Đối với Chính Phủ và Bộ Tài Chính

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện yên dũng (Trang 62 - 64)

2.3.1 .Những thành tích đã đạt được

3.4. Một số kiến nghị

3.4.1. Đối với Chính Phủ và Bộ Tài Chính

3.4.1.1. Tiếp tục hồn thiện chế độ chính sách về thuế GTGT.

Về cơ bản, hệ thống cơ chế chính sách thuế GTGT hiện hành là tương đối đầy đủ, ngày càng phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam và phần nào phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, cơng tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng của nước ta vẫn còn phức tạp, lồng ghép nhiều chính sách, chưa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế. Cơ chế quản lý thuế vẫn chưa rõ ràng, đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của ĐTNN, cơ quan thuế và tổ chức, cá nhân liên quan. Vì vậy, Nhà nước cần hồn thiện chế độ chính sách về thuế GTGT theo một số hướng cơ bản sau:

- Về đối tượng nộp thuế: tập trung quản lý các doanh nghiệp vừa và lớn, thu hẹp bớt các đối tượng nộp thuế GTGT.

- Về thuế suất: Tiến dần đến việc áp dụng thống nhất một mức thuế suất 10% cho tất cả hàng hóa, dịch vụ trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%. Lộ trình áp dụng thuế suất cần thiết phải được thực hiện công khai cho mọi người nộp thuế được biết để có đủ thời gian chuẩn bị nhằm thay đởi chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp chính sách thuế suất mới.

- Về phương pháp tính thuế: Áp dụng thống nhất một phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ. Các cơ sở kinh doanh thuộc diện nộp thuế GTGT bắt buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế tốn, hóa đơn, chứng từ. Chỉ áp dụng khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào có hóa đơn GTGT và thuế GTGT nộp ở khâu nhập khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT.

3.4.1.2. Xây dựng các hành lang pháp lý khác hoàn chỉnh hơn và trang bị các điều kiện khác cho ngành thuế để hồn thành nhiệm vụ được giao

Thứ nhất, có quy định cụ thể bắt buộc các doanh nghiệp NQD phải có hệ

thống kế tốn để thực hiện hạch tốn kế toán theo luật. Hiện nay, việc vi phạm về chế độ sở sách kế tốn diễn ra thường xun đã gây thất thu lớn cho NSNN. Vì thế, việc quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng hệ thống kế toán đồng bộ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, Nhà nước cũng không nên can thiệp quá sâu đối với từng ngành nghề, tạo cho doanh nghiệp chủ động và sáng tạo trong cơng tác kế tốn. Nhà nước nên tạo dựng đầy đủ và hồn thiện khn khở pháp lý về kế tốn, đảm bảo cho cơng tác kế tốn, tở chức bộ máy kế tốn, hành nghề kế toán được thực hiện theo pháp luật.

Thứ hai, thể chế hố hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Nhà nước

cần đẩy mạnh việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt bằng việc tăng cường mở rộng sự hoạt động của hệ thống ngân hàng và các tở chức tín dụng. Bên cạnh đó hoạt động của hệ thống này phải cải tiến các thủ tục và cung cấp phục vụ theo hướng nhanh gọn, tạo điều kiện thanh tốn thuận lợi cho khách hàng. Từ đó kiểm soát được hoạt động kinh tế của ĐTNT.

Thứ ba, nâng cấp, trang bị thêm các thiết bị, máy móc, phần mềm quản lý.

Trong điều kiện kinh tế phát triển, ĐTNT ngày càng tăng lên, việc ứng dựng các phần mềm máy tính sẽ làm giảm khối lượng cơng việc cho cán bộ thuế và nâng cao hiệu quả quản lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện yên dũng (Trang 62 - 64)