trong giai đoạn 2005 – 2010
2.4.1. Kết quả đạt được
Với những điều kiện thuận lợi của tỉnh Hưng Yên và những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi nói riêng giai đoạn từ năm 2005-2010 Hưng Yên đã thu hút được 176 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 1,27 tỷ USD. Có thể nói đây là một sự đóng góp lớn và quan trọng đối với tỉnh, bởi vì: 176 dự án này đã có những đóng góp rất tích cực vào q trình phát triển ngành cơng nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung của tỉnh: tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 13,17%, giá trị sản xuất của nghành cơng nghiệp trên điạ bàn hàng năm tăng bình quân 27,48%, đóng góp trên 37% trong ngân sách của tỉnh, tạo việc lạm thường xuyên và thu nhập ổn định cho khoảng trên 2,5 vạn lao động mỗi năm, tạo ra động lực cạnh tranh giữa các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khu vực sản xuất trong nước. Sự phát triển kinh tế của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi cùng với các KCN của Hưng Yên đã góp phần cải thiện
chất lượng cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Giai đoạn từ năm 2005-2010 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã cấp phép cho 569 dự án trong đó có 176 dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi. Như vậy tổng số dự án FDI chiếm 30,95%, có thể nói đây là một con số khơng nhỏ.
2.4.2. Những hạn chế chủ yếu
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thu hút đầu tư nước ngồi cịn một số tồn tại, yếu kém, chủ yếu trên các mặt sau:
- Đầu tư FDI có xu hướng tăng chậm: Là thời kỳ có số lượng dự án lớn hơn giai đoạn 2000 - 2005, nhưng đều là những dự án nhỏ và chủ yếu trên các lĩnh vực: chế biến, dệt may, da giầy…
- Công tác quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư cịn bị bng lỏng trên một số lĩnh vực.
+ Kiểm tra sau cấp phép đầu tư chưa thường xuyên liên tục.
+ Thực hiện chính sách thu hút đầu tư cho các dự án đã đầu tư vào Hưng Yên chưa đầy đủ, nhất là hỗ trợ hạ tầng cho các khu cụm công nghiệp tập trung.
+ Công tác kiểm tra thực hiện dự án sau cấp phép đầu tư chưa kịp thời để xử lý những vướng mắc cho nhà đầu tư, đồng thời xử lý những nhà đầu tư vi phạm quy chế.
+ Kiểm tra vi phạm môi trường, thiết kế quy hoạch của nhà đầu tư. + Phối hợp xử lý của các ngành, các cấp chưa đồng bộ.
- Chưa vận động được các dự án lớn vào để đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đồng thời kéo các dự án khác vào đầu tư.
Hầu hết các dự án vào đầu tư vào sản xuất công nghiệp đều chưa có quy mơ lớn, các dự án vào các Khu cơng nghiệp cịn nhỏ bé, lại vào chậm, do đó các Khu cơng nghiệp hiện có chưa lấp đầy.
- Tiến độ triển khai các dự án còn chậm và còn nhiều trường hợp các dự án còn vi phạm Giấy phép đầu tư.
2.4.3. Nguyên nhân
* Về nguyên nhân chủ quan: - Đối với tỉnh:
+ Tư tưởng, nhận thức về thu hút nguồn ngoại lực tác động tới khai thác nội lực chưa đầy đủ, thậm chí có lúc có nơi chưa quan tâm đúng mức. Có những quan điểm, suy nghĩ lệch lạc về việc thu hút đầu tư từ bên ngoài dẫn tới sự ủng hộ nhân tố đầu tư mới bị hạn chế, có lúc mất thời cơ, nhiều nhà đầu tư cảm thấy mơi trường đầu tư thiếu thơng thống.
+ Trách nhiệm của các ngành, các cấp đối với công tác thu hút đầu tư thực hiện chưa đầy đủ, một số ngành còn bị kêu ca về thủ tục đầu tư. Đặc biệt, cán bộ cấp phịng chun mơn ở một số Sở, ban, ngành và địa phương.
+ Trong lãnh đạo và chỉ đạo còn thiếu tập trung đồng bộ, chưa ưu tiên cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, nên chưa tạo ra một sự đột phá mới trong việc thu hút đầu tư.
+ Cơ chế chính sách thiếu nhất quán và thiếu ổn định trong một thời gian dài. + Cân đối ngân sách không đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Vốn đối ứng cho một số cơng trình bố trí chưa đủ. Vốn đối ứng cho cơng tác vận động, xúc tiến đầu tư còn hạn chế.
+ Cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng, cắm mốc định vị, xác định giá đất, thực hiện chính sách tái định cư làm quá chậm cũng ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
+ Bộ máy làm công tác xúc tiến đầu tư đang yếu kém, cần vươn lên để làm tốt nhiệm vụ.
- Đối với nhà đầu tư:
+ Một số nhà đầu tư làm hồ sơ dự án đầu tư quá đơn giản, hiểu biết về luật đầu tư chưa đầy đủ, cịn nơn nóng trong q trình đầu tư nên có lúc khơng chấp hành đúng quy trình đầu tư.
+ Nhiều nhà đầu tư khơng có đủ vốn hoặc vốn ít, chủ yếu dựa vào vốn huy động các cổ đông. Một số nhà đầu tư dự án đã được cấp phép mới đi vận động nguồn vốn nước ngồi nên rất khó khăn cho q trình triển khai dự án.
+ Một số ít nhà đầu tư có tư tưởng “giữ đất” và lợi dụng dự án để huy động vốn, kinh doanh không đúng pháp luật…
* Về nguyên nhân khách quan:
+ Thị trường tiêu thụ trong tỉnh nhìn chung cịn hạn hẹp, nên các nhà đầu tư chưa mạnh dạn đầu tư vào Hưng Yên.
+ Chi phí đầu tư cao, nhất là các chi phí vận tải và các dịch vụ khác, nên các nhà đầu tư phải cân nhắc trên nhiều mặt khác mới có thể đầu tư được.
+ Các dịch vụ chưa phát triển, nên chưa có điều kiện tận dụng được các cơ sở hạ tầng có tính chất dịch vụ phục vụ trực tiếp cho các dự án.
+ Hưng Yên là tỉnh không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm. Mơi trường đầu tư cịn hạn chế, lãi suất đầu tư cao nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
+ Hạ tầng cơ sở vật chất còn chưa đồng bộ, chưa đủ tạo thuận lợi cho nhà đầu tư như sân bay, cảng, điện nước, vốn. Đặc biệt, hạ tầng tại khu công nghiệp quá yếu kém, tỉnh chưa huy động được nguồn vốn để xây dựng đồng bộ hạ tầng khu công nghiệp nên kém hấp dẫn thu hút được nhà đầu tư lớn.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các địa phương cũng là yếu tố quan trọng, khi sức cạnh tranh, các điều kiện của tỉnh chưa đồng bộ.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật của tỉnh ta cịn thiếu và yếu, chưa có thể đáp ứng đủ cho yêu cầu hiện đại hố trong q trình quản lý, sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài.
Chương 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN