Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Một phần của tài liệu Sự tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái tới tỷ suất sinh lợi và việc sử dụng công cụ phái sinh (Trang 33)

2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước

2.1 Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá

2.1.6 Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Một số biện pháp phi tài chính:

- Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá như phân tích cơ bản thị trường, phân tích kỹ thuật tỷ giá,…các phương pháp này đã giúp dự đốn được tình hình biến động tỷ giá để DN có thể đưa ra các biện pháp thích hợp trong kinh doanh.

- Tại các doanh nghiệp Việt Nam thường chưa có riêng bộ phận nghiên cứu thị trường để phân tích biến động tỷ giá, bao gồm các biến động tỷ giá để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy cịn gặp rất nhiều khó khăn trong cơng tác dự đốn tỷ giá và RRTG.

- Lựa chọn loại ngoại tệ thanh tốn thích hợp: chọn loại ngoại tệ thanh tốn ít biến động, tính thanh khoản cao. Trước đây các DN đang sử dụng các loại ngoại tệ mạnh như: USD, EUR, GBP, JPY,…trong giao dịch thanh toán quốc tế. Nhưng ngày

nay khi các nền kinh tế đang phát triển dần chiếm tỷ lệ giao dịch thanh toán ngày càng tăng trên thị trường quốc tế như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan,… thì các loại ngoại tệ để lựa chọn thanh toán đang gia tăng.

Một số biện pháp tài chính

- Dùng hình thức song hành để giảm thiểu rủi ro: DN áp dụng phương thức cùng lúc xuất khẩu lượng hàng hóa này và nhập khẩu lượng hàng hóa khác cùng giá trị thanh tốn để giảm thiểu rủi ro tỷ giá; chỉ nên lựa chọn phương pháp vay ngoại tệ để kinh doanh khi đảm bảo nguồn cung ngoại tệ chi trả nợ vay,…

- Dùng các công cụ phái sinh tài chính trên thị trường tiền tệ, các nghiệp vụ bảo hiểm tỷ giá do ngân hàng cung cấp như: mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hốn đổi, option,…

Như vậy, các cơng cụ phái sinh tiền tệ giúp phòng ngừa hiệu quả các rủi ro về tỷ giá, cũng như đem lại cơ hội đầu tư dựa trên những nhận định thị trường chính xác. Chúng mang tính đa dạng có thể phù hợp với nhu cầu và mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi khách hàng.

2.2 Một số vấn đề cơ bản về cơng cụ tài chính phái sinh

2.2.1 Khái niện về cơng cụ tài chính phái sinh

Theo Esposito, Chrisopher thì “ Phái sinh (Derivative) , hay còn gọi là Chứng khoán phái sinh, là một cơng cụ tài chính thừa hưởng giá trị của nó từ giá trị của các thực thể cơ sở chẳng hạn như tài sản, chỉ số, hay lãi suất — bản thân nó khơng có giá trị nội tại”.

sản tài chính có dịng tiền trong tương lai phụ thuộc vào giá trị của một hay một số tài sản tài chính khác gọi là tài sản cơ sở [1].

Tóm lại, cơng cụ tài chính phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những cơng cụ tài chính đã có (trị giá cổ phiếu, lãi suất, hàng hóa, tỷ giá, chỉ số chứng khoán….) nhằm nhiều mục tiêu như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Sự biến động khó lường của trị giá cổ phiếu, lãi suất, giá hàng hóa, tỷ giá… trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong các phi vụ mua, bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành. Cho đến nay, các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng có bốn cơng cụ chính là hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp đồng tương lai (futures), quyền chọn mua hoặc bán (options) và hợp đồng hốn đổi (swaps).

2.2.2 Các cơng cụ tài chính phái sinh

(1)Hợp đồng Kỳ hạn (Forward)

Hợp đồng kỳ hạn là công cụ lâu đời nhất và đơn giản nhất. Hợp đồng kỳ hạn là thoả thuận mua hoặc bán một tài sản (hàng hố hoặc các tài sản tài chính như: trị giá cổ phiếu, lãi suất, hàng hóa, tỷ giá, chỉ số c hứng khốn,..) tại một thời điểm trong tương lai với một giá đã thoả thuận ngày hôm na y.

Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau. Giá tài sản đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận tài sản có thể tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường.

Như vậy bằng việc tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Khi có thay đổi

giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng.

Trong nghiên cứu này, giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua hoặc bán với nhau một lượng ngoại tệ theo mức tỷ giá được xác định vào thời điểm cam kết và thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.

Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là cơng cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các ngân hàng thương mại khác được phép của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân hàng ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phịng chống rủi ro tỷ giá và những hạn chế của NHNN. Vì thế, các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Ở Việt Nam do số lượng khách hàng có nhu cầu giao dịch ngoại tệ kỳ hạn chưa nhiều, số lượng giao dịch ít nên các ngân hàng thương mại thường không niêm yết tỷ giá kỳ hạn như ở các nước khác mà chỉ xác định cho khách hàng khi nào khách hàng có nhu cầu giao dịch theo phương pháp tính của ngân hàng mình. Nghĩa là, khi có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ kỳ hạn, khách hàng phải liên hệ với ngân hàng; dựa vào nhu cầu về loại ngoại tệ giao dịch, kỳ hạn giao dịch và lãi suất của hai đồng tiền giao dịch,… ngân hàng sẽ xác định và chào tỷ giá kỳ hạn cho khách hàng.

(2)Hợp đồng Giao sau (Future)

Hợp đồng giao sau (hợp đồng tương lai) cũng là m ột hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, để mua bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay.

Hợp đồng giao sau tiến triển từ hợp đồng kỳ hạn nên có những điểm giống với hợp đồng kỳ hạn, đều được ấn định rõ loại hàn g hóa, số lượng, chất lượng, giá tương lai, ngày giao hàng và địa điểm giao hàng. Cả hai đều là một giao dịch có tổng bằng 0, khoản lời của bên này chính là khoản lỗ của bên kia.

Tuy vậy, khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau được giao dịch trên thị trường có tổ chức, được gọi là sàn giao dịch giao sau, thông qua một môi giới trên thị trường chứng khốn; và người mua và người bán thường khơng quen biết nhau, do vậy đơn vị môi giới thường quy định trước một số các điều khoản cho những hợp đồng này về mặt số lượng hàng hóa, ngày giao hàng và nơi giao hàng…. Để tránh những rủi ro khi thực hiện hợp đồng mua bán trong tương lai, do người mua, hoặc người bán tháo lui khỏi hợp đồng vì sự biến động giá trên thị trường bất lợi cho mình, hoặc do đến thời điểm thanh tốn, người mua khơng có khả năng tài chính, sở giao dịch phải đưa ra những qui định về yều cầu dự trữ tối thiểu đối với người ký hợp đồng tương lai với nhà môi giới. Khoản tiền dự trữ này được giữ tại một tài khoản của người đầu tư mở tại sở giao dịch.

Hiện nay, trên thị trường quốc tế có những thị trường chứng khoán mua bán hợp đồng giao sau là Chicago Board of Trade (CBOT), Chicago Mercantile Exchange (CME), …

Ở Việt Nam, giao dịch bằng hợp đồng tương lai đã thành công trong lĩnh vực mua bán cà phê giữa công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Daklak (Inexim Daklak) và

NHTMCP Kỹ thương Việt Nam. Hiện đã có các sàn giao dịch hợp đồng tương lai như sàn giao dịch café Robusta tại Buôn Mê Thuộc, Sàn giao dịch hàng hóa STE,… Hiện thị trường giao sau đang được dự tính mở rộng trong hàng hóa nơng sản như đậu tương, cao su, gạo…nhằm đem lại lợi ích cho DN xuất khẩu lẫn người dân trồng trọt. Ý định thành lập sàn lúa gạo đã có từ khi Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ nhất ở Hậu Giang năm 2009, tuy nhiên vẫn chưa thành lập được. Nếu được thành lập sàn giao dịch đặt tại Đồng bằng sông Cửu Long thì có được các lợi thế như : sản lượng lúa gao lớn, thuận tiện trong vận chuyển, mua bán, dễ thu mua,.. Nếu đặt ở TPHCM thì có được lợi thế do công nghệ thông tin phát triển hơn, có được các nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp và nhà đầu tư năng động hơn. Vì vậy nếu có thể thành lập tại mỗi một địa phương một sàn giao dịch và thực hiện kết nối lẫn nhau thì sẽ đem lại thuận lợi trong phát triển sàn giao dịch phái sinh hàng hóa.

(3)Hợp đồng Quyền chọn (option)

Quyền chọn là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán mà theo đó người mua mua từ người bán một quyền để được mua hoặc bán một tài sản ở mức giá cố định. Người mua phải trả một khoản phí gọi là phí quyền chọn, đó cũng chính là giá của quyền chọn.

Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn mua (call option) và hợp đồng quyền chọn bán (put option). Hợp đồng quyền chọn mua là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền mua sản phẩm từ một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Hợp đồng quyền bán là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền bán sản phẩm cho một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng.

Khác với hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn chỉ quy định quyền giao hay nhận, mà không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm. Người mua quyền có thể: thực hiện quyền, hay bán quyền cho một người mua khác; hay khơng thực hiện quyền.

