Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý kê khai và kế toán thuế tại chi cục thuế quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 49 - 69)

4. Phương pháp nghiên cứu:

2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội quận Hà Đông và cơ cấu tổ chức bộ máy

2.1.1.2 Cơ sở hạ tầng

Quận Hà Đơng có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, thương mạidịch vụdu lịch chiếm 45,5%, nơng nghiệp chỉ cịn 1,0%. Sản xuất công nghiệptiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước

42

dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (20052008) đạt 17,7%. Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009, Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngồi quốc doanh của quận Hà Đơng đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.964,5 tỷ đồng.

Về đầu tư xây dựng: Hà Đông đã triển khai xây dựng nhiều khu đô thị: Văn Quán, Mỗ Lao, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, trục đơ thị phía Bắc, dự án đường trục phía nam Hà Nội…, các trường đại học, các bệnh viện quốc tế và với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ đôla.

Về nông nghiệp cũng được chú trọng đầu tư với việc rót nhiều chục tỷ đồng vào xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu nơng nghiệp;cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp được đẩy mạnh; hệ thống thu mua, chế biến nông sản và giao thông chuyển tới các chợ đầu mối lớn được nâng cấp thuận tiện.

Về giao thông: Các tuyến trục đường giao thông liên tỉnh kết nối Hà Đông với bên ngoài được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện cho phát triển và giao lưu kinh tế. Bước đầu đã mở rộng, nâng cấp một số tuyến trục chính: Mở rộng nâng cấp quốc lộ 6 qua trung tâm quận (quy mô mặt cắt 47m), nâng cấp đường 21B và đường 70 đi qua quận.

2.1.2. Tình hình hoạt động của người nộp thuế trên địa bàn quận Hà Đông

Theo quy định của pháp luật tất cả các DN kinh doanh phải có nghĩa vụ đến cơ quan thuế để đăng ký, kê khai thuế, để qua đó cơ quan thuế sẽ nắm bắt được số DN sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Theo kết quả tổng hợp, điều tra, rà soát các đối tượng nộp thuế trên phạm vi toàn ngành thuế của tỉnh trong 3 năm gần đây, số lượng mã số thuế đã được cấp và bị đóng của DN NQD như sau:

Cơng tác đăng kí thuế và quản lý NNT.

43

Số mã số thuế 2019 2020 2021

Được cấp mới đang hoạt động 687 681 927

Bị đóng 76 109 187

Bảng 2.1. Tình hình quản lý mã số thuế ở Chi cục Thuế Quận Hà Đông

(Nguồn: Chi cục Thuế Quận Hà Đông)

 Số mã số thuế được cấp mới cho DN NQD và còn hoạt động trong năm 2019 là 687 DN , năm 2020 số lượng DN được cấp mã số thuế ít hơn nhưng khơng đáng kể.

 Năm 2021 số lượng mã số thuế cấp mới và còn đang hoạt động của DN NQD là 927 DN.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục thuế quận Hà Đông

Giới thiệu chung

Chi cục thuế quận Hà Đông: 158 Đ. Tô Hiệu, Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội Điện thoại: 02439712555

44

 Cơ cấu tổ chức: Ban lãnh đạo: gồm 4 đồng chí (1 Chi cục trưởng và 3 Chi cục phó)

 Chi cục trưởng: Đinh Hồng Tuấn

 Phó chi cục trưởng: Lê Hữu Đơng

 Phó chi cục trưởng: Phạm Ngọc Ánh

 Phó chi cục trưởng: Trần Thị Bích Hạnh Các đội thuế bao gồm:

 Đội Kê khai Kế toán thuế& Tin học

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế. Chi cục trưởng Chi cục phó Đội tuyên truyền- Hỗ trợ người nộp thuế- Trước bạ- Thu khác Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Quản trị- Ấn chỉ Chi cục phó Đội kiểm tra thuế số 1 5 Đội quản lý thuế liên phường Chi cục phó Đội kiểm tra thuế số 3 Đội Kê khai- Kế toán thuế- Tin học- Nghiệp vụ- Dự toán- Pháp chế

45

 Đội Tổng hợp Nghiệp vụ Dự toán

Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, cơng chức thuế trong Chi cục thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục thuế.

Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế

 Đội Tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế và ấn chỉ

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện cơng tác tun truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.

 Đội Quản lý nợ & cưỡng chế nợ thuế

Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý của Chi cục thuế.

 Đội Trước bạ và Thu khác

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí

46

trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

 Đội Hành chính Nhân sự Tài vụ

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện cơng tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.

 Đội thanh tra, kiểm tra

Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, cơng chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, cơng chức thuế trong phạm vi quản lý của Chi cục trưởng Chi cục thuế. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

 Đội thuế liên phường:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên ...).

