2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước
2.1 Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá
2.1.4 Tác động của rủi ro tỷ giá
Trong bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp có liên quan đến ngoại tệ khiến cho ngân lưu thu về và chi ra phát sinh không cùng một loại ngoại tệ đều chứa đựng rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp ở các khía cạnh: (1) tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, (2) tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể:
(1) Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp tập trung ở khả năng quyết định giá cả của mình so với đối thủ cạnh tranh. Hoạt động trong điều kiện có rủi ro tỷ giá khiến cho
doanh nghiệp ln phải đối phó với tổn thất ngoại hối, bằng cách nâng giá bán để trang trải tổn thấy xảy ra. Điều này làm cho giá cả hàng hóa của doanh nghiệp trở nên kém hấp dẫn và khả năng canh tranh của doanh nghiệp giảm sút.
Rủi ro tỷ giá phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp có thể xảy ba loại tổn thất ngoại hối: tổn thất giao dịch, tổn thất kinh tế, tổn thất chuyển đổi kế toán.
- Tổn thất giao dịch : phát sinh khi doanh nghiệp có các khoản phải thu hoặc
phải chi bằng ngoại tệ. Tổn thất các khoản thu ngoại tệ phát sinh khi giá trị quy ra nội tệ thu về sụt giảm do ngoại tệ xuống giá so với nội tệ, xảy ra ở các hoạt động như : hoạt động xuất nhập khẩu thu ngoại tệ, cho vay ngoại tệ, nhận cổ tức bằng ngoại tệ. Tổn thất các khoản phải trả bằng ngoại tệ phát sinh khi giá trị quy ra nội tệ chi ra tăng lên do ngoại tệ lên giá so với nội tệ, thường phát sinh trong những hoạt động: nhập khẩu chi trả bằng ngoại tệ, trả nợ vay, trả cổ tức bằng ngoại tệ.
- Tổn thất kinh tế : phát sinh do sự thay đổi của tỷ giá làm ảnh hưởng đến dòng tiền quy ra nội tệ hoặc ngoại tệ của doanh nghiệp. Chẳng hạn, sự lên giá của nội tệ làm sụt giảm doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp do hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài.
- Tổn thất chuyển đổi : phát sinh do thay đổi tỷ giá khi sáp nhập và chuyển đổi
tài sản, nợ, lợi nhuận ròng và các khoản mục khác của các báo cáo tài chính từ đơn vị tính tốn ngoại tệ sang đơn vị tính bằng nội tệ.
Thực tế, đối với các doanh nghiệp Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều của biến động tỷ giá. Sự mất giá của VND so với USD những năm gần đây, điều này cho thấy hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ rẻ hơn đối với người t i ê u dù ng nước ngoài,
và hàng nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ so với người trong nước. Theo đúng lý thuyết thì kết quả xuất khẩu gia tăng và nhập khẩu sụt giảm.
Nhưng đối với Việt Nam, cầu của thế giới đối với những hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tương đối ổn định và sẽ không tăng đột biến nếu giá của những hàng hóa này giảm vì cầu của thị trường thế giới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam có độ co giãn thấp về giá. Việt Nam là nước chấp nhận giá, không phải là người định giá cho các hàng hóa trên thị trường thế giới. Ngoài ra, giá thế giới tăng cao, cầu nước ngồi đối với hàng hóa của chúng ta tăng thì chúng ta cũng khó tăng được lượng cung vì việc mở rộng sản xuất chỉ có thể hồn thành trong dài hạn, trong khi chúng ta đã đạt đến sản lượng tiềm năng trong một số lĩnh vực chính trong xuất khẩu (gạo, dầu thơ, cao su…). Đây là những yếu tố cho thấy việc phá giá tiền tệ khó tác động được đến sự gia tăng trong xuất khẩu ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tỷ giá thường tác động ngay đến chi phí nhập khẩu và có độ trễ nhất định đối với giá xuất khẩu. Hàm lượng nhập khẩu trong hàng xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao, do đó khi tỷ giá tăng sẽ làm chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào tăng, chi phí vay nợ ngoại tệ tăng, đưa đến tăng giá thành sản xuất, làm mặt bằng chung của giá cả trong nước tăng theo, điều này làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
(2) Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp
Tác động bất ổn đến hoạt động doanh nghiệp
Rủi ro tỷ giá tác động đến việc hoạch định tài chính doanh nghiệp thường thấy trong khi phân tích và xem xét dự án đầu tư mà dịng tiền kỳ vọng chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá hối đoái trong tương lai. Một trong những chỉ tiêu đánh giá xem có nên đầu tư vào dự án hay khơng là hiện giá rịng NPV. Mà NPV phụ thuộc
vào CFt - dòng tiền ròng ở thời điểm t; và WACC - chi phí huy động vốn trung bình. Dịng tiền kỳ vọng được xác định từ doanh thu và chi phí. Doanh thu xuất khẩu chịu tác động của tỷ giá hối đối, do đó, dịng tiền rịng CFt phụ thuộc vào tỷ giá. Tỷ giá thay đổi làm thay đổi dịng tiền rịng từ đó làm ảnh hưởng đến NPV và ảnh hưởng đến việc hoạch định đầu tư vốn của doanh nghiệp.
Tác động đến sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp
Sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp được đo lường bằng tỷ số vốn chủ sở hữu trên nợ hoặc trên tổng tài sản. Khi có rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp đối mặt với tổn thất làm cho giá trị phần vốn chủ sở hữu trở nên bất ổn và có nguy cơ sụt giảm khiến cho tỷ số chủ động về tài chính giảm theo.
Tác động đến giá trị doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp ở đây được đo lường bởi giá trị thị trường, đối với các cơng ty niêm yết thì giá trị thị trường của doanh nghiệp phản ánh bởi giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường. Những doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh chịu tác động bởi tỷ giá thì giá trị của doanh nghiệp đó cũng bị tác động bởi tỷ giá. Điều này dễ hiểu bởi sự biến động của tỷ giá có tác động làm thay đổi dịng tiền kỳ vọng của doanh nghiệp, qua đó, làm thay đổi giá trị doanh nghiệp.