Có hai kiểu thực hiện hợp đồng quyền chọn, đó là thực hiện hợp đồng quyền chọn theo kiểu Mỹ và theo kiểu châu Âu. Theo kiểu Mỹ là thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. The o kiểu châu Âu là thực hiện quyền chọn chỉ trong ngày đáo hạn. Hiện nay trên các thị trường chứng khoán hầu hết thực hiện theo kiểu Mỹ.

Giao dịch quyền chọn tiền tệ là giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng khơng có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định tại mức giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thỏa thuận trước.

Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất. Các giao dịch quyền chọn lãi suất được phép thực hiện đối với những khoản cho vay và đi vay trung hạn (dưới 5 năm) bằng USD hoặc bằng Euro và chỉ được thực hiện đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, các NHTM hoạt động ở Việt Nam được NHNN cho phép và các ngân hàng ở nước ngoài. Sau BIDV là hàng loạt các NHTM khác, bao gồm cả NHTM cổ phần cũng được cho phép thực hiện nghiệp vụ này.

Bên cạnh quyền chọn lãi suất, quyền chọn ngoại tệ cũng được nhiều ngân hàng cung cấp, điển hình là BIDV, Eximbank, Techcombank, Agribank, Citibank, Vietinbank, và ngân hàng Hồng Kông bank chi nhánh thành phố HCM. Sau khi NHNN cho phép ACB, Sacombank và Agribank thực hiện quyền chọn mua bán vàng, ngày 10/12/2004 ACB là ngân hàng đầu tiên công bố triển khai dịch vụ này. Dịch vụ này được tung ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế giá vàng liên tục tăng, tuy nhiên cũng cần có thời gian để đo lường mức độ đón nhận của thị trường đối với cơng cụ. Tới nay, đã có rất nhiều ngân hàng được phép của Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện các nghiệp vụ Option. Đặc biệt, Ngân hàng nhà nước cũng đã cho phép thực hiện các Options tiền Đồng tại BIDV, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng cổ phần thương mại Quốc tế.

(4) Hợp đồng Hốn đổi (swap)

Hốn đổi là một hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hốn đổi dịng tiền trong một khoảng thời gian xác định. Hợp đồng hóa đổi về bản chất là một hợp đồng kỳ hạn, tuy nhiên hợp đồng kỳ hạn này có đặc điểm là bao gồ m một chuỗi các giao dịch với một mức giá cố định tại nhiều ngày khác nhau trong tương lai.

Có 4 loại hốn đổi là hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi chứng khoán và hoán đổi hàng hoá. Và cũng giống như hợp đồng kỳ hạn, các hoán đổi cũng gánh chịu những rủi ro nếu một bên bị vỡ nợ. Nó là cải tiến tài chính mới nhất nhưng về thực chất khơng phức tạp hơn một danh mục các hợp đồng kỳ hạn và rủi ro tín dụng hiện diện trong hốn đổi cũng có phần thấp hơn so với rủi ro tín dụng của hợp đồng kỳ hạn có cùn g kỳ hạn.

Giao dịch hoán đổi ở Việt Nam cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN

ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN. Tuy nhiên đây chỉ là những giao dịch hoán đổi thuận chiều giữa NHNN và NHTM. Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp các NHTM dư thừa ngoại tệ và khan hiếm VND. Theo quyết định số 1133/QĐ-NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các NHTM và các TCTD, các doanh nghiệp được sử dụng cơng cụ hốn đổi lãi suất.

Theo quy định của NHNN Việt Nam, giao dịch hoán đổi tiền tệ là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh tốn là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định ngay tại thời điểm giao dịch. Giao dịch hoán đổi lãi suất là giao dịch mà trong đó các bên ký kết hợp đồng với nhau, theo đó mỗi bên cam kết thanh tốn cho bên kia khoản tiền lãi tính theo một loại lãi suất đã cam kết trên một khoản vốn gốc nhất định trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Giao dịch hoán đổi lãi suất bao gồm giao dịch hoán đổi lãi suất cơ bản (hoán đổi một đồng tiền), hoán đổi lãi suất chéo (hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền).

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây

2.3.1 Nghiên cứu của Ephraim Clark & Salma Mefteh (2011)

Với nghiên cứu: “ Độ nhạy cảm bất cân xứng của ngoại tệ và việc sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh: bằng chứng từ Pháp” . Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu

của 176 công ty phi tài chính lớn ở Pháp để đưa ra bằng chứng về độ nhạy cảm bất cân xứng của lợi nhuận với những biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của việc sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh trong phịng ngừa rủi ro bất cân xứng đó.

Kết quả cho thấy:

Một phần của tài liệu Sự tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái tới tỷ suất sinh lợi và việc sử dụng công cụ phái sinh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w