47

2.2. Thực trạng cơng tác quản lý kê khai và kế tốn thuế tại Chi cục thuế quận Hà Đông giai đoạn 2019 – 2021

Giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021, công tác đơn đốc, kiểm sốt việc kê khai thuế của NNT ln được chú trọng, qua đó phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, khơng đủ để có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý: tỷ lệ HSKT ln đạt trên 95%, trong đó số hồ sơ đúng hạn đạt trên 96% số đã kê khai; Thường xun kiểm sốt, đánh giá và thơng báo tỷ lệ HSKT phát sinh số thuế phải nộp để các đơn vị làm cơ sở so sánh, đánh giá, đồng thời tăng cường cơng tác rà sốt, kiểm tra, giám sát.

2.2.1. Thực trạng công tác quản lý kê khai tại Chi cục thuế quận Hà Đông giai đoạn 2019 – 2021

Cơ quan quản lý thuế có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, triển khai, đôn đốc hoạt động thu thuế và kiểm tra quá trình chấp hành pháp luật thuế của NNT. Công tác quản lý quản lý người khai thuế ngày càng được hiện đại hóa, minh bạch và dễ dàng quản lý hơn. Công tác đăng ký thuế luôn được quan tâm chỉ đạo, thường xuyên kiểm kê, rà soát mã số thuế, đảm bảo kiểm soát, nắm bắt kịp thời đối tượng nộp thuế để đưa vào diện theo dõi, quản lý thuế, quản lý kê khai. Trong năm 2020: Đã thực hiện cấp 36.860 mã số thuế (3.337 tổ chức, DN; 4.388 hộ, cá nhân kinh doanh, 29.135 mã số thuế TNCN); Ban hành 1.793 thông báo NNT không hoạt động tại địa chỉ đăng ký thuế (1.152 DN, 641 hộ, cá nhân kinh doanh); Thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế cho 4.155 NNT (321 Tổ chức, DN; 3.834 hộ, cá nhân kinh doanh); Thực hiện thay đổi thông tin đăng ký thuế cho 6.198 đối tượng; Thực hiện thủ tục khôi phục Mã số thuế cho 409 NNT; Đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn cho 633 NNT.

 Trường hợp đơn vị tạm nghỉ kinh doanh, hết thời gian tạm nghỉ hoặc mới có đơn đề nghị tạm ngừng; cán bộ đăng ký thuế xử lý vào hệ thống

Commented [NTT4]: Chưa có thực trạng về kế tốn thuế,

48

thơng tin của ngành thuế thì khi bộ phận kê khai thuế rà soát danh sách đơn vị phải nộp, chưa nộp HSKT sẽ có một số vướng mắc như: NNT khi hết thời gian tạm ngừng thì tồn bộ nghĩa vụ của các tháng đã tạm ngừng, không phải nộp HSKT lại thể hiện trong danh sách chưa nộp HSKT; đối với trường họp NNT mới bắt đầu đăng ký tạm ngừng kinh doanh của kỳ tính thuế hiện tại, khi xử lý trạng thái của đơn vị sang tạm ngừng thì tồn bộ nghĩa vụ của thời gian trước khi tạm ngừng không thể hiện trong danh sách theo dõi.

 Việc hướng dẫn NNT khai bổ sung, hoàn thiện HSKT khi có sai sót gặp khó khăn vì kế tốn của các doanh nghiệp thường xun thay đổi dẫn đến đã hướng dẫn nhưng vẫn gặp lại các lỗi sai sót. Bên cạnh đó, chính sách thuế thường xuyên thay đổi theo hướng có lợi cho NNT nhưng do thay đổi về kế tốn nên khơng nắm được đầy đủ chính sách để thực hiện đúng quy định.

 Công tác quản lý kê khai chưa được thực hiện tốt, số lượng HSKT nộp chậm từ 1 đến 5 ngày thường chiếm số lượng phần lớn do cán bộ quản lý không kịp thời đôn đốc và nhắc nhở.

 Công tác phối hợp giữa bộ phận kê khai và các bộ phận tham gia quản lý trực tiếp đối với NNT chưa thực sự được tốt, công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan chưa thực sự được quan tâm.

 Nhằm cải cách thủ tục hành chính và giảm tuần suất kê khai thuế đối với doanh nghiệp, ngày 10/10/2014 Bộ Tài chính ban hành Thơng tư 151/2014/TTBTC đã sửa đổi Thông tư 156/2013/TTBTC quy định về đối tượng khai thuế GTGT theo quý, thuế TNDN từ hoạt động sản xuất kinh doanh từ kỳ tính thuế quý 4/2014 trở đi doanh nghiệp khơng phải khai thuế TNDN tạm tính theo q mà chỉ tạm nộp thuế TNDN theo

49

quý và khai quyết toán thuế theo năm, do vậy tạo điều kiện cho DN khi thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc nộp thuế.

 Mặt khác, thực hiện theo thông tư số 151/2014/TTBTC đã sửa đổi Thông tư 156/2013/TTBTC quy định về đối tượng khai thuế GTGT theo quý đối với các doanh nghiệp mới thành lập đều thuộc đối tượng kê khai theo quý nên số lượng hồ sơ khai phải nộp của các năm 2018, 2019 giảm mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới qua các năm đều tăng.

