Nội dung thơng tin báo cáo tài chính nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tổng hợp, trình bày thông tin về vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên báo cáo tài chính nhà nước (Trang 26)

Nội dung thơng tin về tài chính nhà nước cần được cung cấp cho các cơ quan, đơn vị, bao gồm:

* Thơng tin về tình hình tài chính nhà nước:

a) Tài sản:Phản ánh toàn bộ tiềm lực kinh tế do nhà nướcvà các đơn vị thuộc khu vực nhà nước nắm giữ, quản lý và sử dụng nhằm mục đích thu được các lợi ích trong tương lai, bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền; các khoản đầu tư; các khoản phải thu; hàng tồn kho; cho vay; tài sản cố định hữu hình (gồm cơ sở hạ tầng; bất động sản, nhà xưởng, thiết bị, ...); tài sản thuê tài chính; tài sản cố định vơ hình; xây dựng cơ bản dở dang và tài sản khác. Tài sản được phân loại thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn căn cứ theo thời hạn sử dụng hoặc thu hồi.

b) Nợ phải trả và Tài sản thuần: Phản ánh các nguồn hình thành tài sản của nhà nước, trong đó:

- Nợ phải trả: Phản ánh toàn bộ các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà nước và các đơn vị thuộc khu vực nhà nước, có nghĩa vụ phải thanh tốn trong tương lai, bao gồm các khoản phải trả nhà cung cấp; các khoản phải trả người lao động; nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương, nợ vay của các đơn vị và các khoản phải trả khác. Nợ phải trả được phân loại thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn căn cứ theo thời hạn thanh toán.

- Tài sản thuần: Phản ánh các nguồn hình thành tài sản cịn lại của nhà nước và các đơn vị thuộc khu vực nhà nước, bao gồm nguồn hình thành tài sản nhà nước; tình hình trích lập các quỹ; thặng dư, thâm hụt từ hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước và các khoản chênh lệch khác.

* Thông tin về kết quả hoạt động tài chính nhà nước

a) Doanh thu: Phản ánh tổng các lợi ích kinh tế thu được từ các hoạt động của nhà nước và các đơn vị thuộc khu vực nhà nước, bao gồm thuế; phí, lệ phí; thu về dầu thơ và khí thiên nhiên; thu viện trợ; thu nhập từ vốn góp và các khoản đầu tư; thu từ hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngồi ngân sách; thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ và các khoản thu khác.

b) Chi phí: Phản ánh tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế từ các hoạt động của nhà nước và các đơn vị thuộc khu vực nhà nước trong việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước.

c) Thặng dư/thâm hụt: là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, phản ánh kết quả hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước trong một năm tài chính.

* Thơng tin về lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính nhà nước

a) Luồng tiền từ hoạt động thường xuyên: Phản ánh luồng tiền phát sinh từ các hoạt động chủ yếu của nhà nước, không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính;

b) Luồng tiền từ hoạt động đầu tư: Phản ánh luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không phải là các khoản tương đương tiền;

c) Luồng tiền từ hoạt động tài chính: Phản ánh luồng tiền phát sinh từ các hoạt động đi vay, trả nợ vay và hoạt động thuê tài chính của nhà nước và các đơn vị thuộc khu vực nhà nước.

Phản ánh các thơng tin chung về tình hình kinh tế, xã hội; thơng tin chung về cơ sở, chính sách kế tốn áp dụng; thơng tin bổ sung, phân tích về tình hình tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước.

1.2.4. Thơng tin về vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên báo cáo tài chính nhà nước

Thông tin vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sẽ được trình bày, phản ánh trên 4 báo cáo tài chính nhà nước, thơng tin vốn nhà nước về giá trị nằm ở 2 cột số liệu: số dư cuối năm trước liền kề và tổng giá trị trong năm tài chính cần báo cáo, cụ thể trong các báo cáo tài chính nhà nước sau:

Báo cáo tinh hình tài chính nhà nước: Thông tin về vốn nhà nước tại các doanh nghiệp được phản ánh trong đối tượng kế toán Đầu tư dài hạn thuộc Tài sản dài hạn trong phần Tài sản

Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước: Thơng tin về kết quả

đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp được phản ánh trong Thu về vốn,

tài sản của Nhà nước trong phần Thu

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Thông tin về lưu chuyển luồng tiền từ kết

quả đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp được phản ánh trong Thu nhập

từ vốn góp của Nhà nước và các khoản đầu tư thuộc bên Thu và Chi góp vốn

và các khoản đầu tư thuộc bên Chi, trong phần Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư

Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước: Thông tin vốn nhà nước tại các doanh nghiệp được phản ánh trên mục Vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trong đối tượng kế toán Đầu tư dài hạn thuộc phần Thuyết minh các số liệu trên các báo cáo tài chính và được chi tiết thành từng tiểu mục nhỏ sau:

+ Giá trị vốn đầu tư vào các doanh nghiệp mà nhà nước góp trên 50% vốn

+ Giá trị vốn đầu tư vào các doanh nghiệp mà nhà nước góp từ 30% - 50% vốn

+ Giá trị vốn đầu tư vào các doanh nghiệp mà nhà nước góp dưới 30% vốn

1.3. Kinh nghiệm q́c tế về báo cáo Chính phủ

1.3.1. Cộng hịa Pháp

1.3.1.1. Cơ chế quản lý tài chính

Về mặt cơ chế quản lý tài chính, cộng hịa Pháp đã thực hiện các giải pháp như sau:

- Hiện đại hóa phương thức quản lý ngân sách dựa trên kết quả đầu ra, quy định rõ trách nhiệm, đồng thời đảm bảo sự chủ động trong các hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp.

- Tăng cường và chuẩn hóa quyền kiểm tra, giám sát và đánh giá nhằm đảm bảo tính minh bạch về thơng tin ngân sách.

- Cải tiến các công cụ quản lý, cung cấp thông tin thông qua việc sửa đổi mục lục NSNN; cải cách kế tốn cơng, ban hành chuẩn mực kế tốn cơng.

1.3.1.2. Các mơ hình kế tốn

Tùy từng cơ quan đơn vị, thực hiện cơ sở ghi chép kế tốn theo các mơ hình sau:

+ Kế tốn ngân sách: Dựa trên cơ sở tiền mặt, ghi chép các nghiệp vụ thu, chi ngân sách tại thời điểm nhập quỹ, xuất quỹ. Loại hình kế tốn này nhằm phản ánh tình hình thực hiện thu, chi ngân sách cũng như tồn quỹ ngân sách.

+ Kế tốn tổng hợp: Dựa trên cơ sở dồn tích, áp dụng trên nguyên tắc ghi nhận quyền và nghĩa vụ của Nhà nước (hoặc các đơn vị chi tiêu công).

+ Kế tốn phân tích các hoạt động của ngân sách: Dùng để phân tích chi phí, hiệu quả của các hoạt động đã được cam kết và thực hiện trong các chương trình ngân sách.

1.3.1.3. Tổ chức cơng tác kế tốn và tổ chức bộ máy kế toán

a) Bộ máy Tổng kế tốn

- Tổng cục tài chính cơng: Tổng cục tài chính cơng bao gồm cơ quan thu nội địa và cơ quan Kho bạc được sáp nhập. Tổng cục tài chính cơng thực hiện quản lý thu NSNN, kiểm soát chi NSNN và tổ chức hạch toán thu, chi NSNN; tổng hợp thơng tin kế tốn trên phạm vi tồn quốc.

- Vụ kế toán đặt tại các Bộ/ngành: Tại các Bộ/ngành có đặt bộ máy kế tốn trực thuộc Tổng cục tài chính cơng có nhiệm vụ kiểm sốt và hạch toán chi tiêu của đơn vị. Trên thực tế, bộ phận này thực hiện kế toán theo nhiệm vụ của đơn vị dự tốn trong vai trị tiếp nhận kinh phí từ Chính phủ và vai trị kiểm soát chi của Kho bạc, là cánh tay nối dài của Tổng cục tài chính cơng.

b) Quy trình tổ chức tổng hợp thơng tin kế tốn

- Tổ chức thơng tin kế tốn tồn quốc đối với cấp TW: Việc tổ chức tổng hợp thơng tin tồn quốc đối với NSTW được thực hiện đối với đơn vị hành chính. Hiện nay, Cộng hịa Pháp đang nghiên cứu để đưa thêm thơng tin của các đơn vị sự nghiệp vào Tổng kế toán.

- Tổ chức thông tin của địa phương: Việc tổ chức tổng hợp thông tin của địa phương được thực hiện trên hệ thống thông tin khác với NSTW. Điều này thể hiện qua cơ chế độc lập, không lông ghép của NSTW với NSĐP.

