Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội trên địa bản tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Quản lý kê khai thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 31)

2.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hồ Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đơng là Vịnh Bắc Bộ.

Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hƣởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi nhƣ: đƣờng sắt xuyên Việt, đƣờng Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nƣớc sâu Nghi Sơn và hệ thống sơng ngịi thuận tiện cho lƣu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là thời kỳ Đảng đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng và có hiệu quả; cũng là thời điểm Đảng phát động và đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, đƣợc nhân dân cả nƣớc đồng tình hƣởng ứng. Thời kỳ này kinh tế của tỉnh có bƣớc phát triển khả quan: Nhiệm kỳ 2010 -2015, vƣợt lên khó khăn, thách thức; Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn

SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung GVHD: PGS.TS Vương Thị Thu Hiền

kết một lòng, chủ động, sáng tạo, ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu đạt đƣợc những thành tựu quan trọng và tƣơng đối toàn diện trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm giai đoạn 2011 – 2015, ƣớc đạt bình quân 11,4%, cao nhất trong gần 30 năm đổi mới. Năm 2015, GDP ƣớc đạt 34.891 tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2010. GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 1.530 USD, gấp 1,9 lần và tăng nhanh hơn so với bình quân cả nƣớc. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh có xu hƣớng tăng dần vào các năm cuối kỳ của kế hoạch 5 năm, tạo đà tăng trƣởng thuận lợi cho thời kỳ tiếp theo.

Năm năm của nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hoá triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII trong điều kiện tình hình chính trị, xã hội ổn định, sự đồn kết thống nhất trong Đảng ở mức độ cao, nhiều chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội đƣợc triển khai có hiệu quả, tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao mức sống của ngƣời dân. Tạo điều kiện để mọi ngƣời dân đều đƣợc sử dụng các thành quả của công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; nền kinh tế tăng trƣởng khá, cơ cấu chuyển dịch đúng hƣớng; kết cấu hạ tầng kinh tế đƣợc tăng cƣờng; đảm bảo tốc độ tăng GDP và thu ngân sách trên địa bàn hằng năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp; các tiềm năng thế mạnh đƣợc khai thác, thị trƣờng đƣợc mở rộng. Các nguồn lực đầu tƣ phát triển đƣợc tăng cƣờng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc chú trọng; các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, tạo động lực mới cho nền kinh tế. Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống tinh thần của nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện nâng lên. Giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân đƣợc tăng cƣờng; hoạt động khoa học- cơng nghệ có bƣớc phát triển, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung GVHD: PGS.TS Vương Thị Thu Hiền

Phát huy những kết quả đã đạt đƣợc trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã nhất trí thơng qua phƣơng hƣớng nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, đó là: Phấn đấu phát triển kinh tế; tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GDP bình quân 5 năm đạt 12% trở lên; Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2020 đạt 3.600 USD; năm 2020 tổng giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD trở lên, trên 50% xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy tăng trƣởng kinh tế của Tỉnh vẫn chủ yếu là phát triển theo chiều rộng, tăng về số lƣợng nhƣng chậm phát triển về chất lƣợng, chƣa đảm bảo phát triển bền vững. Sức cạnh tranh và hiệu quả của các doanh nghiệp chƣa cao; tình trạng đầu tƣ, nhất là đầu tƣ từ NSNN còn dàn trải, kéo dài; sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong từng ngành tuy đã khá hơn những năm trƣớc nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển; sản xuất công nghiệp tuy có bƣớc tiến nhƣng hiện đại hóa chậm, chƣa hình thành các ngành cơng nghệ cao, dịch vụ có hàm lƣợng trí tuệ cao... Đây là một trong những khó khăn trong việc tạo lập và duy trì nguồn thu cho NSNN.

Thanh Hóa cịn phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn khác: Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm, dịch vụ cũng nhƣ sức hấp dẫn mơi trƣờng đầu tƣ của Tỉnh cịn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, đặc biệt cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lƣợng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Thanh Hóa khơng cao và Tỉnh cũng chƣa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cƣ, hiện nay còn có sự chênh lệch lớn về kinh tế giữa thành phố và những vùng khác.

Trong những năm gần đây số lƣợng các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh tăng lên nhanh cùng với nhịp độ gia tăng trong cả nƣớc. Tính đến thời điểm 31/12/2021, tồn ngành Thuế Thanh Hóa quản lý 18.537 doanh nghiệp (bao gồm cả 5.222 chi nhánh ở tỉnh ngồi có hoạt động sản xuất kinh

SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung GVHD: PGS.TS Vương Thị Thu Hiền

doanh tại Thanh Hóa); có 130 nhà thầu nộp hộ cho 160 tổ chức không nộp thuế trực tiếp tại Việt Nam; Tổ chức chi trả thu nhập là 7.973 tổ chức (trừ các doanh nghiệp đã nêu trên); 201.212 hộ kinh doanh cá thể, có 1.913.838 hộ nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và 1.535.102 cá nhân làm công ăn lƣơng.

Sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa khơng những góp phần vào việc giải quyết một lƣợng lớn lao động trong tỉnh cũng nhƣ lao động ở ngồi tỉnh mà cịn góp phần tăng thu cho ngân sách trên địa bàn. Tuy nhiên, cùng với đó là cịn có nhiều tổ chức, doanh nghiệp nợ đọng tiền thuế, chậm nộp thuế làm ảnh hƣởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế, cũng nhƣ mục tiêu thu NSNN của tỉnh. Những vấn đề mà tỉnh Thanh Hóa cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới là: Phát triển kinh tế tăng trƣởng nhanh và bền vững, tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, nâng cao chỉ số cạnh tranh , thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh gắn với chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế.

Để đạt đƣợc những mục tiêu nêu trên, tổng thu của tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới phải đạt ở mức cao hơn. Điều này địi hỏi cơng tác quản lý thu thuế của ngành Thuế Thanh Hóa phải có những bƣớc tiến, những biện pháp thật sự cụ thể để công tác quản lý thu đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý kê khai thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 31)