Phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu Tiếp tục nghiên cứu bào chế vi hạt cefuroxim axetil ứng dụng cho cốm pha hỗn dịch uống (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2. Phương pháp đánh giá

2.3.2.1. Phương pháp đánh giá một số đặc tính của nguyên liệu CFA

Kích thước: xác định kích thước tiểu phân bằng kính hiển vi quang học, vật kính

có chia vạch, độ chia nhỏ nhất là 10 μm. Phân tán CFA với dầu paraffin. Chụp lại hình ảnh qua kính hiển vi và tiến hành đo ngẫu nhiên 100 tiểu phân để xác định kích thước.

Hình dạng tiểu phân: xác định bằng kính hiển vi quang học.

Độ đắng

Theo Dược điển châu Âu, độ đắng của một chất có giá trị bằng số mL nước cất lớn nhất dùng để hịa tan 1 g chất đó thành dung dịch cịn có vị đắng. Quinin có độ đắng là 200000, là một chất rất đắng, vì thế người ta chọn chất này làm chất chuẩn để thử độ đắng cho các chất khác [21].

Cách tiến hành: cần 6 tình nguyện viên để xác định độ đắng của dược chất.

Tìm hệ số hiệu chỉnh cá nhân: để khắc phục sự khác nhau về cảm nhận vị đắng

giữa các tình nguyện viên, cần xác định một hệ số hiệu chỉnh cho từng tình nguyện viên. Cân chính xác một lượng 0,01 g quinin hydroclorid hòa tan trong 1000 mL nước cất thu được dung dịch A. Lấy 4,2; 4,4; 4,6; 4,8; 5,0; 5,2; 5,4; 5,6; 5,8 mL dung dịch A cho vào các bình định mức 10 mL, bổ sung nước cất vừa đủ được các dung dịch thử. Cho lần lượt 10 mL các dung dịch thử có nồng độ từ thấp đến cao vào giữa lưỡi của tình nguyện viên, ngậm trong 30 giây sau đó nhổ ra và ghi lại cảm nhận về vị đắng (đắng hoặc không đắng). Sau mỗi lần thử, súc miệng sạch và chờ 10 phút để thử dung dịch tiếp theo [14], [21].

Hệ số hiệu chỉnh cho mỗi tình nguyện viên được tính theo cơng thức: K= n 5

Trong đó: K là hệ số hiệu chỉnh cá nhân; n là số mL dung dịch A nhỏ nhất dùng để pha dung dịch thử có vị đắng.

Xác định độ đắng của dược chất CFA: Cân chính xác khoảng 0,1 g CFA, hịa tan

trong 1000 mL nước cất thu được dung dịch B. Lấy 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 mL dung dịch B cho vào bình định mức 10 mL, thêm nước cất vừa đủ được các dung dịch thử. Cho lần lượt 10 mL các dung dịch thử có nồng độ từ thấp đến cao vào giữa lưỡi của tình nguyện viên, ngậm trong 30 giây sau đó nhổ ra và ghi lại cảm nhận về vị đắng (đắng hoặc không đắng). Sau mỗi lần thử, súc miệng sạch và chờ 10 phút để thử dung dịch tiếp theo [14], [21].

Độ đắng của dược chất được tính theo cơng thức: B = 100000 x K

X

Trong đó: B là độ đắng của dược chất; K là hệ số hiệu chỉnh cá nhân; X là số mL dung dịch B nhỏ nhất dùng để pha dung dịch thử có vị đắng.

Từ độ đắng của nguyên liệu, chúng ta sẽ tính được nồng độ nhỏ nhất mà ở đó CFA cịn có vị đắng, nồng độ này được gọi là ngưỡng đắng.

Độ hòa tan: như mô tả ở mục 2.3.2.2.

Nồng độ CFA sau phân tán: như mô tả ở mục 2.3.2.2.

2.3.2.2. Phương pháp đánh giá một số đặc tính của vi hạt và cốm pha hỗn dịch cefuroxim axetil

Phương pháp định lượng CFA trong vi hạt và cốm pha hỗn dịch cefuroxim axetil

Tiến hành định lượng CFA trong dạng bào chế bằng phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại đã được xây dựng và thẩm định theo tài liệu tham khảo [10]. Trong nghiên cứu này, các chỉ tiêu về tính đặc hiệu, độ đúng, độ lặp lại, độ chính xác trung gian sẽ khơng tiến hành thẩm định lại, chỉ thẩm định lại tính tuyến tính.

Tính tuyến tính

Pha dãy dung dịch từ dược chất CFA có nồng độ lần lượt chính xác khoảng 1,2; 3,6; 6; 9; 12; 15;18 µg/mL trong mơi trường đệm pH 1,2; 4,5; 7,0. Đo độ hấp thụ của các dung dịch này ở bước sóng 281 nm; mẫu trắng là môi trường đệm pH 1,2; 4,5; 7,0. Xây dựng mơ hình tuyến tính biểu diễn mối tương quan giữa độ hấp thụ (A) và nồng độ dung dịch (C). Mơ hình tuyến tính được coi là phù hợp nếu hệ số tương quan (r2) lớn hơn hoặc bằng 0,996.

Phương pháp định lượng CFA

Mẫu thử: cân chính xác một lượng chế phẩm tương đương khoảng 150,0 mg CFA

cho vào bình định mức 25 mL. Thêm khoảng 20 mL MeOH vào bình, siêu âm trong 30 phút. Bổ sung MeOH vừa đủ đến vạch, lắc đều thu được hỗn hợp A. Hút chính xác 1,0 mL hỗn hợp A vào bình định mức 50 mL, bổ sung đệm vừa đủ đến vạch, lắc đều thu được hỗn hợp B. Hút chính xác 5 mL hỗn hợp B vào bình định mức 50 mL, bổ sung đệm đến vạch, lắc đều. Lọc hỗn hợp qua màng lọc 0,45 µm, bỏ 10 - 20 mL dịch lọc đầu thu được mẫu thử.

Mẫu chuẩn: cân chính xác khoảng 150,0 mg CFA cho vào bình định mức 25 mL,

làm tương tự mẫu thử.

Mẫu trắng: dung dịch pH 1,2; pH 4,5; pH 7,0.

Đo mật độ quang của mẫu thử và mẫu chuẩn ở bước sóng 281 nm. Hàm lượng CFA trong vi hạt được tính theo cơng thức:

HL = At×mc×Dt

Ac×mt×Dc .100(%)

Trong đó: HL là hàm lượng CFA trong vi hạt (%); At, Ac lần lượt là mật độ quang

của mẫu thử và mẫu chuẩn; mc, mt lần lượt là khối lượng CFA trong mẫu chuẩn và khối lượng CFA trong mẫu thử (mg); Dc, Dt lần lượt là độ pha loãng của mẫu chuẩn và mẫu thử [10].

Phương pháp đánh giá nồng độ CFA sau khi phân tán của vi hạt/cốm pha hỗn dịch

Chuẩn bị các mẫu sau:

Mẫu thử: lấy một lượng vi hạt/cốm pha hỗn dịch tương đương với 150,0 mg CFA

cho vào cốc có mỏ, thêm 10 mL MTPT (nước tinh khiết) và khuấy trong 1 phút ở nhiệt độ phịng, lọc qua màng lọc 0,45 µm và pha lỗng dịch lọc bằng đệm phosphat pH 7,0 đến nồng độ thích hợp (trong khoảng tuyến tính).

Mẫu chuẩn: thực hiện giống phần định lượng. Mẫu trắng: dung dịch đệm phosphat pH 7,0.

Đo mật độ quang của mẫu thử và mẫu chuẩn ở bước sóng 281 nm. Nồng độ CFA sau khi phân tán được tính theo cơng thức: E = At×Cc×Dt

Ac (µg/mL) Trong đó: E là nồng độ CFA sau khi phân tán (µg/mL); At, Ac lần lượt là mật độ quang của mẫu thử và mẫu chuẩn; Cc là nồng độ CFA trong mẫu chuẩn (µg/mL); Dt là độ pha loãng của mẫu thử.

Nếu nồng độ CFA sau khi phân tán nhỏ hơn ngưỡng đắng thì mẫu đó được coi là có khả năng che vị hồn tồn.

Phương pháp đánh giá độ hòa tan của vi hạt/cốm pha hỗn dịch

Đánh giá độ hòa tan

Phương pháp đánh giá ĐHT của vi hạt/cốm pha hỗn dịch được tham khảo từ chuyên luận “Cefuroxime axetil for oral suspension” của USP 43 và chuyên luận “Bột pha hỗn dịch cefuroxim” của Dược điển Việt Nam V (DĐVN V) với các thông số kỹ thuật [4], [43]:

- Thiết bị hòa tan kiểu cánh khuấy, tốc độ khuấy: 50 vịng/phút.

- Mơi trường thử hịa tan: dung dịch pH 1,2; 4,5; 7,0 (mơi trường pH 1,2 và pH 4,5 là môi trường được bổ sung thêm so với USP 43 và DĐVN V).

- Thể tích mơi trường thử hịa tan: 900 mL. - Nhiệt độ: 37 ± 0,5 oC.

- Thời điểm lấy mẫu: lấy mẫu tại các thời điểm 5 phút; 10 phút; 15 phút; 20 phút; 30 phút; 45 phút; 60 phút (thời điểm lấy mẫu 5 phút; 10 phút; 15 phút; 20 phút; 45 phút; 60 phút là thời điểm được bổ sung thêm so với USP 43 và DĐVN V).

