Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP phương đông chi nhánh thanh hóa (Trang 48 - 90)

Đơn vị : tỷ đồng

nợ thể Năm 2013 245 187 76,3% 92,8 23,7% Năm 2014 321,7 231 71,8% 257 28,2% Năm 2015 432, 46 387, 5 89,6 % 44,9 6 10,4 %

Nguồn: Báo cáo dư cho tiền vay theo đối tượng vay vốn qua

các thời điểm

Đến 31/12/2013 tổng dư nợ tín dụng đạt 245 tỷ (Trong đó cho vay doanh nghiệp đạt 187 tỷ đồng chiếm 76,3% tổng dư nợ tín dụng), tăng 22,93 tỷ đồng (tăng 10,3%) so đầu năm, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát, chiếm 2,8 % tổng dư nợ.

Đến 31/12/2014 tổng dư nợ tín dụng đạt 321,7 tỷ, Trong đó cho vay doanh nghiệp đạt 231 tỷ đồng chiếm 71,8% tổng dư nợ tín dụng ;. Trong năm 2014, OCB tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tích cực thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, lãi treo song song với tăng trưởng tín dụng một cách thận trọng, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vào 4 lĩnh vực ưu tiên.

Đến 31/12/2015 tổng dư nợ tín dụng đạt 432,46 tỷ, Trong đó cho vay doanh nghiệp đạt 387,5 tỷ đồng trong tổng số dư nợ tín dụng. Trong năm 2015, OCB tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vào 4 lĩnh vực ưu tiên, đưa ra nhiều sản phẩm, chương trình khuyến mãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thuộc khu vực sản xuất, song song đó tích cực thu hồi nợ q

hạn, lãi treo và kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng. Nhìn chung tỷ lệ dư nợ tín dụng cho đối tượng vay doanh nghiệp đều cao hơn so với các đối tượng cá nhân trong suốt giai đoạn 2013 đến nay.

Bảng 2.6 : Cơ cấu dư nợ theo thời gian:

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng dư nợ Ngắn hạn Tỷ trọng Trung,dà i hạn Tỷ trọng Năm 2013 245 139,4 56,9% 105,6 43,1% Năm 2014 321.7 199,8 62,11% 121.9 37,89% Năm 2015 432.46 247,84 57,31 % 184,62 42,69%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2013-2015 Nhìn vào bảng 2.10 ta thấy được cơ cấu nợ trung dài hạn luôn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ. Cụ thể,năm 2013 tỷ lệ cho vay trung dài hạn chiếm 43,1% đến năm 2014 tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 37,89% trong tổng dư nợ của toàn hệ thống giảm 5,21% nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này tăng lên đạt 41,69%.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, khả năng thanh khoản, OCB ln cố gắng duy trì tỷ lệ cho vay trung dài hạn sao cho phù hợp với nguồn vốn huy động trung dài hạn mà ngân hàng huy động được, tuân thủ quy định của NHNN về tỷ lệ cho vay

tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn đối với ngân hàng thương mại là 30%.

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm, khơng có tài

sản bảo đảm và tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Có tài sản đảm bảo 187 268,2 368,3 Không tài sản đảm bảo 15,3 14,1 13,4 Tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay 42,7 39,4 50,76

Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm, khơng có

tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay

Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm tăng lên theo các năm. Để đảm bảo an tồn cho hoạt động của mình trong tình hình kinh tế ngày càng khó khăn: lãi suất cao, chi phí đầu vào cho sản xuất ngày càng gia tăng, việc thu hồi các khoản phải thu của DN trở nên hết sức khó khăn địi hỏi ngân hàng ngồi sự tin tưởng vào phương án kinh doanh, thiện chí trả nợ của khách hàng, bên cạnh đó cần phải có tài sản bảo đảm để thế chấp vì rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng không thể lường hết được. Ngân hàng OCB – chi nhánh Thanh Hóa chỉ cho vay khơng có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm

hình thành từ vốn vay theo một tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo an tồn cho mình.

