3.2.1. Môi trường chung tại Việt Nam
3.2.1.1. Mơi trường văn hóa xã hội
Thói quen sử dụng sản phẩm dich vụ ngân hàng tại các vùng miền là khác nhau. Tại miền Nam người dân có xu hướng thích các sản phẩm cơng nghệ hiện đại, tiêu dùng, mua sắm nhiều hơn thói quen gửi tiết kiệm nên ở khu vực này phát triển mạnh về tín dụng. Khách hàng tại khu vực miền Trung thích gửi tiết kiệm bằng vàng, khi giá vàng tăng họ có xu hướng gửi tiết kiệm để mua vàng, do đó ở khu vực này thường tăng trưởng tiết kiệm chậm. Khu vực miền Bắc, người dân có xu hướng gửi tiết kiệm nhiều hơn nên tốc độ tăng trưởng tiết kiệm tại khu vực này mạnh
3.2.1.2. Môi trường cạnh tranh cao ở các khu vực đông dân cư
Việt Nam là quốc gia đông dân cư, sống tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Đây cũng là nơi tập trung của nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính, do vậy mức độ cạnh tranh tại các khu vực này rất cao.
Không chỉ cạnh tranh về mạng lưới hoạt động, các ngân hàng cịn cạnh tranh về cơng nghệ ngân hàng
3.2.1.3. Môi trường cạnh tranh cao khi có sự tham gia của các ngân hàng nước ngồi
Tính đến hết ngày 30/06/2019 Việt Nam có 9 ngân hàng nước ngoài hoạt động, bao gồm các Ngân hàng thuộc 100% sở hữu của nước ngồi. Đó là: HSBC, Woori, SHBVN, SCBVL, CIMB, ANZVL, HLBVN, PBVN, UOB. Bên cạnh đó có 2 ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài: IVB, VRB
3.2.2. Điểm mạnh, yếu củaAgribank chi nhánh huyện Nam Trực, Nam Định
3.2.2.1. Điểm mạnh
- Về khách hàng: Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, định hướng của Agribank Nam Trực tập trung chủ yếu vào KHDN nên số lượng KHDN truyền thống lâu năm, uy tín là tương đối nhiều.
- Về sản phẩm: Sản phẩm đa dạng, phong phú linh hoạt
- Về mạng lưới hoạt động: ngân hàng Agribank đã liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động của mình ra các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.
- Về công nghệ thơng tin: Hệ thống corebanking hiện đại với nhiều tính năng đa dạng giúp khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền tại bất cứ điểm giao dịch nào của Agribank.
- Về con người: Đội ngũ nhân viên của chi nhánh ngày càng lớn mạnh với khoảng 80% có trình độ đại học. Chi nhánh đang có những chính sách lương thưởng hấp dẫn để tập trung thu hút các đối tượng lao động có tiềm năng.
3.2.2.2. Điểm yếu
- Cịn bị hạn chế nhiều về nguồn nhân lực, thiếu cán bộ có kinh nghiệm, am hiểu hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó cơng tác đào tạo vẫn chưa được chú trọng nhiều.
- Hệ thống cịn nhiều khe hở, các chính sách đưa ra vẫn chưa thực sự triệt để, xác đáng.
- Hoạt động tín dụng chưa phải là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Tài sản ngân hàng chủ yếu được tập trung cho hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng nên rủi ro do việc kinh doanh rất cao.
- Cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi cịn đang ở thế yếu.
3.2.3. Định hướng phát triển trong thời gian tới
- Kiểm sốt chất lượng tín dụng đảm bảo mục tiêu phát triển an toàn bền vững:
+ Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, giám sát việc sử dụng vốn vay và đảm bảo hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Tuân thủ các điều kiện tín dụng trước khi giải ngân
+ Thường xuyên rà soát, đánh giá, theo dõi và kiểm tra chặt chẽ khách hàng vay, khoản tín dụng và tài sản đảm bảo, đặc biệt đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro
- Đẩy mạnh công tác kiểm sốt, phịng ngừa rủi ro tín dụng:
+ Khai thác triệt để nguồn dữ liệu từ Trung tâm thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam phục vụ cơng tác phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo quy định, đẩy mạnh công tác khai thác và sử dụng thơng tin tín dụng để phục vụ cho hoạt động kinh donah tín dụng và quản trị rủi ro
+ Chủ động rà sốt, đánh giá danh mục tín dụng để đề xuất và triển khai các giải pháp xử lý kịp thời nhằm không gia tăng nợ xấu
+ Quản lý chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với các khách hàng lớn, các nhóm khách hàng có liên quan để kịp thời phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm, nguy cơ ảnh hưởng dây chuyền trong nhóm khách hàng có liên quan
3.3. Một số giải pháp phịng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Agibank CN Nam Trực.