1.2 .1Khái niệm về quản trị VKD của doanh nghiệp
1.2.3 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản trị VKD
1.2.3.1 Những nhân tố khách quan
Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay thì việc bình đẳng giữa các thành phần kinh tế được tôn trọng nhưng vai trog quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước ln giữ vai trị chủ đạo. Một mặt với các chính sách kinh tế, tài chính như các chính sách khuyến khích đầu tư và những vùng, ngành kinh tế trọng điểm hay những vùng ngành cần phát triển; các chính sách về thuế; chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hay các chế độ tài chính khác như chế độ khấu hao TSCĐ….có tác động lớn đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Các chính sách này tạo ra khung pháp lý giúp các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động kinh doanh đúng theo pháp luật, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội.
Doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh là một thành phần của nền kinh tế, tình trạng cũng như các yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghệp. Một nền kinh tế tăng trưởng khỏe mạnh, với những dấu hiệu tích cực sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, mở rộng quy mơ kinh doanh, từ đó địi hỏi doanh nghiệp phải có sự tích lũy vốn để đầu tư và tái sản xuất mở rộng. những cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: giao thong cận tải, hệ thống thông tin liên lạc,… nếu phát triển sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí, mở rộng địa bàn, kênh phân phối sản phẩm, … Ngược lại, một nền kinh tế đầy những biến động bất thường với những bất ổn của chính trị, khủng hoảng kinh tế, lạm phát, suy thoái…hay hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đầu tư hay ra quyết định mở rộng sản xuất. Tốt hơn hết là doanh nghiệp cần nhanh chóng thối vốn đầu tư, đảm bảo an tồn đợi khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục thì mới tiếp tục bỏ vốn.
Lãi suất thị trường:
Lãi suất thị trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nó quyết định đến việc lựa chọn phương thức huy động vốn từ nguồn vốn vay, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, lãi suất còn ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng mà điều này ảnh hưởng đến quyết định sản xuất cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất thị trường tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn, số tấm lá phiếu bằng tiền họ bỏ ra để mua sản phẩm của doanh nghiệp giảm đi nhanh chóng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần thu hẹp quy mơ kinh doanh, thối vốn đầu tư vào sản xuất và ngược lại.
Lạm phát có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Lạm phát luôn đi cùng với tăng trưởng. Một nền kinh tế phát triển luôn đi kèm với yếu tố lạm phát, nhưng lạm phát phải ở mức độ chấp nhận được. Lạm phát quá cao sẽ đẩy giá bán của doanh nghiệp cũng như giá các yếu tố đầu vào tăng cao gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Đầu vào gặp biến động về giá cịn đầu ra lại gặp khó khăn trong việc giải quyết thị trường làm cho tình tạng tài chính cảu doanh nghiệp căng thẳng. Nếu doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp cần thiết nhanh chóng thối vốn thì nguy cơ thất thốt vốn là khơng thể tránh khỏi vì nhu cầu về VKD tăng lên trong khi kết quả kinh doanh lại không ổn định.
Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính:
Hoạt động của doanh nghiệp ln gắn liền với hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống trung gian tài chính. Doanh nghiệp có thể huy động nhiều nguồn tài trợ từ thị trường tài chính đồng thời cũng có thể đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi của mình vào các lĩnh vực khác nhau để sinh lời. sự phát triển của thị trường tài chính tạo điều kiện đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng hóa phương thức huy động vốn từ đó tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận những nguồn tài trợ có chi phí thấp hơn, tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Rủi ro trong kinh doanh:
Đây là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ quyết định đầu tư nào của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận đạt được vì ở đâu tỷ suất sinh lời càng cao thì rủi ro càng lớn, vì vậy việc lựa chọn phương thức huy động vốn cũng như quyết định đầu tư sử dụng vốn phải được xem xét cẩn trọng cân nhắc để hiệu quả sử dụng vốn là cao nhất trong điều kiện rủi ro chấp nhận được.
Trình độ quản lý và tư duy nhà quản trị cũng như trình độ tay nghề của người lao động:
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức huy động cũng như cách thức sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Nếu người quản trị biết xác định đúng nhu cầu vốn, lựa chọn đúng phương thức huy động tài trợ vốn cho phương án đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng những ưu điểm mà nguồn tài trợ đó mang lại đồng thời giảm chi phí sử dụng vốn. đội ngũ lao động với trình độ chun mơn tay nghề được đào tạo sẽ giúp tăng năng suất lao động, khai thác có hiệu quả tài sản, nâng cao hiệu quả sản xuất và cắt giảm chi phí. Từ đó giúp cho việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả tránh tình trạng lãng phí hay thất thốt vốn. Như vậy, việc xây dựng một chế độ đãi ngộ tốt đối với người lao động là điều cần thiết, khuyến khích người lao động tích cực sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao mang lại lợi nhuận cao đồng thời sử dụng nguồn lực trong doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Sự hợp lý giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn:
Một cơ cấu nguồn vốn tối ưu là cơ cấu vốn mà doanh nghiệp vừa có thể tối đa hóa lợi nhuận đạt được vừa tối thiểu hóa chi phí phải bỏ ra. Xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý là điều mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Tùy vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật ngành nghề kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng cơ cấu vốn sao cho có thể khai thác, phân bổ và sử dụng mọi nguồn lực một cách hiệu quả nhất, tạo ra lợi nhuận cao nhất từ những đồng vốn bỏ ra ít nhất.
Chu kỳ sản xuất kinh doanh:
Chu kỳ sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến chu kỳ sống của sản phẩm. Chu kỳ kinh doanh càng được rút ngắn thì số vịng quay vốn càng nhiều, tốc độ luận chuyển vốn càng cao nghĩa là đồng vốn bỏ ra sinh lời được càng
nhiều, vốn được khai thác sử dụng càng hiệu quả. Ngược lại, chu kỳ kinh doanh càng kéo dài thì rủi ro trong kinh doanh càng lớn, vốn thu hồi chậm và có thể mất vốn, thất thốt vốn thậm chí khơng thu hồi được.