đều tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế tạo là 23 dự án, tổng số vốn đầu tư là 621,006 triệu USD, chỉ duy nhất một dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng và các cơng trình có liên quan đến việc khai thác khu cơng nghiệp của Cty TNHH Khu Công Nghiệp Thăng Long II là thuộc ngành xây dựng với số vốn đầu tư là 51 triệu USD.
2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào ngành công nghiệp của tỉnh Hưng Yên. Hưng Yên.
Cùng với cả nước, trong những năm qua Hưng Yên cũng đã tích cực chủ động trong hoạt động cải thiện mơi trường đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp, bổ sung vốn cho đầu tư phát triển của tỉnh. Nhìn chung, mơi trường đầu tư của tỉnh đã được cải thiện theo hướng thơng thống và thuận lợi cho các nhà đầu tư muốn thực hiện đầu tư vào cơng nghiệp tại Hưng n.
2.3.1. Chính sách đất đai, tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh
Trong thời gian qua, tỉnh đã có nhiều ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Hiện nay tỉnh đã tiến hành quy hoạch 6 KCN hoạt động theo quy chế tập trung trong đó, có 3 KCN: Phố Nối A, Phố Nối B và Thăng Long II đã hoạt động còn lại các khu khác đang tiếp tục hồn thiện.
2.3.2. Chính sách đào tạo, khoa học cơng nghệ
Để hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lao động, tỉnh đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho các dự án đào tạo nghề. Các dự án đào tạo nghề đã đặc biệt khuyến khích và tạo điều kiện về mọi mặt như: Mặt bằng, tín dụng,
thủ tục…các trường, trung tâm dạy nghề công lập của tỉnh cũng đã được đầu tư đã được xây dựng mới và mở rộng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
2.3.3. Chính sách hỗ trợ thông tin, xúc tiến đầu tư.
Tỉnh thực hiện chủ trương cơng khai hóa các thơng tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các thơng tin về chính sách pháp luật của nhà nước để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và cơng dân có thể dễ dàng tiếp cận, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, giảm bớt thủ tục, giai đoạn khơng cần thiết trong q trình tiến hành đầu tư.
Tỉnh cũng đang thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong tỉnh đang từng bước hoàn thiện sẵn sàng cung cấp theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Lãnh đạo tỉnh cũng đã có các chương trình xúc tiến đầu tư với các tổ chức, cá nhân nước ngoài ở trong và ngoài nước. Lãnh đạo cũng thường xuyên gặp gỡ các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi trên địa bàn tỉnh để nắm bắt tình hình cũng như những khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
2.3.4. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính trong tiếp nhận dự án đầu tư, biết được các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào những địa phương có mơi trường đầu tư thuận lợi nên tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan phải tính giảm các thủ tục hành chính khi tiếp nhận các dự án đầu tư ngay từ khi tái lập tỉnh. Tỉnh thường xuyên rà sốt, cải các thủ tục hành chính cho phù hợp nhiệm vụ chun mơn, tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho các thủ tục cấp phép đầu tư. Việc tiếp nhận, thẩm định cấp phép được thực hiện theo đúng phân cấp và ủy quyền Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thủ tục hành chính và quản lý đầu tư thực hiện theo cơ chế “một cửa”. Để làm tốt vấn đề này, tỉnh giao cho sở kế hoạch là cơ
quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện tiếp nhận các dự án đầu tư vào các khu vực nằm ngoài KCN, phối hợp với các Sở, ngành chức năng khác như: Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các sở quản lý ngành kinh tế kỹ thuật trong việc thẩm định các dự án đầu tư, rút ngắn thời gian thẩm định, cấp phép hoặc chấp thuận dự án đầu tư, chỉ đạo địa phương làm tốt cơng tác giải phóng mặt bằng. Đối với các dự án đầu tư trong KCN, Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh là cơ quan đầu mối cấp phép đầu tư và quản lý các dự án đầu tư vào các KCN hoạt động theo quy chế KCN tập trung.
Ngoài ra tỉnh cịn thực hiện các chính sách hỗ trợ và ưu đãi, tạo điều kiện cho vay vốn để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.