trực, Nam Định
2.2.2.1. Nhận biết RRTD
Rủi ro tín dụng ẩn chứa trong những khoản cho vay có vấn đề và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng, chi nhánh đã đưa ra một số dấu hiệu cơ bản giúp các cán bộ tín dụng nhận biết, phán đốn và sớm có những biện pháp kịp thời ngăn ngừa rủi ro xảy ra
Về phía khách hàng, Agribank CN H.Nam Trực đã đưa ra một số dấu hiệu quan trọng trong việc nhận biết rủi ro tín dụng:
- Sự giảm sút bất thường số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại ngân hàng xuất hiện những thay đổi bất thường ngồi dự kiến và khơng giải thích được ngun nhân của sự thay đổi đó.
- Chậm thanh tốn các khoản lãi khi đến hạn
- Thanh tốn nợ gốc khơng đầy đủ và khơng đúng hạn.
- Chậm gửi hoặc trì hỗn những báo cáo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng mà khơng giải thích được một cách minh bạch và thuyết phục.
- Đề nghị gia hạn, điều chỉnh các kỳ hạn nợ nhiều lần khơng có lý do khách quan về việc xin gia hạn và điều chỉnh kỳ hạn nợ.
- Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng khơng có khả năng hồn trả.
- Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu vay dự kiến.
- Có dấu hiệu sử dụng nhiều nguồn tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tư dài hạn.
- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đảm bảo đã cho người khác thuê, bán hoặc trao đổi, không còn tồn tại.
- Chấp nhận sử dụng vay với giá trị cao, với mọi điều kiện.
- Trì hỗn hoặc gây khó khăn, trở ngại đến với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng mà khơng có sự cơng khai minh bạch.
Bên cạnh đó, những dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính của khách hàng cũng được Agribank CN huyện Nam Trực đưa ra một cách rõ nét:
- Có sự chênh lệch giữa doanh thu và dịng tiền thực tế so với mức độ dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.
- Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành xuất hiện những mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.
- Lập kế hoạch xác định mục tiêu kém, xuất hiện các hành động nhất thời khơng có khả năng đối phó với những thay đổi.
- Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xun.
- Quản lý có tính chất gia đình, có biểu hiện thiếu tin tưởng vào những người quản lý khơng thuộc gia đình. Cho thành viên gia đình chưa được đào tạo, có kinh nghiệm đảm đương vị trí then chốt.
- Cấp tín dụng trên những cam kết khơng chắc chắn và thiếu tính đảm bảo của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hoặc các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản cấp tín dụng.
2.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng
a, Phân tích, đánh giá RRTD đối với hoạt động tín dụng
Đo lường RRTD được xem là một khâu quan trọng nhất trong quy trình quản trị RRTD. Mục tiêu của đo lường RRTD chính là giúp ngân hàng lượng hóa được rủi ro mà mình gặp phải trong một khoảng thời gian nhất định qua đó có những biện pháp chống đỡ rủi ro thích hợp như thiết lập mức dự phịng để bù đắp tổn thất rủi ro.
- Dựa trên cơ cấu thu nhập của ngân hàng có thể đánh giá mức độ quan trọng của từng khoản thu nhập của một ngân hàng. Đối với Agribank chi nhánh huyện Nam Trực, Nam Định gai đonạ 2019-2021, thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự lãi luôn chiếm tỉ trọng từ 80-85%. Như vậy, hoạt động tín dụng ln đem đến thu nhập lớn nhất cho chi nhánh, do đó nó ln tiềm ẩn những rủi ro lớn nhất trọng hoạt động của ngân hàng.
- Bên cạnh đó, các chỉ tiêu phẩn nahs quy mơ tín dụng thể hiện ở dư nợ tín dụng từ năm 2019-2021 đã tăng lên 240 tỷ đồng, tương ứng 19,2%. Mức dư nợ cũng thể hiện mức độ RRTD cunar ngân hàng. Với mức tăng trưởng cao cần có những chính sách cơng cụ phịng ngừa và hạn chế RRTD hữu hiệu mới có thể kiểm sốt mức độ RRTD theo đúng kế hoạch.
- Tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ và có xu hướng giảm. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy khả năng kiểm sốt rủi ro tín dụng của ngân hàng khá tốt
Như vậy, RRTD đối với Agribank chi nhánh huyện Nam Trực, Nam Định trong giai đoạn vừa qua khá an toàn và nằm trong mức kiểm soát, thấp hơn mức chung của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong cơng tác quản trị rủi ro
cịn một số tồn tại nếu khơng có các biện pháp phù hợp có thể ohats sinh các rủi ro trong tương lai.
b, Phân tích, đánh giá khách hàng theo phương pháp cho điểm tín dụng
Agribank CN huyện Nam Trực đã hồn thành và đưa vào triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới cùng chương trình phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro , giúp đáp ứng tốt hơn đối với các yêu cầu về việc phân loại nợ và trích lập dự phịng được quy định theo Thơng tư 02/2013/TT-NHNN, đồng thời tạo ra bước quan trọng trong việc thu thập dữ liệu cần thiết để tiến tới xây dựng mơ hình định lượng RRTD theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank đã đáp ứng các điều kiện về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNN. Đây là một bước đi mới nhằm tiếp cận từng bước với việc đo lường và tính tốn rủi ro theo hiệp ước Basel II. Theo đó khách hàng được chấm điểm và xếp hạng tín dụng thành 2 nhóm: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân (bao gồm cá nhân và hộ gia đình). Trong đó phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp là cốt lõi. Agribank CN huyện Nam Trực đang sử dụng kết quả chấm điểm là một trong những tiêu chí hàng đầu để thẩm định, đánh giá khách hàng và là căn cứ để phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng và xác định mức cấp tín dụng đối với khách hàng. Đối với mỗi khách hàng khác nhau , chi nhánh có mức ủy quyền phê duyệt tín dụng khác nhau. Đồng thời mức cấp tín dụng và tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với tài sản đảm bảo đối với mỗi khách hàng cũng được xác định dựa trên hạng tín dụng của khách hàng đó.
Hệ thống chấm điểm xếp hạng khách hàng và tổ chức kinh tế được thực hiện qua 6 bước sau:
- Bước 1: Xác định ngành kinh tế - Xác định quy mơ
- Xác định loại hình sở hữu khách hàng - Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
- Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính - Tổng hợp điểm và xếp hạng
* Mục đích xây dụng hệ thống xếp hạng tín dụng
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Nam Trực, Nam Định xây dụng nhằm mục đích:
- Phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng
+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cơng cụ để ngân hàng thực hiện phân loại nợ (tài sản tín dụng) theo quy định của NHNN và theo thông lệ quốc tế
+ Ngân hàng căn cứ vào kết quả xếp hạng khách hàng để thực hiện phân loại nợ, để tính tốn và trích lập dự phịng rủi ro theo quy định của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014
+ Từ kết quả phân loại nợ sẽ giúp cho ngân hàng tính tốn trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế IAS 39 (phương pháp chiết khấu dòng tiền), phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế