2 .Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
2. Các phần hành hạch toán kế toán doanh nghiệp
2.2. Kế tốn tài chính
2.2.5.1. Khái niệm và phân loại
* Chi phí sản xuất kinh doanh
- Khái niệm: Là tồn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hố và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một kỳ nhất định.
- Phân loại:
Để quản lý chi phí một cách có hiệu quả, cần phân loại chi phí theo một tiêu thức nhất định phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, vì trong quá trình sản xuất phát sinh rất nhiều các loại chi phí khác nhau. Ở đây Cơng ty TNHH Việt Đông đã tiến hành phân loại các khoản mục chi phí sau:
+ Chí phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm trị giá thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu bao bì trực tiếp dùng vào sản xuất sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản tiền lương, phụ cấp, thưởng thường xuyên, ăn giữa ca, các khoản trích theo lương của cơng nhân sản xuất trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản mục sau:
Chi phí nhân viên quản lý: Gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của cơng nhân quản lý phân xưởng.
Chi phí vật liệu quản lý: Vật liệu sửa chữa TSCĐ Chi phí đồ dùng, cơng cụ, quần áo bảo hộ lao động…
Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm số khấu hao về nhà xưởng,máy móc thiết bị dùng cho sản xuất.
Chi phí bằng tiền khác: Là chi phí cịn lại ngồi các khoản đã kể trên như cơng tác chi phí, lệ phí … của nhân viên phân xưởng.
- Khái niệm: Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra đã hoàn thành nhập kho.
Giá thành sản xuất là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh quá trình sử dụng vật tư, lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như sự hợp lý trong việc tổ chức quản lý sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản xuất, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho donh nghiệp. Giá thành sản xuất còn là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân loại giá thành
+ Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất dơn vị kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành sản lượng kế hoạch là do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được thực hiện trước khi quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm được bắt đầu. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
+ Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi quá trình sản xuất được bắt đầu. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác đế xác định kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động trong sản xuất giúp cho việc đánh giá đúng các giải pháp kinh tế kỹ thuật đã được thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm năng cao hiệu quả kinh doanh.
+ Giá thành thực tế: Là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng sản xuất ra trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ tính tốn được sau khi đã kết thúc q trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của công ty trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.