Tổng quan về công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ngành công nghiệp tỉnh hưng yên (Trang 29 - 31)

2.1. Phát triển công nghiệp và vấn đề thu hút vốn FDI vào các ngành nghề kinh

2.1.1. Tổng quan về công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Trong 5 năm qua, nền kinh tế của tỉnh phát triển khá nhanh và đúng hướng, bước đầu tạo nên thế và lực cao hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,68% /năm, cao hơn mức bình quân của cả nước. Cơ cấu của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng cơng nghiệp - xây dựng trong GDP từ 27,5% năm 2005 lên 34,8 % năm 2010, tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm xuống một cách rõ rệt. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,3 triệu đồng/ năm, năm 2010 đạt 20 triệu đồng/ năm.

Riêng lĩnh vực cơng nghiệp có sự phát triển nhanh chóng, giá trị sản xuất tăng bình quân năm 27%. Năm 2010 nhiều sản phẩm chủ lực đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra và tăng gấp nhiều lần so với năm 2005 như Bia 60 triệu lít tăng gấp 2 lần; đường kính 251.000 tấn, tăng gấp 1,7 lần, xi măng 5,2 triệu tấn, tăng gấp 3,7 lần…

Theo thống kê của tỉnh ta có bảng số liệu sau về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong những năm qua:

Bảng 2.1 : Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) theo thành phần kinh tế 2005-2010 (đơn vị: %) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GTSXCN (tỉ đồng) 2694,4 3425,3 4500,3 5820 6008,8 6254 GTSXCN (%) 100 100 100 100 100 100 GTSXCN Quốc doanh 29,78 38,6 43,14 45,21 45,83 41,7 GTSXCN NQD 45,21 41,98 40,69 38,77 38,09 37,45 GTSXCN có vốn ĐTNN 24,99 19,43 16,18 16,02 16,08 20,86

(Nguồn: Niêmgiám thống kê năm 2005 - 2010 tỉnh Hưng Yên)

Theo số liệu trên ta thấy, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong những năm qua đang tăng lên. Trong đó GTSX công nghiệp của thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỉ lệ lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên, nhưng những năm gần đây thì có xu hướng chững lại, do đó chúng ta càng phải xem lại những biện pháp khắc phục tình trạng này. Bên cạnh đó thành phần kinh tế có vốn ĐTNN có tăng lên, nên chúng ta cần phát huy và giữ vững kết quả đạt được này.

Về cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp của tỉnh tập trung vào 3 ngành công nghiệp là công nghiệp chế biến, công nghiệp dệt may da giầy và công nghiệp cơ khí.

Bảng 2.2: Cơ cấu ngành cơng nghiệp thời kỳ 2005-2010 (đơn vị:%) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 CN chế biến 84,55 84,48 83,16 84,6 84,36 84,12 CN dệt may 8,30 8,03 8,92 7,21 7,02 6,96 CN Cơ khí 1,9 2,12 2,24 2,38 2,19 2,24 CNSX VLXD 2,9 3,05 3,28 3,21 3,48 3,59 SX Điện nước 0,8 0,86 0,89 1,01 1,28 1,38 Tiểu thủ CN 1,55 1,46 1,51 1,59 1,67 1,71

(Nguồn: Niên giám thống kê Hưng Yên 2005 – 2010)

Ngoài ra với hàng ngàn ha đất tự nhiên có thể đáp ứng nhu cầu đất và rất thuận lợi cho việc lựa chọn địa điểm phù hợp để quy hoạch các khu công nghiệp (KCN). Để khai thác những tiềm năng và thế mạnh của địa phương, Hưng Yên đã xây dựng thành công các KCN tập trung để hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ngành công nghiệp tỉnh hưng yên (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)