1.3.2. Cộng hịa Nam Phi

1.3.2.1. Đối tượng kế tốn của Tổng kế tốn

Các thơng tin kế toán từ các đơn vị chi tiêu thuộc lĩnh vưc công, gồm các đơn vị thuộc chính quyền trung ương và các đơn vị thuộc chính quyền địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh có vốn từ ngân sách.

1.3.2.2. Hình thức tổ chức thơng tin đầu vào cho Tổng kế tốn

Các đơn vị chi tiêu công và các doanh nghiệp vận hành các chế độ kế toán theo quy định, tùy đối tượng cụ thể. Các đơn vị thuộc chính quyền trung ương thực hiện kế tốn tiền mặt có điều chỉnh, các đơn vị kế tốn cơng khác thực hiện chuẩn mực kế toán được thừa nhận của Nam Phi. Nam Phi chưa ban hành đầy đủ bộ chuẩn mực kế tốn quốc gia, vì vậy, đối với các chuẩn mực chưa ban hành, các đơn vị có thể áp dụng các chuẩn mực theo IPSAS hoặc IFRS.

Các đơn vị chi tiêu công và các doanh nghiệp thực hiện kế tốn độc lập trên hệ thống riêng của mình, lập báo cáo theo quy định của chuẩn mực và các nguyên tắc kế tốn do Nam Phi quy định. Bên cạnh đó, các đơn vị này còn phải lập thêm báo cáo theo mẫu biểu thống nhất gửi cho Tổng kế toán để tổng hợp báo cáo toàn quốc. Việc lập mẫu biểu này đạt được 2 mục đích: (1) Thống nhất về số liệu từ các đơn vị thực hiện các tiêu chuẩn kế toán khác nhau, (2) Đảm bảo các chỉ tiêu theo chuẩn mực hoặc các thơng lệ chung được thừa nhận, từ đó đáp ứng yêu cầu của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế.

Sau khi chuẩn bị xong các báo cáo theo mẫu biểu quy định, các đơn vị thuộc trung ương gửi về Tổng kế toán để tổng hợp báo cáo chung theo hình thức văn bản và file dữ liệu dưới dạng file excel. Việc gial diện giữa các hệ thống thơng tin kế tốn của các đơn vị (Bộ, ngành) với hệ thống thơng tin của Tổng kế tốn chưa được thực hiện, tuy nhiên, đây cũng là nội dung mà Nam Phi cũng đang hướng đến trong tương lai.

1.3.2.3. Quy trình tổng hợp thơng tin tại cơ quan Tổng kế tốn

Quy trình phân bổ dự tốn do Vụ ngân sách, Vụ Nội bộ thuộc Bộ Ngân khố đảm nhiệm, theo đó kinh phí NSNN sẽ được phân chia cho các Bộ, các đơn vị thuộc ngân sách trung ương. Quy trình này cũng được thực hiện đối với đơn vị ở cấp tỉnh và địa phương tương ứng. Căn cứ vào hạn mức được

giao, các đơn vị chủ động và chịu trách nhiệm thực hiện thanh tốn thơng qua tài khoản tại Ngân hàng.

Trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc tháng, Bộ Ngân khố phải phát hành/báo cáo Chính phủ một báo cáo phản ánh tình hình thực thu và thực chi của Quỹ thu quốc gia. Đây chính là nội dung báo cáo các thơng tin về tình hình ngân sách để phục vụ cơng tác điều hành của các cấp có thẩm quyền.

Năm ngân sách của Nam Phi kết thúc vào ngày 31/3 hàng năm và thời hạn để hoàn thành báo cáo cuối tháng là 31/10 hàng năm, trong khoảng thời gian 6 tháng (từ 1/4 đến 31/10), các đơn vị phải gửi báo cáo thwo maauc quy định để tổng hợp. Trong đó, các đơn vị gửi lần 1 báo cáo tài chính chưa được kiểm tốn, lần 2 báo cáo tài chính đã được kiểm tốn.

Cơ quan Tổng KTNN tổng hợp báo cáo hàng năm, đối với các báo cáo quý, nếu được đơn vị gửi đến thì các bộ phận nghiệp vụ của Tổng kế tốn sẽ xem xét, hướng dẫn chỉnh sửa, hoàn thiện để đảm bảo báo cáo năm được lập đúng quy định.