Năm 2013 dư nợ tín dụng đạt 245 tỷ đồng trong đó số dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm là 187 tỷ đồng chiếm 76,33% tổng dư nợ của năm, dư nợ cho vay khơng có tài sản chiếm 6,24%, và dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm bằng vốn vay chiếm 17,43% tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2014 tỷ lệ dư nợ cho vay có TSBĐ tăng lên mức 83,37% cao hơn so với năm 2013 là 7,04%, tỷ lệ cho vay khơng có TSBĐ là 4,38% thấp hơn so với năm 2013 là 1,86% cịn tỷ lệ dư nợ cho vay có TSBĐ hình thành từ vốn vay chiếm 12,25% cũng thấp hơn so với năm 2013 là 5,18%.

Năm 2015 tỷ lệ dư nợ cho vay có TSBĐ là 368,3 tỷ đồng chiếm 85,16% tổng dư nợ , tỷ lệ cho vay khơng có TSBĐ giảm xuống cịn 3,1%, cịn dư nợ có TSBĐ hình thành từ vốn vay đạt mức 11,74%.

Tình hình nợ xấu

Hiện nay, các khoản nợ xấu của ngân hàng đang được trích lập theo thơng tư 02/2013/TT-NHNN. Tại chi nhánh đã thành lập ban quản lý rủi ro để rà sốt các khoản nợ xấu. Nếu những khoản nợ nào có nguy cơ khơng thanh tốn nợ đúng hạn thì chi nhánh cũng sẽ chuyển sang nhóm nợ cao hơn.

Trong giai đoạn 2013 đến cuối năm 2015. OCB ln duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, luôn đảm bảo tỷ lệ mà NHNN đưa ra.

Bảng 2.8: Tình hình trích lập dự phịng rủi ro của ngân hàng

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng dư nợ 245 321,7 432,46

Lợi nhuận trước

dự phòng 3,39 3,65 3,558

Chi phí dự phịng 1,56 1,72 1,51

Tỷ lệ dự phịng

rủi ro 0,64 % 0,53% 0,35%

Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm của OCB

Bảng trên cho thấy lợi nhuận trước dự phịng và tình hình trích lập dự phịng trong giai đoạn 2013 đến cuối năm 2015.

Việc trích lập dự phịng rủi ro được chi nhánh tiến hành từng quý để hình thành nguồn tập trung tại trụ sở chính của OCB . Năm 2015 số tiền trích lập đã giảm xuống 1,51 tỷ đồng và năm 2014 tỷ lệ dự phòng rủi ro so với tổng dư nợ là 0,53% nhưng đến năm 2015 đã giảm đi là 0,35% do chất lượng tín dụng đã tăng lên, chi nhánh đã có biện pháp thu hồi nợ cũng như công tác thẩm định hiệu quả hơn.

2.3. Đánh giá thực trạng phịng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đơng chinh nhánh Thanh Hóa

2.3.

2.3.1. Những kết quả đạt được

Ngân Hàng TMCP Phương Đơng chi nhánh Thanh Hóa nhìn chung đã áp dụng lãi suất cạnh tranh, ưu đãi để mở rộng thị phần cho vay và hỗ trợ khách hàng, nhất là đối với các khách hàng truyền thống. Những khách hàng này thường là khách hàng có quan hệ tín dụng, tiền gửi, thanh tốn với OCB trong một thời gian dài với doanh số cho vay, thu nợ, doanh số xuất nhập khẩu, doanh số thanh toán tương đối lớn tại OCB. Nhờ vậy mà DN có thể n tâm sản xuất, thanh tốn đầy đủ nợ gốc lãi, không phát sinh nợ quá hạn.

OCB luôn sát cánh bên doanh nghiệp ngay cả trong những lúc khó khăn nhất vì vậy khách hàng ln gắn bó với Ngân hàng. Bởi OCB đã vực Doanh nghiệp dậy, giúp họ đứng vững trong lúc tưởng chừng như khơng thể cứu vãn nỗi tình thế. Đối với các doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh về hàng may mặc, chế biến thủy hải sản luôn được mời chào với mức lãi suất ưu đãi nhất.

