PHỔ THÔNG
IV.1. Nôi dung các kiến thức bảo vệ môi trường được đưa vào chương trình hoá học 8 như sau:
Nội dung bảo vệ môi trường
Mục tiêu Kiến thức bộ môn 1. bảo vệ không khí
tránh ô nhiễm
- Làm cho học sinh hiểu được nguồn gốc của sự ô nhiễm không khí, từ
đó có ý thức bảo vệ môi trường khí quyển 2. Bảo vệ các nguồn nước trong sạch 3. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn nước ngọt trong đời sống và sản xuất
- Làm cho học sinh hiểu được nguồn gốc của sự ô nhiễm nguồn nước từ đó có ý rthức bảo vệ môi trường thuỷ quyển
Chươngg Hiđro – nước
IV. 2. Phương pháp giáo dục môi trường qua môn hoá học 8 ở trường phổ thông BÀI 1: TÍNH CHẤT CỦA OXI
Giáo viên: Trong bài này ta sẽ nghiên cứu chất có vai trò quan trọng đối với sự sống
của người và các sinh vật là oxi
Mục tiêu: Thông qua phần tính chất hoá học của oxi giúp học sinh hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là do oxi đã oxxi hoá các hợp chất chứa cacbon, lưu huỳnh, nitơ hoặc sự chấy của các chất trong ôxi
2C + O2 t0 2CO C + O2 t0 CO2 S + O2 t0 SO2
4P + 5O2 t0 2P2O5
N2 + O2 2NO (đk: Tia lửa điện) 2NO + O2 2NO2
Tạo ra các chất độc: SO2 , NO, NO2 … ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con người như SO2 , NO2 gây hiện tượng mưa axit; SO2, NO, NO2 gây hiện tượng khói quang hoá.
Từ đó các em ý thức trong mọi hoạt động của mình và biết cách bảo vệ môI trường không khí
Giáo viên: Trong bài này ta sẽ tìm hiểu những ứng dụng quan trọng của ôxi đối với sự sống và sản xuất
Giáo viên: Chia lớp thành 3 – 4 nhóm, yêu cầu học sinh nghiên cứu, tìm tòi tư liệu thông qua báo, tạp chí, sách đồng thời cung cấp thêm tư liệu cho học sinh. Sau đó học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và nêu quan điểm của mình. Giáo viên phát cho các nhóm mẫu phiếu làm việc theo yêu cầu.
Giáo viên nêu câu hỏi, Học sinh thảo luận theo nhóm, cử đại diện ghi kết quả và phát biểu ý kiến
Mẫu ghi kết quả:
Chất Vai trò Yếu tố ảnh hưởng Biện pháp khắc phục Ôxi Đáp án: Chất Vai trò Yếu tố ảnh hưởng Biện pháp khắc phục Ôxi Duy trì sự sống của con người và động vật trên trái đất:
+ oxi cần cho sự hô hấp để oxi hoá các hợp chất trong cơ thê giải phón năng lượng cần thiết cho sự sống. + oxi cần cho sự đốt nhiên liệu Khi đốt cháy hợp chất hữu cơ, hợp chất chứa S, khi có tia lửa điện phản ứng với N2 -> NOx, SO2 … có hại đến con người và môi trường. - Xử lý chất thải trước khi đưa vào môitrường
- Hạn chế việc đốt cháy chất hữu cơ, vô cơ.
- Giáo dục tuyên truyền ý thức công dân (Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây, bảo vệ rừng; tiết kiệm nhiên liệu…)
BÀI 3: KHÔNG KHÍ, SỰ CHÁY
Giáo viên: Trong bài này ta sẽ tìm hiểu thành phần của không khí gồm những chất nào? Biện pháp bảo vệ không khí trong lành và tránh ô nhiễm.
Giáo viên: Chia lớp thành 3 – 4 nhóm, yêu cầu học sinh nghiên cứu, tìm tòi thông tin, nghiên cứu thí nghiệm thảo luận các nội dung:
1. Không khí là đơn chất, hợp chất hay hỗn hợp – Tại sao? 2. Không khí có thành phần như thế nào ?
3. Biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm? 4. oonhiêmc không khí có tác hại gì?
Học sinh thảo luận theo nhóm, cử đại diện phát biểu ý kiến 1. Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí.
2. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí nit[, 21% khí oxi, 1% các khí khác (Khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm ..)
3. Mỗi người phải có nhiệm vụ góp phần giữ cho không khí trong lành, băng cách:
+ Xử lý khí thải của các nhà máy, lò đốt, các phương tiện giao thông … + Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh.
+ Tuyên truyền giáo dục làm cho mọi người nhận thức được sự quan trọng, tính cần thiết phải có môi trường không khí trong lành.
4. ô nhiễm không khí có nhiều tác động tiêu cực đến con người:
+ Tác động về sức khoẻ: (Có thể là cấp tính hoặc mãn tính) như: Hô hấp, mắt, họng, xoang, thần kinh, phổi, khí quản, ung thư.
+ Tác động đén khí hậu: gây nên những biến đổi khí hậu hết sức nghiêm trọng tạo ra nhiều nguy cơ khó lường hết.
BÀI 4: NƯỚC
Giáo viên cho học sinh tìm hiểu tính chất lý, hoá học của nước; vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước.
+ Thông qua phần tính chất vật lý của nước ( hoà tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí) -> Học sinh thấy được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước là do chất thải
( nước thải, khí thải, rác thải) hoà tan trong nước. Thấy cô cần giáo dục cho học sinh không vứt rác bừa bãi, không đổ rác thải ở cạnh các nguồn nước.
+ Thông qua tìm hiểu những vai trò quan trọng của nước trong đời sống và sản xuất -> Học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên nước ( Không vứt rác thải xuống ao, hồ, kênh, rạch, sông; phải sử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho nước thải chảy vào hồ, sông, biển. Cách khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước ngọt ( sử dụng tiết kiệm nước ngọt)
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠMI. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU THỰC NGHIỆM. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU THỰC NGHIỆM.
Trên cơ sở những nội dung đã đề xuất tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm giải quyết những vấn đề sau:
- Bước đầu thực hiện đưa một số nội dung giáo dục hoá học môi trường vào một số bài giảng háo học 8 ở trường THCS nhằm giúp cho học sinh có những hiểu biết cơ bản về hoá học môi trường, về ảnh hưởng của hoá học đối với môi trường, sức khoẻ của con người và có ý thức bảo vệ môi trường.
- Bước đầu tổ chức một số hoạt động ngoại khoá (nói chuyện ngoại khoá, tổ chức triển lãm tranh ảnh về hoá học môi trường ...) Nhằm tăng cường hứng thú học của học sinh đối với môn hoá học, kích thích ý thức tìm tòi sáng tạo của học sinh.