CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DAĐT
2.3. Đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác thẩm định DAĐT của
NHCPCT chi nhánh Ninh Bình
2.3.1. Kết quả đạt được
Cơng tác phân tích thẩm định dự án đầu tư tại NHCPCT chi nhánh Ninh Bình được đặc biệt chú trọng. Để phát triển lâu dài thì cần phải đầu tư dài hạn mà muốn đầu tư có hiệu quả thì khơng thể khơng coi trọng công tác thẩm định dự án. Các dự án được xem xét về nhiều mặt, nhiều khía cạnh, điều đó giúp cho các kết luận thẩm định dự án chính xác hơn, việc tài trợ cho dự án gặp ít rủi ro hơn. Các chỉ tiêu NPV, IRR… cũng bắt đầu được đưa vào tính tốn, giúp các quyết định thẩm định đưa ra có cơ sở khoa học. Điều này làm cho phương pháp thẩm định của NHCPCT chi nhánh Ninh Bình tiến gần hơn đến các phương pháp tiên tiến trên thế giới.
Với quy trình thẩm định như hiện nay, cán bộ thẩm đinh có thể phát hiện ra những khoản mục đầu tư khơng hợp lý, cách tính khấu hao cơ bản, khơng đúng…từ đó đưa ra những đánh giá đúng đắn về dự án .
NHCPCT chi nhánh Ninh Bình đã đưa ra một quy trình thẩm định tương đối khoa học và hợp lý:
- Về con người : Đội ngũ cán bộ có trình độ cao, năng động và sáng tạo là một điểm mạnh của Ngân hàng. Trong quy trình thẩm định, cán bộ tín dụng tự chịu trách nhiệm từ khâu nhận hồ sơ dự án, thẩm định và đưa ra quyết định tín dụng. Điều đó địi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ vững chắc, nắm chắc quy trình thẩm định, phải hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực và phải có độ nhạy cảm đối với các DAĐT. Bên cạnh đó, trình độ quản lý điều hành của ban lãnh đạo dã tạo điều kiện phát huy thế mạnh này. Những kết quả của Ngân hàng trong những năm qua là bằng chứng xác thực nhất để khẳng định điều này là giúp các doanh nghiệp đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Trong các năm qua Ngân hàng đã tài trợ cho nhiều dự án lớn, có tính khả thi cao do đó mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, Ngân hàng và nền kinh tế, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Trên đây là một số kết quả to lớn của NHCPCT chi nhánh Ninh Bình đã đạt được. Tuy nhiên trong công tác thẩm định dự án đầu tư vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục và giải quyết để cơng tác thẩm định được hồn thiện hơn.
2.3.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân.
Những tồn tại.
- Về thực hiện quy trình thẩm định:
Phân tích rủi ro có biện pháp đề phịng tuy đã được đề cập trong tờ trình thẩm định, song trong quá trình thực hiện, các dự án chủ yếu được phân tích trong trạng thái tĩnh, chưa đánh giá đúng sự biến động của các nhân tố liên quan, điều này làm tăng nguy cơ rủi ro trong công tác cho vay.
- Về công tác thu thập thông tin cịn hạn chế: các thơng tin về doanh nghiệp và dự án thường không đầy đủ. Thơng tin là báo cáo tài chính doanh nghiệp và hồ sơ dự án của chủ đầu tư cung cấp.
Nguyên nhân.
Những thay đổi khơng ngừng của nền kinh tế là một khó khăn cho cơng tác thẩm định. Nó kéo theo sự thay đổi trong các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế. Các mối quan hệ với những khách hàng mới, với các đối tác nước ngoài đã tạo ra thử thách về cạnh tranh, rủi ro về mất vốn,…
Tuy đã những bước tiến vượt bậc nhưng so với sự phát triển cơng nghệ Ngân hàng trên thế giới chúng ta cịn thua kém nhiều, do vậy cơng tác thẩm định cịn lạc hậu, chưa bắt kịp với sự phát triển của thế giới.
Các quy hoạch về phát triển kinh tế vùng, địa phương chưa cụ thể, khoa học dẫn đến tình trạng đầu tư khơng hợp lý, nơi thiếu nơi thừa nên Ngân hàng khó đưa ra kết luận thẩm định hiệu quả đối với các dự án cho vay theo kế hoạch Nhà nước.
Nói tóm lại, nguyên nhân khách quan hay chủ quan đều có thể gây khó khăn cho cơng tác thẩm định của Ngân hàng.Vậy để giải quyết đòi hỏi sự nỗ lực của NHCT Ninh Bình và cả từ phía các Bộ, Ban ngành, chính quyền địa phương có liên quan.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG