Bước sang năm 2012 được coi là năm đầy thách thức đối với nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam, việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì sẽ làm cho nền kinh tế nước ta chịu nhiều tác động lớn hơn từ bên ngoài. Cũng như các doanh nghiệp trong ngành tình hình kinh doanh, sự cạnh tranh sống cịn giữa các thành phần kinh tế cùng tồn tại ngày càng trở nên quyết liệt, công ty lại là doanh nghiệp vừa tiến hành cổ phần hoá từ một doanh nghiệp Nhà nước chưa được bao lâu thì lại trở thành một khó khăn nữa đối với cơng ty Trong bối cảnh đó cơng ty đã, đang và sẽ phải đối mặt với những khó khăn thử thách lớn hơn trong thời gian tới. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển bền vững bằng mọi cách cơng ty phải tích cực phấn đấu vươn lên vượt qua những thử thách để đứng vững và tìm cơ hội phát triển hơn nữa.
Trước hết việc coi trọng uy tín đối với khách hàng ln được lãnh đạo cơng ty đặt lên hàng đầu vì tầm quan trọng của nó tác động đến sự tồn tại và phát triển của cơng ty. Bên cạnh đó vấn đề chất lượng sản phẩm, hàng hoá, giá cả, dịch vụ sau bán hàng, điều kiện giao hàng cũng được công ty quan tâm, theo dõi sát sao. Hiện nay thị trường đầu ra cho các sản phẩm của công ty là tương đối lớn, các bạn hàng của công ty đã và đang có nhu cầu tăng thêm sản lượng và chủng loại hàng, đó là những thuận lợi rất lớn đối với cơng ty trong thời gian tới. Do đó cơng ty cần tích cực đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cơng ty không ngừng mở rộng thị trường, chú ý đến những thị trường tiềm năng, đồng thời củng cố những thị trường truyền thống cũng như đa dạng hóa thêm chủng loại sản phẩm đồng thời với cải thiện chất lượng sản phẩm đã có để củng cố thương hiệu sản phẩm. Song song với đó là việc tìm kiếm thêm những nguồn cung cấp ngun vật liệu ổn định và thuận lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của cơng ty, hồn thiện hệ thống nhà xưởng kho tàng phục vụ sản xuất, nâng cấp hiện đại hố hệ thống máy móc thiết bị theo hướng tự
động hoá nhiều hơn để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.
Bên cạnh đó khơng ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên về cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời chú trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề cho người lao động và trình độ của đội ngũ cán bộ.
Trong công tác quản lý VLĐ ban lãnh đạo công ty luôn xác định đem lại hiệu quả sử dụng VLĐ là đem lại hiệu quả kinh doanh cho chính mình. Hiệu quả kinh doanh phải ln đảm bảo cả hai mặt lợi ích mặt kinh tế và xã hội nó được thể hiện.
- Phải đảm bảo sử dụng VLĐ đúng phương hướng, đúng mục đích, đúng kế hoạch và tối đa hoá hiệu quả sử dụng.
- Chấp hành đúng quy định và chế độ lưu thông tiền tệ của Nhà nước
- Hạch tốn đầy đủ, chính xác, kịp thời số vốn hiện có và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghệp trong kỳ kinh doanh.
- Xác định nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch sát với thực tế
- Huy động kịp thời và đầy đủ nguồn VLĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh