- Kiểm tra xác nhận chữ ký ủy quyền cho các NH đại lý.
2.3.1 Các chỉ tiêu định lƣợng
Dựa trên các số liệu về hoạt động TTQT, luận văn đánh giá hiệu quả của hoạt động này dựa trên một số chỉ tiêu định lượng được tính tốn tại Bảng 2.4 và rút ra một số nhận xét sau:
Doanh thu TTQT, chi phí TTQT, lợi nhuận TTQT của Agribank khu vực TP. HCM nhìn chung có chều hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng của doanh thu luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí hoạt động TTQT. Đặc biệt ở năm 2011, diễn biến tỷ giá phức tạp, cung cầu ngoại tệ căng thẳng, hoạt động TTQT của cả hệ thống gặp nhiều khó khăn, doanh thu TTQT giảm, đồng thời chi phí TTQT giảm mạnh nên lợi nhuận TTQT có giảm nhẹ nhưng tăng mạnh trở lại vào năm 2012. Chi phí TTQT là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận TTQT, chi phí TTQT tăng thì lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại. Do đó, để tăng lợi nhuận TTQT Agribank cần có biện pháp cắt giảm và sử dụng chi phí TTQT một cách tối ưu nhất.
Tỷ trọng giữa lợi nhuận TTQT và doanh thu TTQT cũng có chiều hướng gia tăng qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động TTQT của Agribank khu vực TP. HCM đang từng bước phát triển và mang lại hiệu quả tốt hơn.
Tỷ trọng giữa lợi nhuận do hoạt động TTQT mang lại trên tổng lợi nhuận của Agribank khu vực TP. HCM tuy không cao, trung bình chỉ khoảng 15,46% song cũng góp một phần khơng nhỏ vào tổng lợi nhuận của Agribank. Vì TTQT có thể coi là hoạt động hết sức mới mẻ đối với Agribank. Ngân hàng đang trải qua giai đoạn đầu để xây dựng chiến lược lâu dài và cụ thể cho việc phát triển hoạt động TTQT. Trình độ cơng nghệ và trình độ chun mơn của cán bộ thực hiện hoạt động TTQT chưa kịp phát triển toàn diện để đáp ứng yêu cầu của hoạt động này, do đó địi hỏi cần phải có thời gian mới phát huy được tối đa hiệu quả. Tuy vậy, chỉ số giữa lợi nhuận TTQT và tổng lợi nhuận ngày càng tăng
cũng là một dấu hiệu khả quan cho thấy vị thế của hoạt động TTQT trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của NH đã được Agribank chú trọng phát triển hơn.
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu định lƣợng về hiệu quả hoạt động TTQT
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng lợi nhuận 720,59 619,45 440,21 1.230,18 1.737,53
Doanh thu thanh toán quốc tế 52,83 80,15 236,37 184,31 233,80
Chi phí thanh tốn quốc tế 13,56 30,59 66,07 26,14 19,85
Lợi nhuận thanh toán quốc tế 39,27 49,56 170,30 158,17 213,95
Đầu tƣ công nghệ 24,7 51,07 84,41 113,39 57,90
(Lợi nhuận/Doanh thu) thanh
toán quốc tế 0,7433 0,6183 0,7205 0,8582 0,9151
(Chi phí/ Doanh thu) thanh
tốn quốc tế 0,2567 0,3817 0,2795 0,1418 0,0849
Lợi nhuận thanh toán quốc
tế/Tổng lợi nhuận 0,0545 0,0800 0,3869 0,1286 0,1231
Doanh thu thanh toán quốc
tế/Doanh thu dịch vụ 0,1918 0,1963 0,5318 0,4422 0,4009
Lợi nhuận thanh tốn quốc tế
tăng thêm/ Đầu tƣ cơng nghệ 0,2015 1,4303 -0,1070 0,9633
(Nguồn: Tính tốn dựa trên số liệu báo cáo của Văn phòng Miền Nam [17])
Tỷ trọng giữa doanh thu TTQT và doanh thu dịch vụ ngày càng tăng, đạt gần 40%. Điều này cho thấy TTQT dần trở thành hoạt động quan trọng trong mảng dịch vụ NH. Agribank đã có sự tâp trung nhất định để phát triển hoạt động kinh doanh này.
Ở đây, tác giả lấy số liệu đầu tư cơng nghệ chung cho tồn bộ hoạt động của NH. Tuy nhiên, tỷ trọng giữa lợi nhuận TTQT tăng thêm và chi phí đầu tư công nghệ cũng cho thấy phần nào vai trị của cơng nghệ đối với việc phát triển hoạt động TTQT. Tỷ lệ này có xu hướng tăng cùng với sự gia tăng về đầu tư công nghệ.
