Hoạt động dịch vụ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP phương đông chi nhánh thanh hóa (Trang 34)

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng thu dịch vụ 931 943 954 Dịch vụ thanh toán trong nước 374 384 399 Tỷ trọng 40.17% 40.72% 41.82% Dịch vụ thu phí dịch vụ thanh tốn quốc tế 135 137 140 Tỷ trọng 14.5% 14.53% 14.67% Thu ròng từ kinh doanh ngoại hối 141 142 145 Tỷ trọng 15.15% 15.06% 15.2% Doanh thu từ dịch vụ thẻ 89 91 92 Tỷ trọng 9.6% 9.65% 9.64% Doanh thu từ dịch vụ khác 192 189 178 Tỷ trọng 20.62% 20.04% 18.66%

Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2013-

Thu dịch vụ của OCB Thanh Hóa tăng qua các năm. Năm 2013 là 931 triệu đồng năm 2014 tăng lên 934 triệu đồng và năm 2015 đạt 954 triệu đồng. Với đặc điểm của địa bàn thành phố Thanh Hóa là nhiều DN, có các trung tâm thương mại lớn do đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ thẻ phát triển, chiếm tỷ trọng nhỏ. Dịch vụ thanh toán và tài trợ thương mại nhờ vào hoạt động của các DN nên cũng có đóng góp khoảng 40%.

Trong thời gian tới, NH cần tăng cường các mối quan hệ hơn nữa đối với các DN hiện tại và tìm kiếm các DN tiềm năng. Cung cấp các dịch vụ NH thuận tiện hơn cho KH. Ngoài ra, NH cần phát triển dịch vụ thẻ nhiều tiện ích hơn để thu hút dân cư.

2.1.4.4. Hiệu quả kinh doanhBảng 2.4: Lợi nhuận trước thuế Bảng 2.4: Lợi nhuận trước thuế

Đơn vị: tỷ đồng

Năm ... Năm ... Năm ...

1.7 1.75 1.8 1.85 1.9 1.95 2 2.05 2.1 1.82 1.93 2.048

Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2013-

2015

Với mục tiêu tăng trưởng an toàn, hiệu quả, chi nhánh đã thực hiện các chính sách để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế các khoản nợ xấu và quyết liệt trong cơng tác thu nợ ngoại bảng. Ngồi ra, ban giám đốc cũng đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi tiêu, chấn chỉnh công tác quản lý tài sản, giảm thiểu chi phí. Do đó lợi nhuận trước thuế luôn ở mức cao và ngày càng gia tăng. Năm 2013, lợi nhuận đạt 1.82 tỷ đồng, năm 2014 là 1.93 tỷ đồng(tăng 6.04%) và năm 2015 là 2.048 tỷ đồng (tăng 6.11% ). Mặc dù giai đoạn này các NH gặp rất nhiều khó khăn nhưng với kinh nghiệm hoạt động lâu năm và nắm bắt được tình hình, OCB Thanh Hóa vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho mình. Trong các năm tiếp theo, NH cần chủ động, sáng tạo hơn nữa trong các nghiệp vụ để có thể thu hút được khách hàng cũng như tăng thị phần trên địa bàn.

Với đà phát triển như vậy, NH cần phải luôn giữ vững và phát huy phong độ của mình hơn nữa bằng cách xây dựng các sản phẩm huy động linh hoạt, chặt chẽ trong thẩm định các dự án vay vốn để giảm thiểu rủi ro nợ xấu, mở rộng hơn nữa các dịch vụ NH để mở rộng khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh.

2.2. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI ROTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐƠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG

1.1.

2.2.

2.2.1. Một số quy định đối với hoạt động tín dụng

2.2.1.1. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do Hội đồng Quản trị của OCB đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép của những quy định của NHNN Việt Nam.

Mục đích của chính sách tín dụng

- Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng. Đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm bảo đảm quyết định tín dụng khách quan, tuân thủ quy định của NHNN Việt Nam. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của OCB.

2.2.1.2. Quy trình nghiệp vụ tín dụng

Quy trình tín dụng được bắt đầu từ khi nhân viên tín dụng (NVTD) tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi khách hàng hồn tất nghĩa vụ thanh tốn cho OCB, bao gồm các giai đoạn:

- Thẩm định trước khi cho vay,

- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay,

- Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay. Tùy theo từng mục đích mà NVTD phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn theo những nội dung sau:

Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn

Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: NVTD hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và lập hồ sơ. Trong quá trình thẩm định khách hàng vay, tiêu chuẩn 5C mà cán bộ tín dụng cần quan tâm là:

- Tư cách (Character) - Vốn (Capital

- Năng lực (Capacity

- Tài sản thế chấp (Collateral)

- Chu kỳ hoặc các điều kiện kinh tế (Cycle)

Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: NVTD kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ.

Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

- Kiểm tra hồ sơ vay vốn: NVTD kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ pháp lý.

- Kiểm tra mục đích vay vốn: NVTD kiểm tra tính hợp lệ của từng loại hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay.

Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn.

Kiểm tra, xác minh thơng tin

Q trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau:

- Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng.

- Thông qua Trung tâm Thơng tin Tín dụng (CIC)

- Các bạn hàng/đối tác, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm.

- Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (cơ quan thuế, v.v..)

- Các Ngân hàng mà khách hàng hiện đang vay vốn/ trước đó vay vốn.

- Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

Tìm hiểu và phân tích khách hàng, tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, mơ hình tổ chức, bố trí lao động.

Lập tờ trình thẩm định cho vay Xác định phương thức cho vay

Tùy theo yêu cầu vay vốn của khách hàng, kết quả thẩm định khách hàng, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và mối quan hệ giữa OCB với khách hàng mà OCB quyết định phương thức cho vay.

Các bước phê duyệt khoản vay

Bước 1: Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, nhân viên tín dụng lập Tờ trình trình lãnh đạo Phịng Tín dụng/Trưởng Phịng Kinh doanh.

Bước 2: Trên cơ sở Tờ trình của NVTD kèm hồ sơ vay vốn, lãnh đạo Phịng Tín dụng/Phịng Kinh doanh xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào Tờ trình và trình Giám đốc hoặc ghi ý kiến vào Biên bản họp Hội đồng Tín dụng . NVTD cần bổ sung/hồn chỉnh hồ sơ nếu có yêu cầu. NVTD căn cứ ý kiến của lãnh đạo Phịng Tín dụng/Giám đốc/ Hội đồng Tín dụng để tiến hành làm một hoặc các thủ tục sau:

- Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung các điều kiện vay vốn.

- Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu khơng đạt u cầu. Sau khi trình lãnh đạo Phịng Tín dụng/Phịng Kinh doanh để kiểm tra lại nội dung. Lãnh đạo Phịng Phịng Tín dụng/ Phịng Kinh doanh có ý kiến đồng ý hay khơng đồng ý trình Giám đốc / Hội đồng Tín dụng quyết định .

Bước 3: Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của NVTD và lãnh đạo Phịng Tín dụng, HĐTD phê duyệt cho vay hoặc từ chối cho vay.

Bước 4: NVTD Thông báo cho khách hàng nội dung cho vay/ từ chối cho vay:

- Trường hợp cho vay: sau khi Giám đốc /Hội đồng tín dụng duyệt cho vay, NVTD soạn thảo văn bản trình lãnh đạo ký thơng báo gởi khách hàng về nội dung cho vay và kèm theo điều kiện cần bổ sung (nếu có). Nếu khách hàng chấp thuận những nội dung do Ngân hàng đưa ra thì NVTD tiến hành các bước tiếp theo.

- Trường hợp từ chối cho vay: sau khi Giám đốc /Hội đồng tíndụng xem xét quyết định từ chối cho vay, NVTD soạn thảo

văn bản trình lãnh đạo ký thơng báo gởi khách hàng. NVTD sao chụp tồn bộ hồ sơ vay cùng bản chính tờ trình để lưu vào hồ sơ từ chối cho vay của Phịng Tín dụng/Phịng Kinh doanh. Đồng thời trả lại cho khách hàng toàn bộ hồ sơ đã nhận từ khách hàng (nếu khách hàng có yêu cầu).

Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay Sau khi khoản vay được phê duyệt, OCB với khách hàng vay sẽ lập hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm (nếu có).

Cơng chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm

- Việc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm do OCB, khách hàng và các bên liên quan thỏa thuận.

- Trong trường hợp pháp luật có qui định thì giao dịch bảo đảm phải được cơng chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm. Sau khi Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm, đơn đăng ký giao dịch bảo đảm đã được cấp có thẩm quyền ký, NVTD cùng khách hàng tiến hành thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Nơi tiến hành thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo: áp dụng theo quy định chung về công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.

Tiếp nhận giấy tờ tài sản bảo đảm từ khách hàng

Sau khi thực hiện xong thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm, chủ tài sản giao ngay bản chính giấy tờ tài sản và các hợp đồng bảo đảm đã được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm cho đại diện OCB. NVTD đại diện OCB tiếp nhận đầy đủ bản chính, bảo đảm khớp đúng với danh mục giấy tờ được ghi trong hợp đồng bảo đảm và làm biên nhận cho khách hàng.

