INCOTERMS).
Trình tự ưu tiên về tính pháp lý theo thứ tự giảm dần sẽ là: Công ước và Luật quốc tế, Luật quốc gia, Thơng lệ và tập qn quốc tế. Nếu có mâu thuẫn giữa các nguồn luật thì Luật quốc gia sẽ được ưu tiên về tính pháp lý đối với các thông lệ và tập quán quốc tế; Công ước và Luật quốc tế sẽ được ưu tiên về tính pháp lý đối với Luật quốc gia.
Thông lệ và tập quán quốc tế chỉ là những văn bản quy phạm pháp luật tùy ý. Chúng chỉ có hiệu lực khi trong hợp đồng có dẫn chiếu áp dụng rõ ràng và khi đó, chúng trở thành văn bản pháp lý có tính chất bắt buộc thực hiện. Các bên tham gia hợp đồng, có thể loại trừ, bổ sung hay sửa đổi các điều khoản của thông lệ và tập quán quốc tế.
2.2.1.2 Văn bản pháp lý Việt Nam
Trước hết, hoạt động TTQT cũng là một giao dịch kinh tế, thực hiện thông qua các NH nên nó chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật liên quan như: Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Luật các tổ chức tín dụng, Luật ngoại hối…
Trong q trình thực hiện nghiệp vụ TTQT, Agribank khơng chỉ tn thủ theo các quy tắc và thơng lệ quốc tế mà cịn phải phù hợp với pháp luật Việt Nam. Cùng với các văn bản Luật và quy định hướng dẫn về hoạt động ngoại hối và TTQT của Chính phủ và NHNN, tại Agribank, hoạt động TTQT đang được thực hiện thống nhất toàn hệ thống theo các văn bản hiện hành như: Đối với nghiệp vụ thanh tốn séc ngoại tệ thì có Quyết định số 1578/NHNo-QHQT ngày 11/11/2003 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Hoạt động TTQT liên quan đến nghiệp vụ L/C trả chậm thực hiện theo Quyết định số 3056/NHNo- QHQT ngày 10/11/2001 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam…
Từ ngày 05/01/2004, khi NHNN ban hành Quyết định 17/2004/QĐ- NHNN về Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia, Agribank cũng kịp thời ban hành Văn bản số 5085/NHNo-QHQT ngày 20/12/2004 hướng dẫn áp dụng chuyển tiền bằng Swift trong thanh toán biên giới.
Mặc dù đã tham gia hoạt động TTQT từ năm 1995 nhưng phải trải qua một thời gian hoạt động, Agribank mới xây dựng được một loạt quy trình thống nhất về hoạt động TTQT như: Quy định quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam theo Quyết định số 388/QĐ- HĐQT-QHQT ngày 05/09/2005; Quy định về Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam theo Quyết định số 1998/QĐ- NHNo-QHQT ngày 15/12/2005; Quy định về Quy trình nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam theo Quyết định số 2008/NHNo-QHQT ngày 16/12/2005; Quy định về nghiệp vụ thanh toán phục vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ qua biên giới Việt Nam với các nước có chung biên giới trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam theo Quyết định số 677/QĐ-NHNo-
QHQT ngày 09/05/2011… Kèm theo đó là hàng loạt các văn bản bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với quy định và thông lệ hiện hành và văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định các của NHNN như: Văn bản số 906/NHNo-QHQT ngày 24/03/2006 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam V/v Hướng dẫn thực hiện văn bản 497/NHNN-QLNH3 của NHNN Việt Nam.
Ngoài ra, Ban Quan hệ quốc tế hiện đã và đang đề xuất nghiên cứu, thảo luận nhiều dự thảo về hoạt động TTQT như: Quy định quản lý, điều hành hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối (thay thế Quyết định 388/QĐ-HĐQT- QHQT), Quy định về quy trình nghiệp vụ thư tín dụng dự phịng (Dự thảo lần 1), Quy định về nghiệp vụ thanh toán biên mậu, Quy định về thiết lập, duy trì, chấp dứt quan hệ NH đại lý, quan hệ tài khoản NOSTRO, VOSTRO, Quyết định V/v ban hành Quy trình Vay vốn tài trợ XNK (Dự thảo lần 4)…
Bên cạnh đó, các phòng ban nghiệp vụ như Ban Quan hệ quốc tế, phòng Ngân hàng đại lý, Phòng Kinh doanh ngoại tệ, Phòng Kiều hối… cũng thường xuyên cập nhật các thông tin và thay đổi về hoạt động nghiệp vụ đến các CN.
2.2.2 Các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế
Dịch vụ TTQT của Agribank được thiết kế khá đa dạng về sản phẩm, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng
Khách hàng cá nhân:
- Thanh tốn séc nước ngồi, nhờ thu séc nước ngoài.