2.3.2 Các chỉ tiêu định tính
2.3.2.1 Hoạt động thanh tốn quốc tế góp phần tăng cƣờng và củng cố nguồn vốn ngoại tệ cho ngân hàng
Hình 2.10: Tổng vốn huy động và vốn huy động ngoại tệ
(Nguồn: Văn phòng miền Nam – Agribank [17])
Sự phát triển của hoạt động TTQT đã góp phần mở rộng các sản phẩm dịch vụ liên quan đến ngoại tệ như kinh doanh vốn trên thị trường trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối, thanh toán séc, thẻ, chi trả kiều hối… Căn cứ quyết định 61/2001/QĐ-TTG ngày 25/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về nghĩa vụ bán ngoại tệ và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức, khách hàng phải bán ngay tối thiểu 40% số ngoại tệ thu được từ các nguồn thu vãng lai cho các NH ở Việt Nam được NHNN Việt Nam cho phép kinh doanh ngoại hối kể từ ngày ngoại tệ được chuyển hoặc nộp vào tài khoản ngoại tệ của tổ chức mở tại NH. Nhờ chính sách khuyến khích này mà NH huy động được phần lớn nguồn vốn tiền gửi ngoại tệ khơng kỳ hạn hoạt có kỳ hạn từ khách hàng xuất khẩu. Mặt khác kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực trên địa bàn TP. HCM như dầu thô, thủy sản, gạo tăng mạnh cũng làm cho nguồn vốn ngoại tệ của Agribank tăng lên. Trong đó, thanh tốn xuất khẩu qua Agribank chiếm 8,82% kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố.
2.3.2.2 Hoạt động thanh tốn quốc tế góp phần thúc đẩy nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng phát triển
Có thể nói kinh doanh ngoại tệ tạo tiền đề cho hoạt động TTQT phát triển, đồng thời hoạt động TTQT cũng hỗ trợ và thúc đẩy kinh doanh ngoại tệ. Do vậy, các CN Agribank không ngừng nỗ lực để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các DN XNK trên địa bàn, thực hiện giao dịch với nhiều ngoại tệ khác nhau như: USD, EUR, GBP, JPY, AUD… Tại Agribank, hoạt động mua bán ngoại tệ được quản lý tập trung tại Sở giao dịch, theo đó các giao dịch bán bn ngoại tệ trên liên NH chỉ được tập trung tại đây. Sở giao dịch Agribank thực hiện chức năng nhiệm vụ đầu mối mua bán ngoại tệ, khuyến khích các CN khai thác được ngoại tệ từ khách hàng xuất khẩu, đáp ứng cơ bản nhu cầu ngoại tệ phục vụ TTQT toàn hệ thống. Hoạt động mua bán ngoại tệ bán lẻ phục vụ DN, tổ chức xã hội, cá nhân được thực hiện tại tất cả các CN.
Như vậy, hoạt động TTQT phát triển sẽ góp phần tăng doanh số bán ngoại tệ cho khách hàng chuyển tiền các nhân, các DN thanh toán hàng nhập khấu; đồng thời doanh số mua ngoại tệ cũng tăng trưởng ổn định từ nguồn kiều hối và tiền hàng thu được của doanh nghiệp xuất khẩu.
Hình 2.11: Doanh số kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các CN Agribank trên địa bàn TP. HCM đạt doanh số khá cao và tăng trưởng ổn định qua các năm. Mặc dù tình hình ngoại tệ trong nước năm 2008 gặp nhiều khó khăn, Agribank vẫn tự cân đối được nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Năm 2008, doanh số kinh doanh ngoại tệ của các CN Agriank trên địa bàn TP. HCM đạt 3.579 triệu USD, trong đó doanh số bán ra là 1.786 triệu USD, doanh số mua vào 1.793 triệu USD. Hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ luôn là một thách thức đối với các NHTM, đặc biệt trong bối cảnh thị trường ngoại tệ Việt Nam có nhiều biến động khó lường. Hơn nữa, TP. HCM lại là địa bàn có sự cạnh tranh cao giữa các NH trong việc không ngừng đổi mới cung cấp các tiện ích dịch vụ. Tuy nhiên, với lợi thế mạng lưới và công nghệ, các CN Agribank trên địa bàn vẫn là một trong những nhóm NHTM hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh và cung cấp các sảm phẩm dịch vụ ngoại tệ. Lợi nhuận từ hoạt động này ln giữ mức tăng ổn định, góp phần tăng tổng lợi nhuận chung của các CN ở TP. HCM.
