Nhóm yếu tố môi trường vi mô

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện các giải pháp tài chính thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế vũng áng, tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 34)

1.3 GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ

1.3.2.2. Nhóm yếu tố môi trường vi mô

Đối với Khu kinh tế các yếu tố môi trường vi mô tác động gần gủi và trực diện đến việc thu hút gồm có:

a. Các đối thủ cạnh tranh.

Hiện nay cả nước có rất nhiều Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Khu chế xuất đều muốn thu hút các nhà đầu tư về phía mình. Như vậy, việc cạnh tranh trong thu hút đầu tư không chỉ diễn ra giữa các quốc gia với nhau mà còn xảy ra ở ngay trong nước và trong từng khu vực. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để nắm được mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ, biết được chiến lược, chiến thuật của họ để từ đó xác định vị thế của mình và có đối sách phù hợp là điều rất cần thiết.

Khách hàng là các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư vào Khu kinh tế, đây là thị trường sản xuất, kinh doanh bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong Khu kinh tế. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng của các nhà đầu tư như yếu tố môi trường, yếu tố tổ chức để đánh giá mức độ thu hút các nhà đầu tư (khách hàng) vào Khu kinh tế, có thể sử dụng các chỉ tiêu đánh giá sau:

- Qui mô đầu tư: dựa vào các chỉ tiêu số lượng dự án đầu tư, số vốn đầu tư của mỗi dự án, diện tích đất thuê và thời gian thuê của mỗi dự án để đánh giá vai trị vị trí của các dự án cần ưu tiên thu hút đầu tư.

- Cơ cấu đầu tư được phân thành hai loại sau: + Cơ cấu theo nguồn hình thành vốn đầu tư + Cơ cấu theo ngành nghề đầu tư

Từ việc nghiên cứu các chỉ tiêu trên ta mới tiến hành nghiên cứu khách hàng, phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.

c. Chính quyền và cư dân địa phương.

Khu kinh tế là một chủ thể kinh tế hoạt động mang tính độc lập tương đối trong một phạm vi lãnh thổ nhất định nên liên quan trực tiếp đến nhiều giới chức sau:

- Chính quyền địa phương: Là cơ quan quản lý chung về mặt nhà nước theo ranh giới hành chính, gồm có: UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của Nhà nước; UBND huyện, xã thực hiện quan hệ phối hợp trong các nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự xã hội, thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư trong khu vực qui hoạch Khu kinh tế, tham gia tuyển mộ lao động địa phương.

- Cư dân địa phương: Là cộng đồng xã hội mà Khu kinh tế đang cùng chung sống nên có quan hệ trực tiếp đến mơi trường sinh thái, là nguồn cung ứng lao động địa phương và cung ứng một số hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại chỗ của người lao động trong Khu kinh tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện các giải pháp tài chính thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế vũng áng, tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)