Kế toán kiểm kê và đánh giá lại vật tư, dự phòng giảm giá vật liệu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN NGUYÊN vật LIỆU tại xí NGHIỆP bê TÔNG đúc sẵn CHÈM (Trang 28)

c .Phương pháp sổ đối hiếu luân huyển

b. Tài khoản sử dụng:

1.3.3. Kế toán kiểm kê và đánh giá lại vật tư, dự phòng giảm giá vật liệu

1.3.3.1. Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến kiểm kê và đánh giá lại vật liệu

a. Kế toán kiểm kê vật liệu

Kiểm kê là một trong những biện pháp để quản lý vật liệu. Thông qua kiểm kê, doanh nghiệp nắm được hiện trạng của vật liệu cả về số lượng và chất lượng, ngăn ngừa và phát hiện những hiện tượng tham ơ, lãng phí và có biện pháp quản lý tốt hơn đảm bảo an toàn vật liệu của doanh nghiệp.

Tùy theo yêu cầu quản lý, kiểm kê có thể thực hiện theo phạm vi tồn doanh nghiệp hay từng bộ phận, đơn vị: Kiểm kê định kỳ hay bất thường…

Khi kiểm kê doanh nghiệp phải lập hội đồng hoặc ban kiểm kê với đầy đủ các thành phần theo quy định. Hội đồng kiểm kê hay ban kiểm kê, khi kiểm kê phải cân, đong, đo, đếm cụ thể đối với từng loại vật liệu và phải lập biên bản kiểm kê theo quy định, xác định chênh lệch giữa số ghi trên sổ kế tốn với số thực kiểm kê, trình bày ý kiến xử lý các chênh lệch.

Kế tốn một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến kiểm kê vật liệu: (+) Căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán ghi:

- Nếu thừa vật liệu chưa rõ nguyên nhân: Nợ TK 152: NVL

Có TK 338(1): Phải trả, phải nộp khác - Nếu thiếu vật tư chưa rõ nguyên nhân

Nợ TK 138(1): Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 152: Nguyên liệu vật liệu

- Nếu phát hiện thiếu vật tư, người chịu trách nhiệm phải bồi thường, kế tốn ghi:

Nợ TK 138(8): Phải thu khác

Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu (+) Xử lý kết quả kiểm kê:

Việc xử lý kết quả kiểm kê phải do hội đồng xử lý tài sản của doanh nghiệp thực hiện. Hội đồng này có trách nhiệm phân tích ngun nhân cụ thể để có kết luận khách quan. Căn cứ quyết định của hội đồng xử lý tài sản để ghi sổ kế toán.

Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu Có TK 632: Giá vốn hàng bán

- Nếu người chịu trách nhiệm về vật tư phải bồi thường, kế toán ghi: Nợ TK 138(8): Phải thu khác

Nợ TK 334: Nếu trừ vào lương

Có TK 138(1): Tài sản chờ xử lý

- Nếu vật tư hao hụt tính vào chi phí, kế tốn ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 138(1): Tài sản thiếu chờ xử lý

b. Kế toán đánh giá lại vật liệu* Khái niệm vế đánh giá vật liệu: * Khái niệm vế đánh giá vật liệu:

Đánh giá lại vật liệu nhằm xác định giá trị hợp lý của NVL tại thời điểm đánh giá lại. việc đánh giá lại NVL thường được thực hiện khi có quyết định của nhà nước, Khi đem góp vốn liên doanh, khi chia tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, hoặc mua, bán, khoán cho thuê doanh nghiệp, khi chuyển đổi hình thức doanh nghiệp. Khi đánh giá lại NVL phải lập hội đồng đánh giá hoặc ban đánh giá, sau khi đánh giá lại phải lập biên bản đánh giá lại NVL, chênh lệch đánh giá lại giá trị ghi trên sổ kế toán được phản ánh vào tài khoản 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến đánh giá lại NVL (+) Căn cứ vào biên bản đánh giá lại NVL ghi:

- Nếu đánh giá lại lớn hơn giá ghi sổ kế toán, phần chênh lệch kế toán ghi: Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản

- Nếu giá đánh giá lại nhỏ hơn giá ghi sổ kế toán, phần chênh lệch do đánh giá lại, kế toán ghi:

Nợ TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản Có TK 152: NVL

- Nếu chênh lệch tăng được ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh

- Nếu chênh lệch giảm, ghi giảm nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 411: Nguồn vốn kinh doanh

Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản

1.3.3.2. Kế tốn dự phịng giảm giá vật liệu tồn kho

a. Khái niệm, nguyên tắc lập dự phòng giảm giá vật liệu tồn kho

- Dự phòng giảm giá vật tư tồn kho là việc ước tính một khoản tiền tính vào chi phí (giá vốn hàng bán) vào thời điểm cuối niên độ kế toán khi giá trị thuần có thể thực hiện được của vật tư tồn kho nhỏ hơn giá gốc. Giá trị dự phòng vật tư được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của vật tư tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.

- Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc dự trử vật liệu tồn kho.

- Nguyên liệu, vật liệu dự trử để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần vào cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm.

- Việc lập dự phòng giảm giá vật tư tồn kho được tính cho từng loại, từng thứ vật tư.

b. Tài khoản sử dụng

Để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng khoản dự phịng, kế toán sử dụng TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Kết cấu tài khoản như sau:

Bên Nợ: Hồn nhập dự phịng giảm giá hàng tồn kho

Bên Có: Số trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho tính vào chi phí Số dư có: Phản ánh số trích lập dự phịng hiện có.

Cuối niên độ kế toán, khi một loại vật tư tồn kho có giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì kế tốn phải lập dự phịng theo số tiền chênh lệch đó.