Sau khi nhận xong hồ sơ tài sản bảo đảm từ khách hàng, NVTD sao chụp một bộ để lưu vào hồ sơ tín dụng. Đồng thời, tiến hành ngay thủ tục nhập ngoại bảng tài sản bảo đảm.

Giải ngân

Kiểm tra, giám sát sau giải ngân: đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, hồn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn. Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay phải thực hiện chậm nhất không quá 2 tháng đối với cho vay ngắn hạn và 3 tháng đối với cho vay trung và dài hạn kể từ ngày giải ngân. Việc kiểm tra sau cho vay được thực hiện 1 lần hay nhiều lần tùy thuộc vào phương án vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh, dư án đầu tư của khách hàng. Định kỳ hàng tháng, NVTD phải thông báo cho khách hàng vay (trực tiếp, văn bản, điện thoại,...) số tiền lãi phải trả trong tháng và đôn đốc khách hàng trả lãi đúng hạn. Trước ngày nợ vay đến hạn, NVTD lập thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Đối với cho vay trung, dài hạn, NVTD theo dõi hoạt động của khách hàng và cơng trình vay vốn để tiến hành thu hồi nợ phù hợp với kỳ hạn nợ mà khách hàng đã cam kết.

Để đôn đốc khách hàng trả nợ, tùy theo thực tế phát sinh mà OCB sử dụng văn thư trao đổi với khách hàng. Các văn thư này phải được lưu giữ cẩn thận vào hồ sơ tín dụng để dự phòng các quan hệ tố tụng phát sinh.

Khi đã thực hiện các biện pháp theo dõi, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ mà khách hàng vẫn không trả, NVTD trình lãnh đạo, đề xuất biện pháp xử lý tài sản, khởi kiện theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

Giải chấp tài sản bảo đảm: hồn trả lại giấy tờ bản chính quyền sở hữu và quyền sử dụng cho khách hàng.

Thanh lý hợp đồng tín dụng: Tất toán khoản vay. Khi khách hàng trả hết nợ, NVTD tiến hành kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí... để tất tốn khoản vay.

Quản lý hồ sơ tín dụng:

Hồ sơ tín dụng là tài liệu quan trọng đối với công tác giám sát các khoản vay và cũng là nguồn quan trọng cung cấp thông tin cho các NVTD tiến hành đánh giá tín dụng định kỳ, kiểm tra nội bộ, kiểm tốn bên ngồi và các ban ngành kiểm tra khác ngoài Ngân hàng.

Như vậy, OCB đã xây dựng cho mình một quy trình tín dụng khá chặt chẽ nhằm đảm bảo sự an toàn và giảm thiểu rủi ro nhất cho OCB. Trong q trình xây dựng quy trình tín dụng OCB cũng có sự tham khảo quy trình tín dụng của các ngân hàng bạn và tuân thủ đúng theo những quy định của pháp luật hiện hành.

2.2.1.3. Tuân thủ các quy định về tín dụng

+ Đối tượng khách hàng vay tại OCB

Khách hàng vay tại OCB là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngồi có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống trong nước và nước ngoài.

- Thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm sốt, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc OCB.

- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT, Ban Kiểm sốt, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc OCB.

- OCB không được cho vay cho KH trên cơ sở đảm bảo của các đối tượng trên.

- OCB không được cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán mà OCB nắm quyền kiểm sốt.

- OCB khơng được cho vay trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính OCB hoặc cơng ty con OCB.

- OCB khơng được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận góp vốn.

- Hạn chế cho vay OCB khơng được cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản, cho vay với những điều kiện ưu đãi đối với những đối tượng sau:

- Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại OCB, thanh tra viên đang thanh tra tại OCB.

- Kế toán trưởng của OCB. - Cổ đông lớn của OCB.

- Doanh nghiệp có một trong những đối tượng là thành viên HĐQT, Ban Kiểm sốt, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc OCB, cán bộ, công nhân viên của OCB thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay, bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT, Ban Kiểm sốt, Tổng Giám đốc, Phó Tổng

Giám đốc OCB sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

- Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng.

- Các cơng ty con, cơng ty liên kết của OCB hoặc doanh nghiệp mà OCB nắm quyền kiểm sốt (**).

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định (ngoại trừ điểm **) nêu trên khơng q 5% vốn tự có của OCB.

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với 1 đối tượng quy định tại điểm (**) nêu trên không quá 10% vốn tự có của OCB, đối với tất cả các đối tượng quy định tại điểm (**) nêu trên không được vượt quá 20% vốn tự có của OCB.

+ Nguyên tắc và điều kiện vay vốn Nguyên tắc vay vốn

Khách hàng vay vốn của OCB phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng.

Phải hồn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng.

Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thỏa thuận trong Hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP phương đông chi nhánh thanh hóa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)