Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận cầu giấy (Trang 56)

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT

3.2.6. Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ thuế để nâng cao dân trí về thuế, nhằm thực hiện mục tiêu “ thêm ngừơi đồng tình, bớt người chống đối ” là việc làm cần thiết để khơi dậy tinh thần tự nguyện, tự giác chấp hành đầy đủ pháp luật thuế, đây không thể là việc làm theo chiến dịch mà phải làm thường xuyên theo phương châm “ mưa dầm thấm lâu”, càng sát thực tế càng cụ thể càng tốt.

Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là phải kết hợp được việc tuyên truyền giáo dục với việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm kịp thời, đúng luật, kể cả phải cưỡng chế truy cứu trách nhiệm hình sự.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, ngay cả ở những nước có pháp luật thuế rất chặt chẽ nhưng vẫn cịn tình trạng trốn thuế và nợ đọng thuế. Trong điều kiện nước ta hiện nay, ý thức chấp hành thuế còn thấp, trốn lậu thuế xảy ra thường xuyên, nợ đọng thuế còn lớn dẫn đến thất thu trầm trọng. Do vậy mà đi đôi với q trình kiện tồn bộ máy thuế thống nhất từ trung ương đến địa phương cần thiết phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu thuế với lực lượng đủ mạnh, có đầy đủ phương tiện vật chất và quyền hạn cần thiết để thực hiện nhiệm vụ này. Trước mắt, Nhà nước cần nghiên cứu áp dụng thí điểm một vài tồ án thuế và lực lượng cán bộ chuyên cưỡng bức thu thuế để rút kinh nghiệm tiến tới hình thành hệ thống toà án và một hệ thống cưỡng bức thu thuế trong cả nước.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng phải ban hành các văn bản pháp quy quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc giúp đỡ cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế, chống thất thu, trốn lậu thuế. Nói cách khác là cơ quan thuế hồn thiện nhiệm vụ của mình.

Cơ quan thuế cần phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng lên án mạnh mẽ các doanh nghiệp trốn lậu thuế để phát huy tác dụng giáo dục, răn đe, sớm đưa việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ thuế vào nề nếp, kỷ cương, góp phần hạn chế thất thu thuế để đạt hiệu quả thiết thực.

3.2.7. Hồn thiện chính sách thuế GTGT

Hiện nay Bộ Tài chính và Tổng cục thuế đã ban hành Luật thuế GTGT mới phù hợp với tình hình thu thuế hiện nay, song trong quá trình tồn tại một số bất cập. Trong phạm vi để tài, tôi xin đưa ra một số ý kiến nhằm hồn thiện hơn chính sách thuế GTGT:

 Về thuế suất: Có thể nói một vấn đề mà các doanh nghiệp hay gặp phải nhất trong q trình thu nộp thuế GTGT đó là việc áp dụng các mcưcs thuế

suất vào các loại hàng hoá, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều lại hàng hố có các mức thuế suất khác nhau. Hiện nay thuế suất thuế GTGT bao gồm 3 mức 0%, 5% và 10%, trong đó 2 mức thuế suất 5% và 10% vẫn xảy ra tình trạng nhầm lẫn. Lí do là bởi tiêu chí phân định ranh giới áp dụng mức thuế suất 5% và 10% chưa rõ ràng: vưa theo tên hàng hoá dịch vụ vừa theo cơng dụng vừa theo tính chất của hàng hố dịch vụ; dẫn đến việc áp dụng mức thuế suất khơng thống nhất, nảy sinh vướng mắc trong q trình thực hiện. Ví dụ, sản phẩm cơ khí tiêu dùng áp dụng mức thuế suất 10%, sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất áp dụng mức thuế suất 5%, trên thực tế có những sản phẩm cơ khí khơng thể phân định được rõ ràng là dùng cho tiêu dùng hay dùng cho sản xuất.. Do đó các cơ quan chức năng nên có các quy định rõ ràng hơn để tránh sự lúng túng cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng các thuế suất.