Tiến hành: cân một lượng vi hạt/cốm pha hỗn dịch chứa chính xác khoảng 150,0

mg CFA vào 10 mL MTPT (nước tinh khiết), khuấy đều trong 1 phút, sau đó cho vào cốc thử hịa tan chứa 850 mL mơi trường đã được điều nhiệt, tráng rửa cốc bằng 50 mL mơi trường thử hịa tan. Vận hành thiết bị với các thông số đã nêu, lấy mẫu ở các thời điểm đã định, mỗi lần hút chính xác 10 mL mơi trường thử hịa tan, pha lỗng đến nồng độ thích hợp (trong khoảng tuyến tính), lọc và đo độ hấp thụ ở bước sóng 281 nm, mẫu

trắng là dung mơi thử hịa tan, tính lượng dược chất đã hịa tan tại mỗi thời điểm bằng phương pháp so sánh điểm với mẫu chuẩn (được thực hiện theo phương pháp được trình bày ở mục định lượng). Sau mỗi lần lấy mẫu, bổ sung lại 10 mL mơi trường hịa tan vào cốc.

Yêu cầu ĐHT theo tiêu chuẩn của USP 43 và DĐVN V: không nhỏ hơn 60% lượng cefuroxim được hòa tan sau 30 phút ở pH 7,0.

Nồng độ CFA ở lần hút thứ n: Cn= CcìAt

Ac ìfn+Vìni=1Ci-1

V0 (àg/mL)

T l CFA gii phúng thời điểm thứ n: Qn= Cn×V0

mcân×HL x 100 (%)

Trong đó: Cn là nồng độ CFA ở lần hút thứ n; Cc là nồng độ dung dịch CFA chuẩn (µg/mL); At , Ac lần lượt là mật độ quang của mẫu thử và mẫu chuẩn; fn là hệ số pha lỗng; V là thể tích lấy ra ở mỗi thời điểm lấy mẫu (10 mL); V0 là thể tích mơi trường thử hòa tan (910 mL); Qn là tỷ lệ CFA giải phóng ở thời điểm thứ n; mcân là khối lượng vi hạt/cốm đem thử hòa tan (g); HL là hàm lượng CFA trong vi hạt/cốm.

Đánh giá sự tương đồng của hai đồ thị hòa tan

Sự tương đồng của 2 đồ thị hòa tan được đánh giá thông qua hệ số tương đồng f2 (similarity factor) theo công thức:

f2= 50.log{[1+1

n∑ (Ri-Ti)n 2

i=1 ]-0,5.100}

Trong đó: n: số thời điểm lấy mẫu so sánh, Ri và Ti: độ hồ tan trung bình của chế phẩm đối chiếu và chế phẩm thử tại thời điểm thứ i (%).

Giá trị f2 trong khoảng 0 - 100, f2 ≥ 50 thì hai đồ thị hịa tan được coi là tương đồng. Xác định f2 với ít nhất 3 điểm lấy mẫu (khơng bao gồm điểm không). Điểm lấy mẫu được phân bố đều trong khoảng thời gian khảo sát, hạn chế để khơng có nhiều hơn một điểm lấy mẫu sau thời điểm 85% lượng dược chất đã hịa tan [15], [22].

Tính chất: đánh giá bằng cảm quan.

Độ ẩm: xác định bằng phương pháp mất khối lượng do làm khô trên cân xác định

độ ẩm nhanh OHAUS. Nghiền nhanh vi hạt/cốm pha hỗn dịch thành bột mịn trước khi thử, thử với khối lượng bột mịn khoảng 1,0 g, nhiệt độ sấy: 105 – 110 oC, thời gian: tự động.

Độ trơn chảy: chỉ số Carr (CI) biểu thị cho khả năng trơn chảy của vi hạt/cốm,

được tính theo cơng thức [1]:

CI = Vthơ - Vgõ

Vthơ × 100 (%)

Bảng 2.5. Tương quan giữa chỉ số Carr và độ trơn chảy [1]

Chỉ số Carr (%) Phân loại độ trơn chảy

<10 Rất tốt 11-15 Tốt 16-20 Khá 21-25 Trung bình 26-31 Kém 32-37 Rất kém >38 Rất, rất kém

pH: lấy một lượng cốm pha hỗn dịch tương đương với 150,0 mg CFA cho vào cốc

có mỏ, thêm 10 mL nước tinh khiết và khuấy trong 1 phút ở nhiệt độ phòng. Đo pH của hỗn dịch tạo được.

Phổ IR

Các tương tác (nếu có) giữa các thành phần được đánh giá bằng cách so sánh dữ liệu phổ hồng ngoại (IR) của hỗn hợp vật lý (HHVL) và HPTR tạo bởi các thành phần được nghiên cứu. Nghiền khoảng 1 – 2 mg mẫu với KBr, khi được hỗn hợp đồng nhất đem dập thành viên nén có đường kính 10 – 15 mm, lực dập 800MPa. Tiến hành quét phổ với viên nén thu được. Phổ IR của các HHVL và HPTR được đo trong vùng số sóng 4000 – 400 cm-1.

Một phần của tài liệu Tiếp tục nghiên cứu bào chế vi hạt cefuroxim axetil ứng dụng cho cốm pha hỗn dịch uống (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)