Cán bộ tín dụng rà sốt, sàng lọc và lựa chọn khách hàng có uy tín để bảo đảm chất lượng hoạt động tín dụng và an tồn hoạt động. Hơn nữa ngân hàng nâng cao hoạt động kiểm soát chặt chẽ từng khoản vay, kiểm tra sau khi giải ngân nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, khơng cho vay theo phong trào. Định kỳ 2 - 3 tháng/lần, cán bộ tín dụng trực tiếp xuống cơ sở kinh doanh của khách hàng để kiểm tra về tình hình hoạt động của đơn vị, số lượng lao động, thành phần

nhân sự chủ chốt sáng lập nên cơng ty có gì thay đổi nhằm kịp thời nắm bắt, báo cáo lãnh đạo và có hướng xử lý sớm

Dư nợ tín dụng ln tăng đều qua các năm và toàn hệ thống vẫn hạn chế được mức thấp nhất các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, đặc biệt là các khoản nợ xấu (nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5).

Các khoản vay phần lớn có tài sản bảo đảm hợp pháp, thủ tục cơng chứng đầy đủ nên góp phần bảo đảm chất lượng hoạt động tín dụng. Mặc dù, tài sản bảo đảm không phải là điều kiện duy nhất để quyết định cho vay, không xem là phương tiện duy nhất để đảm bảo an toàn vốn vay nhưng là cơ sở để xác lập trách nhiệm của người vay, giảm thấp rủi ro tín dụng.

Quy trình tín dụng, quy trình nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, quy trình xử lý nghiệp vụ thư tín dụng và các quy định về việc: phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của OCB, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, quy chế giảm, miễn lãi vay đối với khách hàng vay vốn OCB được quy định rõ ràng, chặt chẽ, thường xuyên cập nhật những thay đổi, đảm bảo tuân thủ hoạt động theo quy định pháp luật hiện hành. Góp phần phịng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Về cán bộ tín dụng: Ngân hàng đã chú trọng đến việc

đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ như: tổ chức cho cán bộ điều hành và nhân viên thừa hành tham dự các khóa học về quản trị Ngân hàng, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, hội nhập kinh tế quốc tế...sau đó

báo cáo và truyền đạt lại những gì đã được học cho mọi người cùng nắm bắt.

2.3.2. Những tồn tại trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụngtại Ngân hàng TMCP Phương Đơng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, OCB không tránh khỏi những tồn tại việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng:

OCB vẫn chưa “hiện đại hóa” cơng tác kiểm tra, giám sát nội bộ trong việc xây dựng chương trình phần mềm giám sát từ xa để phát hiện kịp thời dấu hiệu các rủi ro, các sai phạm tại các đơn vị trong toàn hệ thống. Với một hệ thống rộng lớn, trãi dài từ bắc vào nam thì việc kiểm tra, kiểm sốt hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn. Xây dựng một hệ thống họp trực tuyến qua mạng từ Hội sở để chỉ đạo kịp thời tới các chi nhánh sẽ góp phần giảm thiểu được rủi ro.

Theo quy luật tự nhiên nếu có một ngành phát triển, làm ăn có lời thì sẽ có rất nhiều người đổ xơ vào ngành đó để kinh doanh. Do thiếu sự dự đoán về xu thế ngành trong tương lai cũng như sự non kém trong kinh nghiệm nên dẫn đến việc vì có q nhiều người tập trung vào một ngành để kiếm lời nên dẫn đến sự dư thừa và tất nhiên là những khách hàng được ngân hàng tài trợ bị thua lỗ, mất khả năng chi trả cho Ngân hàng, dẫn đến nợ quá hạn rất nhiều.

Về tài sản bảo đảm: Trong một số trường hợp đặc biệt

như khách hàng đã quan hệ tín dụng lâu năm với OCB, cần thanh tốn ngay nếu trễ thì hợp đồng sẽ bị hủy, mất cơ hội làm ăn của khách hàng. Mặc dù khi đó hợp đồng thế chấp