 Hiện nay thuế GTGT được thể hiện tại khá nhiều văn bản: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế GTGT năm 2005; Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12. Mặt khác, năm 2006, các nội dung về quản lý thuế như đăng ký, kê khai, nộp thuế, xử lý vi phạm để thay thế cho các quy định về quản lý thuế trong các luật, pháp lệnh thuế đã được ban hành trước đây, trong đó có Luật thuế GTGT đã được quy định trong Luật Quản lý thuế (đã được Quốc hội thơng qua, có hiệu lực từ 01/7/2007). Với nhiều văn bản Luật cùng quy định về thuế GTGT nên chưa tạo thuận lợi cho việc tra cứu, áp dụng pháp luật. Một thực tế có thể thấy hiện nay đó là có rất nhiều văn bản thông tư hướng dẫn Luật thuế nhưng lại không bao quát được hết các đối tượng, các trường hợp có thể xảy ra dẫn đến việc phải ra một văn bản riêng để giải quyết trường hợp của một đối tượng nào đó..Với thực trạng này các cơ quan chức năng nên xem xét kỹ trước khi đưa ra một văn bản hướng dẫn nhằm giảm thiểu được số lượng các văn bản hướng dẫn, tăng tính bao quát, hiệu quả của mỗi văn bản đươc đưa ra.

 Về phương pháp tính thuế: Luật thuế GTGT hiện hành quy định hai phương pháp tính thuế GTGT là khấu trừ thuế và tính trực tiếp trên GTGT. Điều này đã và sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các cở sở kinh doanh khi cùng tham gia thị trường nhưng lại có cách tính thuế và hưởng chế độ khấu trừ khác nhau. Thêm vào đó, phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khơng phải là phương pháp dùng để tính và thu thuế trong thực hành thuế. Đây chỉ là thể hiện cách tiếp cận khoa học trong nghiên cứu nhằm chỉ rõ thuế GTGT là loại thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm mỗi khi có GTGT xuất hiện. Phần lớn các cơ sở kinh doanh đang áp dụng phương pháp tính trực tiếp này đều khơng thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Do vậy, trong thực tiễn các cơ quan thuế thường xác định GTGT thông qua việc ấn định tỷ lệ GTGT hoặc ấn định doanh thu. Có trường hợp do xác định GTGT khá cao, dẫn đến mức nộp thuế GTGT trên doanh thu thực tế của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, nên các cơ sở kinh doanh có xu hướng kê khai doanh thu thấp hơn thực tế rất nhiều để trốn thuế. Như thế, thuế GTGT chỉ tồn tại về mặt lý thuyết. Vì vậy nên bỏ phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT và có thể áp dụng ngưỡng thu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh có doanh thu đến một mức doanh thu nhất định nào đó mới áp dụng thuế GTGT và chỉ áp dụng thống nhất phương pháp khấu trừ thuế. Đối tượng kinh doanh dưới ngưỡng doanh thu này sẽ không áp dụng thuế GTGT mà chuyến sang nộp thuế theo một tỷ lệ cố định trên doanh thu( 1%, 2% chẳng hạn) theo từng loại hình kinh doanh. Trên đây là một số ý kiến của đề tài nhằm hồn thiện hơn chính sách thuế GTGT. Các nhà làm chính sách cần thường xuyên theo dõi tính hợp lý, ứng dụng của luật thuế mới để ngày càng hoàn thiện sắc thuế GTGT.

3.2.8. Một số giải pháp khác

3.2.8.1. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý thu thuế cho cáccán bộ ngành thuế. cán bộ ngành thuế.

Tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng ngày càng phức tạp, các doanh nghiệp ngày càng tạo ra những thủ thuật trốn thuế

mới đòi hỏi các bộ quản lý phải liên tục nâng cao trình độ quản lý của mình. Chính vì thế Chi cục thuế cần phải:

 Xem xét, sắp xếp, bố trí cán bộ thích hợp với khả năng để có thể phát huy tác dụng, khai thác tối đa khả năng, năng lực của cán bộ.

 Thống nhất cách giải quyết trong một số trường hợp hay gặp phải để tránh sự bất đồng quan điểm giữa các cán bộ thuế trong cùng một đội, giữa các đội với nhau.

 Phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các đội trong việc giải quyết các khâu trong quá trình thu nộp thuế tránh tình các đùn đẩy cơng việc cho nhau.

 Nâng cao ý thức, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn tu dưỡng phẩm chất đạo đức để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao là công việc thường xuyên, thông qua các cuộc kiểm tra nội bộ, các cuộc sơ kết, tổng kết công tác.

 Thắt chặt kỷ luật về giờ giấc làm việc của cán bộ thuế, hạn chế việc ĐNTN phải chờ đợi cán bộ thuế.

 Thường xuyên tổ chức các lớp học phổ biến những văn bản sửa đổi, bổ sung về thuế cho các cán bộ ngành thuế. Hàng năm nên tổ chức thi sát hạch một cách nghiêm túc cho cán bộ ngành.

 Tổ chức các cuộc thi cán bộ thuế giỏi để khuyến khích sự học tập, nghiên cứu, tìm hiểu Luật thuế cho các cán bộ của ngành.

 Cần có chế độ thi tuyển nghiêm túc để lựa chọn được những cán bộ thực sự cần cho ngành, tránh tình trạng chảy máu chất xám trong ngành thuế. Cần đào tạo đội ngũ cán bộ tin học cho ngành thuế, đảm bảo xử lý được những khó khăn, vướng mắc cả trong cơng tác quản lý thu thuế trong quá trình quản lý trên máy, tránh tình trạng am hiểu về thuế thì khơng biết sử dụng máy, người hiểu biết về máy vi tính thì nghiệp vụ thuế yếu kém.

 Cơng tác kiểm tra nội bộ cần được thực hiện thường xuyên vì đây là điều cần thiết để thực hiện tốt các quy trình quản lý thu thuế, chấp hành đúng

các quy định về sổ sách kế toán thuế giúp lãnh đạo ngành nắm được số thu của từng giai đoạn, từng loại thu, nắm được số thuế nợ đọng để có giải pháp xử lý dứt điểm đồng thời phát hiện uốn nắn kịp thời các cán bộ có biểu hiện vi phạm chế độ, ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

3.2.8.2. Cần có sự phối hợp chặt chẽ trong nội bộ ngành thuế cũng nhưgiữa ngành thuế với các cơ quan chức năng khác. giữa ngành thuế với các cơ quan chức năng khác.

Nhằm tăng cường sức mạnh trong công tác quản lý thu, đặc biệt là sự giúp đỡ của thành uỷ, cơ quan công an, Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thị trường, của viện kiểm sát. Cụ thể:

 Trong nội bộ chi cục thuế, cần có sự phối hợp thường xuyên giữa cán bộ phòng quản lý thu với phòng kiểm tra nhằm tránh sự kiểm tra chồng chéo.

 Cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình để đẩy mạnh cơng tác tun truyền về các văn bản thuế mới sửa đổi, bổ sung.

 Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý thị trường để quản lý theo dõi số lượng, quy mô, ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh của các công ty TNHH trên địa bàn.

 Phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, Viện kiểm soát trong việc thu hồi nợ đọng và xử lý phạt các cơng ty có số thuế nợ đọng kéo dài.

 Phối hợp với các ngân hàng để quản lý các tài khoản tiền gửi của các công ty.

 Phối hợp chặt chẽ với KBNN để bố trí các điểm thu, thời gian thu thuế và nhận hồi báo thu thuế của các công ty TNHH được kịp thời, thuận lợi. 3.2.8.3. Tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm

Ở Việt Nam, thuế GTGT được nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế bước 1 (năm 1990). Việc áp dụng thí điểm thuế GTGT được triển khai ở 11 đơn vị thuộc nghành đường, dệt, xi măng từ tháng 9/1993. Việc áp dụng thí điểm thuế GTGT đã giúp rút ra các bài học, làm cơ sở quan trọng để xây dựng, tổ chức thực hiện Luật thuế GTGT ở nước ta sau này. Luật thuế GTGT được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 thơng qua ngày 10/05/1997và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999.