1.3.2.4. Về hình thức của thơng tin đầu ra, báo cáo tồn quốc

Thơng tin từ các đơn vị dưới dạng các báo cáo trên excel nhưng hình thức trình bày thơng tin báo cáo tồn quốc của Nam Phi rất phong phú. Các thơng tin này khơng đi vào việc trình bày các mẫu biểu phức tạp, cồng kềnh mà tập trung vào việc đưa ra các chỉ tiêu vĩ mơ, có tính tổng qt và trình bày dưới dạng số liệu và đồ thị phân tích. Trong các thơng tin phân tích, chú ý đến việc phân tích nguyên nhân, tác động của các yếu tố ảnh hưởng theo các số liệu được lấy cho nhiều năm.

Thông tin báo cáo thể hiện và có thuyết minh rõ theo từng tiêu thức cần thiết, ở mức tổng quát. Các thông tin này không được quy định cứng nhắc theo từng năm, mà có thể được thay đổi linh hoạt. Chính vì vậy, xét về góc độ vĩ mơ, các thơng tin này được sử dụng dễ dàng cho việc tra cứu, sử dụng và

có hiệu quả hơn là khi các thơng tin được trình bày dưới dạng các mẫu biểu phức tạp nhưng thiếu thơng tin thuyết minh, phân tích.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam1.3.3.1. Về khuôn khổ pháp lý 1.3.3.1. Về khn khổ pháp lý

(1) Các nước đều có các quy định luật pháp ở mức cao nhất về Tổng kế tốn, trách nhiệm lập báo cáo Chính phủ hoặc chính quyền địa phương, trong đó hầu hết các nước phát triển đều có Luật tài chính cơng chi phối các hoạt động này.

Thực tế ở Việt Nam khơng có Luật tài cơng, thay vào đó quy định về Tổng KTNN đã được quy định trong Luật kế toán

(2) Việc ban hành hệ thống chuẩn mực kế tốn cơng là cần thiết, tuy nhiên, mỗi nước có cách đi khác nhau, phù hợp với điều kiện và hồn cảnh của từng nước. Theo đó có thể ban hành theo chuẩn mực quốc tế hoặc ban hành chuẩn mực riêng của quốc gia.

Hiện nay, Việt Nam đang xúc tiến xây dựng hệ thống Chuẩn mực kế tốn cơng của Việt Nam. Đây là bước đi phù hợp, tuy nhiên, lộ trình đồng bộ với việc xây dựng và triển khai Tổng KTNN thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. (3) Các đối tượng tham gia báo cáo của Tổng kế toán được thực hiện theo lộ trình nhất định, trong đó dần dần mở rộng các đối tượng thông tin của các đơn vị khác nhau. Một số nước không nhất thiết phải đưa ngay toàn bộ đối tượng thơng tin vào báo cáo tài chính nhà nước, mà chỉ thực hiện khi có điều kiện phù hợp, đảm bảo hiệu quả.

Ở Việt Nam các đối tượng kế tốn trong lĩnh vực cơng khá đa dạng và phong phú. Vì vậy, cũng cần xác định thứ tự ưu tiên các đối tượng này để đưa vào Tổng KTNN, cần được phân tích đảm bảo hiệu quả và có tính khả thi nhất.

(4) Ngồi các báo cáo và quyết toán nhân sách, các nuwocs đều thực hiện tổng hợp thơng tin tài chính nhà nước với các biểu mẫu thep quy định. Điều khác biệt ở phạm vi và quy mô là tại các nước này ngân sách độc lập nên các báo cáo được lập riêng cho chính quyền liên bang và từng địa phương, khơng lồng ghép thơng tin của tồn bộ quốc gia.

Đây là nộ dung khó khăn khi triển khai ở Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động kế toán NSNN hiện nay đã được thực hiện trên cơ sở lồng ghép, vì vậy, tổng hợp báo cáo tài chính cũng cần được thực hiện theo phương án này để đảm bảo phù hợp thơng tin ngân sách và thơng tin tài chính.

1.3.3.2. Về tổ chức quy trình tổng hợp thơng tin

(1) Đặc điểm cần lưu ý là việc ghi chép ban đầu đều được thực hiện tại các đơn vị kế tốn, đơn vị chi tiêu cơng (có thể trực tiếp tại các đơn vị chi tiêu cơng hoặc qua Tổng cục kế tốn cơng như mơ hình của Pháp). Tại đây, ngồi các báo cáo về ngân sách, các đơn vị cịn phải lập báo cáo tài chính theo mẫu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tổng hợp, trình bày thông tin về vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên báo cáo tài chính nhà nước (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)