Thực trạng về công tác tổ chức bán hàng:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP đẩy MẠNH TIÊU THỤ sản PHẨM bảo hộ LAO ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN NGUYỆT ANH (Trang 39)

a. Thực trạng công tác tổ chúc bán hàng tại các cửa hàng:

Do đặc điểm của mặt hàng kinh doanh là theo mùa vụ, nên vào mùa xây dựng cửa hàng của Công ty rất đông khách, cần nhiều nhân viên. Những nhân viên bán hàng của Công ty được tuyển chọn rất kĩ, và được đào tạo rất bài bản thông qua những khóa đào tạo do Công ty tổ chức. Bên cạnh đó, định kỳ Công ty tổ chức thằm dò ý kiến đánh giá của khách hàng về thái độ phục vụ của nhân viên và thưởng cho những người được khách đánh giá cao nhất, nhờ đó đã góp phần tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn.

Qua đợt thăm dò ý kiến khách hàng gần đây cho thấy, đa số nhân viên bán hàng của Công ty phục vụ khách hàng rất tận tình và chu đáo, tuy nhiên có một số nhân viên làm bán thời gian thì kĩ năng bán hàng chưa được tốt lắm, có điều này là do vụ vừa qua có tháng hàng bán chạy đột xuất, trong khi đó các công ty vẫn tuyển số người bằng năm ngoái nên dẫn đến tình trạng thiếu người vào lúc

cao điểm, buộc phòng hành chính nhân sự phải tìm người gấp nên không tuyển lựa được kĩ càng.

Về cơ sở vật chất của cửa hàng: Các cửa hàng của Công ty được bố trí ở những nơi thuận tiện cho vận chuyển, diện tích đủ lớn để chứa hàng, hệ thống ánh sáng, cách bày biện hàng hoá đảm bảo cho khách hàng có thể xem xét hàng hoá một cách dễ dàng và sát thực nhất.

b. Thực trạng công tác tổ chức bán hàng trực tiếp tại các công ty:

Việc bán hàng trực tiếp tại các công ty được thực hiện tại bộ phận kĩ thuật và bán hàng. Tại đây được trang bị hệ thống máy tính có nối mạng, phòng tiếp khách lịch sự, khang trang. Toàn bộ nhân viên của phòng đề có trình độ đại học và có kinh nghiệm trong nghề nghiệp. Các nhân viên vừa thực hiện bán hàng trực tiếp, tiếp xúc với khách hàng, vừa tiếp nhận báo cáo từ các cửa hàng gửi lên, thực hiện nhiệm vụ giám sát sự hoạt động của các cửa hàng. Bên cạnh việc bán sản phẩm, phòng còn thực hiện thêm các dịch vụ như: Giao hàng tại nhà, tư vấn thiết kế, lắp đặt và khắc phục các sự cố về kỹ thuật để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Nhìn chung, công tác tổ chức bán hàng của Công ty trong những năm qua được thực hiện rất tốt, điều đó đã tạo ra một hình ảnh rất tốt về sản phẩm, về công ty trong tâm trí khách hàng.

2.3.4. Thực trạng công tác xúc tiến hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ:

Trong thời gian vừa qua, Công ty đã tiến hành một số hoạt động xúc tiến như: Quảng cáo, khuyến mại và hội chợ triển lãm

Các hoạt động quảng cáo chủ yếu được thực hiện thông qua các hoạt động bán hàng, phân phối (các trung gian phân phối trở thành người quảng cáo cho Công ty), tiếp thị, qua dư luận (người sử dụng tự giới thiệu cho nhau), quảng cáo thông qua trang Web của công ty… Còn việc quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn còn rất ít (chủ yếu là qua báo chí, tạp chí) vì kinh phí rất đắt do đó nó hạn chế khả năng quảng bá sản phẩm.

2.3.4.1. Quảng cáo:

Công ty sử dụng các phương tiện chủ yếu sau để quảng cáo:

Các phương tiện bên trong mạng lưới tiêu thụ: Biển hiệu cửa hàng, cách trưng bày sản phẩm ở nơi bán hàng, quảng cáo qua nhân viên bán hàng, qua các trung gian.

Các phương tiện quảng cáo bên ngoài mạng lưới tiêu thụ: Báo chí, tạp chí chuyên nghành, bao bì, nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu sản phẩm, Catalogue, tiếp thị trực tiếp với khách hàng

Nội dung quảng cáo nhấn mạnh về chất lượng, công dụng, kiểu dáng và thương hiệu của sản phẩm và giới thiệu các tính năng đặc biệt của sản phẩm nổi trội hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường.

2.3.4.2. Khuyến mại:

Đây là hoạt động xúc tiến tiêu thụ không thường xuyên của Công ty, thường thì đại lý bán buôn, bán lẻ chỉ đưa ra các hình thức khuyến mại vào dịp khai trương của hàng, vào các ngày lễ lớn, vào ngày sinh nhật của Công ty hoặc các sản phẩm hàng ế ẩm.

Vì các biện phá khuyến mại thường có tác dụng gia tăng nhanh chóng sức mua của người tiêu dùng nhưng nếu kéo dài quá lâu sẽ gây sự nhàm chán, không có sức hút so với người tiêu dùng đồng thời cũng làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp do đó các hoạt động khuyến mại thường chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn, gây ra sức ép về thời gian đối với khách hàng (khách hàng nghĩ rằng nếu mình không mua nhanh thì mình sẽ bỏ lỡ một cơ hội lớn). Thực tế đã cho thấy, trong thời gian thực hiện các hoạt động khuyến mại có thời điểm doanh số của các công ty tăng lên tới 20%.

Các hình thức khuyến mại mà các công ty hay áp dụng là: Gói hàng chung (tức là nếu mua 2 hoặc 3 sản phẩm cùng một lúc thì giá sẽ rẻ hơn mua từng sản phẩm rời cộng lại): Quà tặng (tặng quà đi kèm với sản phẩm), giảm giá trong một khoảng thời gian nào đó.

2.3.4.3. Hội chợ triển lãm:

Mặc dù chưa có khả năng tổ chức các chương trình hội chợ triển lãm riêng nhưng hàng năm Công ty vẫn tham gia những hội chợ triển lãm do các đơn vị khác tổ chức phù hợp với yêu cầu cũng như kế hoạch khuếch trương của Công ty. Mục đích của Công ty khi tham gia hội chợ triển lãm là tìm hiểu nhu cầ thị trường, giới thiệu, quảng bá hàng hóa, tìm kiếm khả năng kí kết các hợp đồng trong và sau hội chợ. Để đạt được hiệu quả cao, công tác chuẩn bị trước hội chợ triển lãm được tiến hành trước đó vài tháng và rất kỹ lưỡng. Về lực lượng tham gia, ngân sách thực hiện, các điều kiện vật chất cần thiết, thiết kế gian hàng, in

ấn tài liệu. Sau mỗi đợt tham gia hội chợ triển lãm, Công ty đều tiến hành đánh giá kết quả thông qua các chỉ tiêu như: Số hợp đồng ký được, số lượt người tham quan gian hàng của Công ty đều tiến hành đánh giá kết quả thông qua các chỉ tiêu như: số hợp đồng kí được, số lượt người tham quan gian hàng của công ty, thái độ nhận xết của khách hàng tham quan, mức độ thu nhập thông tin. Để đạt hiệu quả hơn nửa Công ty nên kết hợp đồng bộ hoạt động này với các hoạt động quảng cáo, khuyến mại.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP đẩy MẠNH TIÊU THỤ sản PHẨM bảo hộ LAO ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN NGUYỆT ANH (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w