2.3.2.3 Hoạt động thanh tốn quốc tế góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng phát triển
Các DN thực hiện TTQT tại các CN Agribank đồng thời cũng có quan hệ tín dụng với hạn mứng tín dụng hay hạn mức chiết khấu lớn. vì vậy, hai hoạt động này có quan hệ mật thiết và hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Hoạt động tín dụng XNK chiếm một phần khơng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của các CN Agribank tại Hồ Chí Minh. Để hỗ trợ khách hàng, Agribank tích cực khai thác các chương trình tài trợ thương mại như chương trình GSM- 102 (hỗ trợ cho vay nhập khẩu nông sản Mỹ của Bộ Nông nghiệp Mỹ) với hạn mức 60 triệu USD, chương trình bảo lãnh tài trợ thương mại của NH Phát triển châu Á (ADB) với hạn mức 60 triệu USD và các chương trình tài trợ thương mại khác của các NH đại lý của Agribank với hạn mức trên 300 triệu USD. Năm 2011, Agribank là một trong những NH được Bộ Nông nghiệp Mỹ đánh giá là năng động và sử dụng nhiều nhất Chương trình GSM-102 tại Việt Nam.
Bảng 2.3: Dƣ nợ cho vay XNK giai đoạn 2008 – 2012
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Dư nợ cho vay 43.845 76.018 78.629 71.432 70.750
Trong đó:
- DNCV ngoại tệ 2.026 3.237 3.634 3.659 3.527
- DNCV xuất khẩu 1.540 2.329 2.763 2.781 2.804
- DNCV nhập khẩu 911 1.454 1.634 1.645 1.588
(Nguồn: Văn phòng miền Nam – Agribank [17])
Tỷ trọng dư nợ cho vay XNK trong toàn bộ dư nợ ngày càng tăng, chiếm khoảng 6%, trong đó hơn 80% là dư nợ cho vay bằng ngoại tệ. Tốc độc tăng trưởng dư nợ cho vay XNK bình qn đạt 17,6%, góp phần vào tốc độ tăng trưởng chung của tín dụng các CN.
2.3.2.4 Hoạt động thanh toán quốc tế góp phần thúc đẩy các nghiệp vụ ngân hàng khác cùng phát triển
Hoạt động TTQT đã góp phần phát triển và đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh của Agribank. Dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, Agribank đã xây dựng và phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ với các tiện ích gia tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các DN XNK thực hiện giao dịch TTQT tại Agribank đồng thời có nhu cầu vay vốn, khai thác các dịch vụ tiện ích hiện có tại NH. Đó là điều kiện thuận lợi để Agribank phát triển các dịch vụ khác như bảo lãnh: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh thanh toán thuế XNK… hay chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu, L/C.
Dịch vụ thẻ quốc tế của Agribank phát triển với tốc độ nhanh chóng, thu hút hàng triệu khách hàng sử dụng, nổi bật là các loại thẻ Visa, Master, JCB... Các dòng sản phẩm thẻ quốc tế của Agribank giúp khách hàng thanh tốn hàng hóa, dịch vụ tại hơn 36.620 điểm chấp nhận thẻ (POS/EDC) trong nước, hơn 25 triệu POS/EDC trên phạm vi toàn cầu; rút tiền mặt và các dịch vụ khác tại 9.723 ATM trong nước và trên 1,6 triệu ATM khắp toàn cầu. Doanh số giao dịch
qua thẻ đạt mức tăng trưởng khả quan, đồng thời mức phí thu rịng từ hoạt động kinh doanh thẻ cũng không ngừng tăng lên. Tại TP. HCM, Agribank chiếm 16% thị phần hoạt động thẻ, đứng thứ hai chỉ sau Vietcombank và NH Đơng Á (24%). 2.3.2.5 Hoạt động thanh tốn quốc tế góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển và nâng cao uy tín của Agribank trên trƣờng quốc tế
Đến nay, Agribank đã có quan hệ đại lý với 1.043 NH tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ, duy trì hơn 50 tài khoản NOSTRO và hơn 20 tài khoản VOSTRO. Hoạt động đại lý khá đa dạng từ quan hệ tiền gửi đến thanh tốn, tín dụng, bảo lãnh, đào tạo… Mạng lưới NH đại lý rộng khắp với giá dịch vụ khá rẻ so với các NH nước ngoài ở Việt Nam đã làm phong phú thêm các lựa chọn cho khách hàng.
Bảng 2.4: Các thỏa thuận hợp tác của Agribank từ năm 2006 – 2011
Thời gian 2006 – 2011
Ngân hàng đối tác 46
Quốc gia 24
Nội dung hợp tác