Chính sách hổ trợ ngành du lịch của nhà nước

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn LONG BEACH – NHA TRANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 (Trang 25 - 27)

I. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

1.4Chính sách hổ trợ ngành du lịch của nhà nước

Với các chính sách đúng của các vị lãnh đạo đã đưa nước ta ngày càng phát triển. Việc chọn ngành nào, lĩnh vực nào sẽ là ngành chủ lực trong phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Ngày 12 tháng 6 năm 2002 Thủ tướng chính phủ dã ký quyết định về việc phê chuẩn “chiến lược phát triển du lịch Việt Nam”. Theo đó mục tiêu phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả về điều kiện tự nhiên sinh thái ,truyền thống văn hóa huy động tối đa nguồn lực trong nước tranh thủ sự hợp tác hỗ trợ quốc tế .

Chính phủ đã đề ra mục tiêu cụ thể phấn đấu tốc độ tăng trương GDP của ngành du lịch bình quân của ngành từ năm 2001 đến 2010 đạt 11 đến 11.5%/năm. Về thị trường chú trọng khai thác thị trường nội địa phát huy tốt lợi thế phát triển du lịch của từng địa phương.

Đầu tư phát triển du lịch: chính phủ đã đầu tư hàng nghìn tỷ , riêng trong năm qua là 2,146 tỷ hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ở cá khu du lịch trọng điểm và thu hút được 190 dự án đầu tư vốn của nước ngoài với tổng số vốn là 4,64 tỷ USD việc kết hợp tốt với việc sử dụng tốt nguồn ngân sách nhà nước với việc khai thác và sử dụng vốn nước ngoài đã phát triển các cơ sở vật chất như việc xây dựng khách sạn , nhà hàng với tiêu chuẩn quốc tế .

Chính phủ còn có những chính sách thúc đẩy đầu tư phát triển du lịch ở các thành phố lớn như : Hà Nội , tp. Hồ Chí Minh , Nha Trang…

Hoàn thành và khai triển Luật du lịch vào hoạt động kinh doanh du lịch góp phần giúp nhà nước quản lý chặt chẽ hơn .

Chính sách phát triển du lịch ở Khánh Hòa

Nếu như trong giai đoạn 1996 - 2005 phát triển Du lịch Khánh Hoà với mục tiêu chỉ để trở thành một ngành kinh tế đủ mạnh và có sức thuyết phục, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thì giai đoạn từ nay đến năm 2010 và những năm đến 2020 du lịch Khánh Hoà phát triển với mục tiêu thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế khác theo tinh thần của Nghị quyết XIV và XV/NQ-TU tỉnh Khánh Hoà đã đề ra. Phấn đấu đưa Khánh Hoà trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ không chỉ của cả nước mà của khu vực ( Trích : Nội dung quy hoạch tổng thể tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020)

Từ đó tỉnh xác định Nha Trang là trung tâm du lịch của tỉnh. Do đó tỉnh cố gắng quảng bá hình ảnh Nha Trang qua nước ngoài và trong nước. Nhằm mục đích thu hút các lượt khách đến đây, tỉnh đã xây dựng các chương trình marketing du lịch, tổ chức các sự kiện văn hóa ( festivan biển Nha Trang, lễ hội Ponaga , cờ người vào dịp đầu xuân…) và đăng cai tổ chức các cuộc thi sắc đẹp mang tính chất trong nước và ngoài nước. Sự hỗ trợ của chính phủ và của địa phương nói riêng đã góp phần làm cho kinh doanh khách sạn có nhiều thuận lợi giảm sự chêch lệch về công suất đặt phòng giữa các mùa du lịch và ngày thường.

Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tăng cường đầu tư, xây dựng các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia trên địa bàn, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương (2 khu du lịch quốc gia và khoảng 18 - 20 khu du lịch khác); nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và địa phương trên địa bàn; nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2010 có khoảng 8.520 phòng khách sạn trong đó có 5.500 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng với gần 1.400 phòng đạt tiêu chuẩn 4 - 5sao, năm 2015 khoảng 12.400 phòng với hơn 8.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có 2.200 phòng đạt tiêu chuẩn 4 - 5sao; năm 2020 đạt gần 21.000 phòng với hơn 15.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có. Nhu cầu vốn đầu tư cho cả giai đoạn cần khoảng 23.100 tỷ VNĐ, trong đó đến năm 2010 cần khoảng 4.500 tỷ VNĐ, với khoảng 1.350 tỷ (chiếm 30%) đầu tư cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, tôn tạo môi trường...; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 8.500 tỷ VNĐ, với gần 1.700 tỷ (chiếm 20%) đầu tư cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng du lịch xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực tôn tạo môi trường... ; giai đoạn 2016 - 2020 gần 10.100 tỷ VNĐ, với khoảng 2.000 tỷ ( chiếm 20%) đầu tư cho các lĩnh vực hạ tầng du lịch xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, môi trường...

Hiện nay việc hợp tác phát triển du lịch giữa các quốc gia, các khu vực tỉnh thành hay các tập đoàn trong và ngoài nước đang dược đẩy mạnh tạo điều kiện thúc đẩy ngành phát triển như: hợp tác du lịch giữa Việt Nam – Đức, đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam vời EU, Singapore, Việt Nam hợp tác cùng phát triển du lịch biển, Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phát triển du lịch, hợp tác du lịch giữa Việt Nam và các nước Lào, Campuchia. Hợp tác phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ 2010 – 2020, 4 tỉnh Đông Bắc hợp tác phát triển du lịch, Hợp tác phát triển du lịch Quảng Nam- Hà Nội,…Việc hợp tác phát triển giữa các nước giảm bớt những thủ tục và chi phí không cần thiết khi đi du lịch giữa các nước trong khuôn khổ làm tăng số người nước ngoài đi du lịch đến Việt Nam. Làm tăng lượt khách đạt phòng.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn LONG BEACH – NHA TRANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 (Trang 25 - 27)