- Tin học hoá công tác quản lý GD:
3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán chi NSNN.
* Khâu lập dự toán chi NSNN.
Dự toán là khâu đầu tiên trong một chu trình ngân sách. Đây là khâu vơ cùng quan trọng, nó định hướng và xuyên suốt trong quy trình cấp phát, thực hiện quy trình quản lý ngân sách theo luật. Căn cứ lập dự toán phải dựa trên nhiệm vụ chính trị, định hướng và chính sách của Đảng và Nhà Nước trong từng giai đoạn cụ thể để lập ra dự toán ngân sách cần thiết cho một năm hoạt động của ngành mà cụ thể là trên cơ sở định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện. Trong quá trình xây dựng dự tốn vừa phải tn theo luật ngân sách quy định, vừa phải tuân theo định hướng phát triển của huyện, làm cơ sở cho quản lý và điều hành ngân sách giáo dục. dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp Giáo dục của huyện chính là thể hiện tính linh hoạt, tính khoa học phù hợp với mục tiêu phát triển sự nghiệp Giáo dục cũng như là sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Trong q trình lập dự tốn cần phải tn theo các yêu cầu sau:
Phải nghiên cứu, xây dựng định mức chi phí phù hợp, khoa học, hợp lý và có tính thuyết phục cao.
Định mức chỉ là căm cứ quan trọng dùng để lập dự toán, phân phối và quản lý ngân sách. định mức có chính xác thì việc quản lý, phân phối ngân sách mới chính xác. Định mức phải đảm bảo tính cơng khai cho từng trường hợp về khoản chi thường xuyên, sau đây là phương pháp lập định mức chi thường xuyên của tài chính nhà nước.
+ Các khoản mục chi ít biến động :
Là khoản chi cho con người bao gồm chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp, khoản chi cho con người đóng vai trị rất quan trọng giúp cho đời sống củagiáo viên được ổn định. Nguồn vốn nhằm đảm bảo chi cho phần này là nguồn kinh phí uỷ quyền từ nguồn ngân sách thành phố. Việc xây
dựng dự toán phải bám sát vào định mức chi, như vậy định mức chi phải được xây dựng như sau :
Định mức chi được tính tốn dựa vào số học sinh của từng trường trong năm kế hoạch (nghìn đồng/học sinh/năm) theo quy định đối với từng cấp học. Bên cạnh đó phải dựa vào tình hình kinh tế của huyện và tốc độ trượt giá của đồng tiền trong năm báo cáo. Cụ thể :
Đối với ngành học mầm non :
Trong những năm gần đây khối mầm non đước sự quan tâm rất lớn và nhận được sự trợ giúp từ ngân sách. Đây là một khoản trợ cấp nhỏ đối với một giáo viên thuộc ngành học quan trọng trong hệ thống giáo dục của nước ta. Bởi vì đối với các xã nghèo thì khoản trợ cấp từ ngân sách của xã cũng hạn hẹp và thay đổi tuỳ thuộc vào nguồn thu của ngân sách xã hàng năm. Vì vậy khó mà đảm bảo được đời sống của gia đình các giáo viên nếu như chỉ lấy nguồn thu từ các khoản trợ cấp. Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu về đời sống của đối tượng này để nâng cao tinh thần trách nhiệm và trình độ giảng dạy của họ cần phải nâng khoản trợ cấp đối với các trường mầm non thuộc xã quản lý. Các cô giáo thuộc khối mầm non, bên cạnh việc hưởng lương theo cấp bậc các cơ giáo thuộc khối cơ quan xí nghiệp có mức trợ cấp là 50% của lương, cần phải nâng phụ cấp của lương từ 50% lên 60% của lương đồng thời kiểm tra trình độ sư phạm thường xuyên.
Đối với khối tiểu học :
Hiện nay Huyện từ Liêm có số trương đạt chuẩn quốc gia cang cao, và đi cùng với đó thì việc đầu tư kinh phí vào cũng sẽ tăng cao. Đặc biệt đối với các thầy cơ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn cần nâng cao mức phụ cấp từ 40% của lương lên 50% của lương, các trường có số học sinh đến lớp ít thì ngân sách huyện phải thực hiện dành một khoản ngân sách chi hợp lý nhằm đảm bảo cho đời sống của giáo viên.