- Nếu số tiền dự phịng giảm giá vật tư phải lập ở cuối niên độ này lớn hơn số tiền dự phòng giảm giá vật tư đã lập ở cuối niên độ kế toán trước, kế tốn lập dự phịng bổ sung phần chênh lệch, kế toán ghi:

Nợ TK 632(Chi tiết cho từng loại vật tư): Giá vốn hàng bán Có TK 159: Dự phịng giảm giá hàng tồn kho

- Nếu số tiền dự phòng giảm giá vật tư phải lập ở cuối niên độ này nhỏ hơn số tiền dự phòng giảm giá vật tư đã lập ở cuối niên độ trước, kế tốn hồn nhập phần chênh lệch đó, kế tốn ghi:

Nợ TK 159: Dự phịng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632: Giá vốn hàng bán

- Xử lý tổn thất thực tế xảy ra:

Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Nợ Tk 632: (Nếu chưa trích lập dự phịng hoặc dự phịng thiếu) Có TK 152: NVL

1.4. CÁC HÌNH THỨC KẾ TỐN

1.4.1. Hình thức kế tốn nhật ký chung(NKC)

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế tốn NKC là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán các nghiệp vụ đó. Sau đó lấy các số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Trình tự ghi sổ:

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, trước hết ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung sau đó căn cứ vào sổ NKC để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị mở sổ kế tốn chi tiết thì đồng thời với việc ghi vào NKC, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ chi tiết liên

quan.

- Nếu đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ chứng từ gốc, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan đến định kỳ 3, 5, 10 ngày hoặc cuối tháng tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh. Từ nhật ký đặc biệt ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt(nếu có).

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng đối chiếu phát sinh. Sau khi kiểm tra đối chiếu, khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.

Biểu số 1.1: Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức NKC

1.4.2. Hình thức kế toán nhật ký sổ- sổ cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký sổ cái là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký- sổ cái. Căn cứ để ghi vào các sổ nhật ký, sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc.

Trình tự ghi sổ:

- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào sổ nhật ký- sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc bảng tổng hợp chứng từ cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả hai phần Nhật ký và Sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những một ngày hoặc định kỳ một đến ba ngày.

Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký- Sổ cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế tốn chi tiết có

liên quan.

- Cuối tháng sau khi đã phản ánh tồn bộ chứng từ kế tốn phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký- Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu ở cột số phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng(đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế tốn tính ra số tồn cuối tháng(cuối quý) của tổng tài khoản trên Nhật ký- Sổ cái.

- Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ nhật ký- Sổ cái phải đảm bảo yêu cầu: Tổng số tiền của cột “phát sinh” ở phần Nhật ký bằng Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các tài khoản và bằng Tổng phát sinh có của tất cả các tài khoản. Tổng số dư Nợ các tài khoản phải bằng Tổng số dư Có các tài khoản.

Biểu số 1.2: Trình tự kế tốn ghi sổ theo hình thức nhật ký sổ cái.

1.4.3. Hình thức kế tốn nhật ký chứng từ ghi sổ (CTGS):

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế tốn chứng từ ghi sổ là có căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ chứng từ ghi sổ” việc ghi sổ kế toán

tổng hợp bao gồm.

+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Ghi theo trình tự nội dung kinh tế trên sổ cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán tổng hợp lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

- Chứng từ ghi sổ được đánh số liệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký CTGS) và có chứng từ kế tốn đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

* Chứng từ ghi sổ:

- Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các thẻ kế toán chi tiết.

- Cuối tháng phải khố sổ, tính số phát sinh bên nợ bên có và số dư các tài khoản trên sổ cái để từ đó lập bảng cân đối số phát sinh.

- Sau khi đối chiếu khớp số liệu trên sổ cái và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để làm báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tống số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.

Biểu số 1.3: Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức chứng từ ghi sổ

1.4.4. Hình thức kế tốn nhật ký chứng từ.

* Những đặc trưng cơ bản:

+ Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bên có của các tài khoản kết hợp với các phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ.

+ Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian về việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế.

+ Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết.

+ Sữ dụng các mẫu sổ in sẵn, các quan hệ đối ứng tài sản chi tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.

+ Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.

+ Cuối tháng đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế tốn chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.

+ Số liệu tổng cộng trong sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.

Biểu số 1.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế tốn nhật ký chứng từ:

1.4.5. Hình thức kế tốn trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế tốn trên máy vi tính là cơng việc kế tốn được thực hiện theo 1 chương trình phần mềm kế tốn được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các quy tắc kế tốn trên đây. Phần mềm kế tốn khơng thể hiện đầy đủ các quy trình ghi sổ

kế tốn. nhưng phải in được đầy đủ sổ kế tốn và báo cáo tài chính theo quy định.

* Trình tự ghi sổ.

- Hằng ngày kế tốn căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để lập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

- Cuối tháng hoặc bất kỳ thời điểm nào cần thiết. Kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và ln đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế tốn có thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế tốn với báo cáo tài chính ngay sau khi đã in ra giấy. - Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KẾ TỐN NGUN VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG ĐÚC SẴN CHÈM

2.1. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG TẠI XÍ NGHIỆP BÊTÔNG ĐÚC SẴN CHÈM TÔNG ĐÚC SẴN CHÈM

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của xí nghiệp.

Xí nghiệp Bê Tông Đúc Sẵn Chèm là 1 đơn vị trực thuộc của Công ty

Bê Tông xây dựng Hà Nội.

Theo quyết định số 338/QĐ-TCT của Tổng công ty xây dựng Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN NGUYÊN vật LIỆU tại xí NGHIỆP bê TÔNG đúc sẵn CHÈM (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)