2.2.1.1 Quản lý tình trạng nộp HSKT

Đây là khâu xử lý công việc rất quan trọng của ngành Thuế khi tiếp nhận HSKT của NNT và là bước đầu tiên trong việc thực hiện công việc xử lý HSKT. Đối với mỗi một NNT, CQT phải xác định được NNT đó sẽ phải nộp những loại HSKT nào, theo những kỳ kê khai thuế nào. Khi NNT nộp HSKT, công việc tiếp theo của CQT là phải xác định được HSKT đó là chính thức hoặc thay thế, điều chỉnh hay bổ sung và ngày nộp (đúng hạn hay quá hạn thời hạn qui định), mặt khác phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục của HSKT để làm căn cứ xác nhận nghĩa vụ thuế theo kê khai của NNT, trên cơ sở đó hạch tốn theo dõi và đơn đốc NNT nộp thuế vào ngân sách. CQT phải thường xuyên theo dõi quá trình hoạt động của NNT để cập nhật nghĩa vụ khai thuế của NNT.

Cơng tác đơn đốc, kiểm sốt việc kê khai thuế hàng tháng, quý của NNT tại Chi cục Thuế quận Hà Đông những năm qua luôn được chú trọng, đảm bảo chặt chẽ hơn, qua đó phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, khơng đủ để có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý: Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế qua mạng bình quân đạt trên 99%; Tỷ lệ nộp hồ sơ kê khai thuế GTGT (tháng, quý) đạt 99%; Tỷ lệ số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn bình quân hàng tháng đạt 96%. Thường xuyên kiểm soát, đánh giá và thông báo tỷ lệ hồ sơ khai thuế phát sinh

50

số thuế phải nộp để các Đội thuế làm cơ sở so sánh, đánh giá, đồng thời tăng cường cơng tác rà sốt, kiểm tra, giám sát6. Kết quả:

 Chất lượng khai thuế GTGT: Số lượng hồ sơ phát sinh (+) năm 2020 là 10.922 lượt, đạt tỷ lệ 21%; Số thuế GTGT phát sinh (+) là 714.508 triệu. Trong đó, số thuế GTGT kê khai tăng 10,2% so với cùng kỳ, với số tuyệt đối tăng là 66.075 tr.đồng;

 Chất lượng khai thuế TNDN: Tỷ lệ TK Quyết toán thuế TNDN phát sinh dương đạt 31%, tăng 1% so với cùng kỳ (năm 2018 là 30%); Số thuế TNDN phát sinh dương quyết toán năm 2019 là 156.453 tr. đồng, tăng 10% so với cùng kỳ (năm 2018 là 141.179 tr. đồng), số tuyệt đối tăng 15,274 triệu đồng.

Đồng thời chỉ đạo các Đội Thuế chủ động theo dõi, nắm chắc số thuế được gia hạn theo Nghị định số 41/2020/NĐCP khi đến thời hạn phải nộp để có thư nhắc nhở đến từng doanh nghiệp, NNT, qua đó cơ bản đã thu đủ số thuế được gia hạn trong năm nhằm hạn chế nợ mới phát sinh.

2.2.1.2 Nhập HSKT

Nhập HSKT là quá trình xử lý các thơng tin kê khai thuế của NNT, đây là thông tin đầu vào của quản lý thuế nên các số liêu, thông tin NNT đã khai trên HSKT đòi hỏi phải được phản ánh trung thực, chính xác, Bộ phận được phân cơng không được tự can thiệp (thêm bớt hoặc sửa chữa) vào số liệu kê khai của NNT và có trách nhiệm hỗ trợ, nhắc nhở NNT trong quá trình thực hiện kê khai thuế. Khơng chỉ riêng thơng tin trên HSKT mà các thông tin, số liệu trên chứng từ nộp tiền thuế và các số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT cũng cần phải được nhập vào hệ thống ứng dụng ngành thuế đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ cho việc lập và tính sổ thuế, khóa và in sổ thuế, đối chiếu hay xác nhận số thuế đã nộp với NNT và phục vụ cho các chức năng đôn đốc nợ,

51

xứ lý hoàn thuế, thanh tra, kiểm tra thuế... Trong q trình nhập các thơng tin, số liệu trên HSKT, chứng từ nộp thuế mà phát hiện HSKT, chứng từ nộp thuế của NNT có lỗi phải đôn đốc NNT sửa lỗi kê khai để đảm bảo thông tin trên HSKT, chứng từ nộp thuế có độ tin cậy. Để hạn chế những lỗi phát sinh lặp đi lặp lại, CQT cần lập danh sách các lỗi trong kê khai, nộp thuế chuyển Đội TTHT NNT để cung cấp, hướng dẫn NNT thực hiện.

Sau khi tiếp nhận HSKT của NNT, bộ phận KK & KTT xử lý dữ liệu, kiểm tra và điều chỉnh HSKT trong trường hợp có sai sót, đồng thời kế tốn theo dõi thu nộp và lưu trữ HSKT.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý kê khai và kế toán thuế tại chi cục thuế quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 49 - 69)