Qua hơn 11 năm thi hành Luật thuế GTGT, chúng ta đã thu được nhiều kinh nghiệm trong cơng tác quản lý. Tuy nhiên chúng ta vẫn cịn mắc phải những vướng mắc do thiếu kinh nghiệm, chính vì vậy ta cần tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm quản lý thu thuế với các nước đi trước để học hỏi kinh nghiệm cũng như tránh những vấn đề khó khăn, tồn tại mà các nước khác đã gặp. Từ đó có biện pháp cụ thể nhằm hồn thiện hệ thống thuế nước ta, đảm bảo được vai trò của thuế trong đời sống kinh tế và xã hội.

3.2.8.4. Công tác thi đua khen thưởng, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc: Thường xuyên phát động phong trào thi đua , phát động phong trào thi đua theo quý, 6 tháng, cả năm tạo khí thế làm việc sơi nổi. Xây dựng tinh thần đồn kết nội bộ, phát huy những thế mạnh của tổ chức Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên, Hội cựu chiến binh... nhằm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, phấn đấu hoàn thành tốt số thu thuế GTGT do cấp trên giao cho.

Cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ như nâng cấp hệ thống trang thiết bị làm việc cho cán bộ...Hiện nay không gian làm việc của các cán bộ thuế rất chật hẹp nhất là vào những ngày cao điểm, khi mà số lượng các doanh nghiệp tới đông. Đề nghị Chi cục thuế xem xét, tìm phương án để mở rộng, xây dựng thêm phòng làm việc cho cán bộ thuế như vậy các cán bộ mới có được khơng gian thoải mái để làm việc.

3.2.8.5. Tăng cường ứng dụng tin học trong công tác quản lý thu thuế GTGT

Ngành thuế là một trong những ngành được hỗ trợ về Công nghệ thơng tin nhiều nhất, máy tính được áp dụng vào hầu hết các cơ quan tạo điều kiện làm việc thuận lợi, hiệu quả hơn, tiết kiệm được thời gian hơn so với làm thủ cơng như trước đây. Chính vì những thuận tiện mà máy tính mang lại cho cơng tác quản lý mà ta cần phải nâng cao công tác quản lý thuế bằng máy tính. Để hệ thống máy tính được hoạt động hiệu quả cần phải tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ tốt cho chương trình cải cách

hiện đại hố. Vì số lượng cơng ty trên địa bàn rất đông nên trong công tác quản lý cần:

 Tiếp tục nâng cấp phần mềm vi tính quản lý thu thuế để phù hợp với điều kiện hiện tại, đảm bảo bao quát hết các trường hợp đặc biệt có thể phát sinh. Hiện nay Chi cục thuế quận Cầu Giấy đang áp dụng một số phần mền quản lý thuế như QLT và QCT ..cho thấy hiệu qủa đạt được là rất lớn.

 Cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận để giúp cho việc hạch tốn số liệu kế tốn nói riêng cũng như các thơng tin khác chính xác hơn.

 Cần đào tạo, nâng cao trình độ tin học cho các cán bộ tin học nói riêng và đội ngũ cán bộ thuế nói chung, mở lớp tập huấn về phần mềm ứng dụng tin học cho các cán bộ thuế, các uỷ nhiệm thu thuế.

KẾT LUẬN

Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến được nhiều nước trên thế giới áp

dụng. Việc đưa Luật thuế GTGT vào thực hiện ở nước ta đã thể hiện được nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng bộc lộ một số nhược điểm đặc biệt là trong công tác quản lý thu thuế. Nguyên nhân xuất phát từ việc nước ta là nước đang phát triển với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần và do nền kinh tế thế giới mới bước qua thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Với sự cố gắng của các cơ quan chức năng, các nhà quản lý đã đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế.

Qua quá trình học tập và thời gian thực tập tại Chi cục thuế Quận Cầu Giấy tôi nhận thấy trong cơng tác quản lý thuế GTGT nói riêng và cơng tác quản lý thuế nói chung hiện nay có nhiều tiến bộ đáng khen, bên cạnh đó cịn nhiều vấn đề đáng quan tâm như vấn đề về quản lý đối tượng nộp thuế, về căn cứ tính thuế, trình độ quản lý của các cán bộ, số lượng các DN NQD ngày càng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận cầu giấy (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)