Đối với khối THCS :
Thực tế cho thấy rằng đối với cấp học này công việc giảng dạy của các thầy cô giáo là rất vất vả, lượng tri thức bỏ ra rất lớn vì vậy cần nâng cao định mức chi nhằm phù hợp với công sức của họ đã bỏ ra. Phụ cấp làm tăn thêm nguồn thu nhập hàng tháng cho giáo viên vì vậy cũng cần phải tăng theo, có như vậy mới khuyến khích được tinh thần trách nhiệm cũng như lịng nhiệt huyết và trình độ chun mơn với nghề
Nếu thực hiện với định mức chi mới này thì sẽ đáp ứng được nhu cầu cho đời sống của giáo viên, giúp họ yêu nghề và nâng cao trình độ giảng dạy, khơng phải làm thêm các cơng việc khác.
+ Các khoản chi biến động : Là khoản chi giảng dạy học tập, chi quản lý hành chính, chi mua sắm sửa chữa. Nguồn vốn đảm bảo cho các khoản chi này được lấy từ nguồn kinh phí uỷ quyền, ngân sách huyện, nguồn vốn ngồi ngân sách. Cách tính này là phần cố định nhân với hệ số phù hợp đối với từng trường.
Như vậy định mức chi ngân sách sẽ là tổng hợp của 2 phần : Phần cố định và phần biến động. Với cách tính trên thì mọi yếu tố liên quan đều được xem xét một cách toàn diện, phù hợp với tình hình kinh tế của từng xã trong huyện. Điều này giúp cho việc lập dự tốn ở các trường được chính xác và phù hợp với thực tế.
* Đối với khâu thực hiện dự toán :
Do các khoản chi của các trường phải được sự đồng ý của phịng Tài chính sau đó mới được thanh tốn tại Kho bạc Nhà nước huyện thông qua tài khoản của các trường đã mở tại Kho bạc dẫn đến thời gian rút được hạn mức kinh phí diễn ra lâu, mà trong ngành Giáo dục nhu cầu về kinh phí ln địi hỏi phải đáp ứng nhanh chóng kịp thời. Vì vậy, trong q trình thực hiện dự
tốn phịng Tài chính và Kho bạc Nhà nước huyện phải tiến hành xét duyệt và cấp phát cho các trường nhằm đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả.
Phòng TC-KH cần phối hợp với KBNN nơi các cơ sở giao dịch để thực hiện việc kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh phí tại mỗi cơ sở Giáo dục một cách thường xuyên sao cho mỗi khoản chi phải đảm bảo đúng theo dự toán, đúng định mức tiêu chuẩn của chế độ chi hiện hành. Việc kiểm tra, giám sát đòi hỏi phải được tiến hành một cách liên tục, hệ thơng thơng qua các hình thức sau:
- Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng ngày qua mỗi nghiệp vụ cấp phát kinh phí. Hình thức này do chính mỗi cán bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý các khoản chi thường xuyên tại cơ sở Giáo dục hưởng Ngân sách thành phố phối hợp với cán bộ Kho Bạc thực hiện.
Thực hiện kiểm tra, giám sát theo định kỳ bằng việc thẩm định và xét duyệt các báo cáo kế toán hàng quý, hàng năm của các cơ sở Giáo dục sử dụng Ngân sách thành phố.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát một cách đột xuất tại đơn vị bằng việc tổ chức thanh tra tài chính. Hình thức này sẽ do bộ phận thanh tra tài chính thực hiện mỗi khi thấy dấu hiệu không lành mạnh trong quản lý tài chính tại mỗi cơ sở Giáo dục sử dụng Ngân sách thành phố.
Để thực hiện tốt biện pháp này đội ngũ cán bộ phòng TC-KH phải phát huy hết khả năng về công tác chuyên môn, về trách nhiệm cũng như lịng nhiệt tình của mình.
* Đối với khâu quyết toán ngân sách:
Quyết tốn là cơng cụ quan trọng trong quản lý chi tiêu ngân sách Nhà nước, thể hiện bằng viếc theo dõi kiểm tra hệ thống sổ sách chi tiêu và phương thức hạch toán kế toán của từng trường, quyết tốn phải được tiến hành nhanh chóng theo đúng trình tự. Đánh giá chính xác việc thực hiện dự
tốn và hiệu quả sử dụng kinh phí, tìm ra ngun nhân, rút ra biện pháp tăng cường tính chính xác, hiệu quả cho khâu lập sự toán năm sau.
Chỉ khi các yêu cầu trên được thực hiện đầy đủ thì cơng tác quyết tốn các khoản chi ngân sách nhàn nước cho giáo dục Huyện Từ Liêm mới được tiến hành thuận lợi đồng thời nó tạo cơ hội vững chắc cho việc phân tích, đánh giá q trình chấp hành dự tốn một cách chính xác và khách quan.