chưa được đi công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ như quy định nhưng OCB vẫn linh động cho khách hàng nhận tiền trước và cơng chứng sau. Nếu là khách hàng có uy tín thì khơng có vấn đề gì xảy ra nhưng nếu trường hợp tài sản thế chấp không đủ điều kiện để thế chấp, công chứng viên không chịu công chứng hoặc Bên bảo lãnh không chấp thuận bảo lãnh cho bên vay vốn nữa thì khả năng mất vốn của ngân hàng là rất có thể xảy ra. Đành rằng khi xét duyệt cho vay điều quan tâm nhất chính là số tiền vay, mục đích vay, khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, dường như đó chỉ mới là điều kiện cần thơi nhưng chưa đủ. Mặc dù tin tưởng khách hàng nhưng tài sản bảo đảm cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Khi nhận tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay là tài sản mà chưa có giấy tờ pháp lý rõ ràng, tài sản đang bị tranh chấp, tài sản là máy móc thiết bị, hàng tồn kho... Đặc biệt, hàng tồn kho mặc dù đã thuê kho thứ 3 quản lý nhưng do bên thứ 3 cấu kết với khách hàng nên bán hết hàng tồn kho, ngân hàng không quản lý được đến khi phát sinh nợ quá hạn đem phát mãi để thu hồi nợ thì mới phát hiện hàng tồn kho khơng cịn.

Các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp không phản ánh được đầy đủ những số liệu trên thực tế, đôi khi những số liệu này chỉ mang tính đối phó. Do chỉ chú trọng tính tốn những con số này mà khơng kiểm tra lại tính chính xác của nó nên nhân viên tín dụng đã đưa ra những quyết định sai lầm.

Khi báo cáo tình hình hoạt động của khách hàng sau khi giải ngân thì số liệu khơng được cập nhật liên tục, thường là lạc hậu so với hiện tại. Nếu có thì đó cũng chỉ là báo cáo nhanh khơng phản ánh được thực chất vì các doanh nghiệp thường chỉ làm báo cáo hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán vào dịp cuối năm.

Trong một tập thể lớn vẫn có một số “con sâu làm rầu nồi canh”, chỉ vì vụ lợi cá nhân mà cấu kết với khách hàng rút tiền của Ngân hàng rồi chia phần trăm với nhau, mặc dù chưa phát hiện trường hợp nào nhưng một số ít nhân viên khó có thể tránh khỏi cám dỗ tiền bạc, gây nên sự thất thốt cho Ngân hàng. Đây chính là vấn đề rủi ro về đạo đức và như thế nếu khơng diệt trừ tận gốc thì nợ khó địi, nợ có khả năng mất vốn là điều khó tránh khỏi.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Khâu tuyển chọn nhân sự vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc của một cán bộ tín dụng, thẩm định. Đa số nhân viên được tuyển dụng đều rất trẻ, chưa có những kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình giải quyết hồ sơ việc phát sinh nợ quá hạn là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, việc tuyển chọn nhân sự cho phịng Thẩm định, Tín dụng phải hết sức gắt gao, nghiêm túc để có thể tuyển được những nhân viên có đủ khả năng đáp ứng công việc được giao.

Công tác kiểm tra sau còn yếu là do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của một số cán bộ ngân hàng, một số nhân viên tín dụng khơng nắm hết quy trình kiểm tra sau

của OCB, có khi xuống kiểm tra khách hàng mà khơng biết kiểm tra những gì, chỉ làm biên bản kiểm tra một cách qua loa, hình thức. Đối với những khoản vay giải ngân bằng chuyển khoản thì Ngân hàng có thể n tâm phần nào, nhưng đối với những khoản vay được giải ngân bằng tiền mặt thì rất rủi ro vì có tiền mặt nằm trong tay khách hàng có thể khơng sử dụng hết vào một mục đích như đã nêu ở giấy đề nghi vay vốn mà trong họ có thể nãy sinh ý định dùng tiền vào mục đích khác bất cứ lúc nào. Do quá tin tưởng vào khách hàng nên một số cán bộ tín dụng đã kiểm tra sau rất chậm, dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích mà khơng biết. Nếu có phát hiện ra thì việc thu hồi vốn cũng rất khó khăn vì một khi tiền đã giải ngân ra thì thế chủ động thuộc về khách hàng. Việc “hiện đại hóa” cơng tác kiểm tra, giám sát nội bộ, xây dựng hệ thống giám sát từ Hội sở đến các chi nhánh miền

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP phương đông chi nhánh thanh hóa (Trang 48 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)